1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề lí luận chung về không gian nghệ thuật trong văn học

23 2,4K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 97,5 KB

Nội dung

Không gian nghệ thuật trong văn học LÍ LUẬN CHUNG VỀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC Vũ Minh Đức - k48 ĐHSP Ngữ Văn “Nếu hiểu thơ ca là sự cảm nhận thế giới và con người thì thời gian, không gian chính là hình thức để con người cảm nhận thế giới và con người” (Trần Đình Sử). Mọi sự vật, hiện tượng đều được gắn với hệ tọa độ không - thời gian xác định, nên những cảm nhận của con người về thế giới đều bắt đầu từ sự đổi thay của không gian, thời gian. Và từ sự đổi thay của không gian - thời gian, con người nhận ra sự đổi thay trong chính mình. Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính trong cuốn Thi pháp ca dao thì: “thời gian và không gian là những mặt của hiện thực khách quan được phản ánh trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật một mặt thuộc phương diện đề tài, mặt khác thể hiện nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức tác phẩm của từng tác giả, từng thể loại, từng hệ thống nghệ thuật” [6.tr.287]. 1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật 1.1.1. Khái niệm không gian Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê đã cắt nghĩa, lí giải về không gian như sau: “Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xung quanh đời sống con người” [16.tr.633]. Như vậy, không gian chính là môi trường chúng ta đang sống với sự tồn tại của các sự vật. Không gian chính là hình thức tồn tại của vật chất với những thuộc tính như cùng tồn tại và tách biệt, có chiều kích và kết cấu. 1.1.2. Khái niệm không gian nghệ thuật Để hiểu được khái niệm không gian nghệ thuật một cách cơ bản và khái quát nhất, tôi xin được viện dẫn cách hiểu của Lê Bá Hán trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [4.tr.162]. Trần Đình Sử lí giải thêm: “không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật” [21.tr.88].Ông còn khẳng định một cách hết sức chắc chắn: “không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có một nhân vật nào không nào không có một nền cảnh nào đó”, và “không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống” [21.tr.88 - 89]. Như vậy, không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, “mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật”. Và sự miêu tả, trần thuật bên trong tác phẩm văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, ta xác định được vị trí của chủ thể trong không - thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định. Căn cứ vào điểm nhìn mà xác định được vị trí của chủ thể trong không - thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, khoảng cách nhìn, ở đặc điểm của khách thể được nhìn. Điểm nhìn không gian được thể hiện qua các từ chỉ phương vị (phương hướng, vị trí), để tạo thành “viễn cảnh nghệ thuật”. Tóm lại, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Không gian nghệ không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy những quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật. Vì vậy không thể tách hình tượng ra khỏi không gian mà nó tồn tại. 1.2. Đặc điểm của không gian nghệ thuật 1.2.1. Không gian nghệ thuật thống nhất nhưng không đồng nhất với không gian khách thể. Bản thân không gian vật chất tồn tại khách quan, nghĩa là sự tồn tại của nó không phụ thuộc vào ý thức của con người, mà không gian vật chất chỉ trở thành không gian nghệ thuật khi được tác giả cảm nhận về nó và qua đó thể hiện cách cảm cách nghĩ của nhà văn về thế giới, là một quan niệm nhân sinh, một thái độ sống trước cuộc đời: Em đi để lại tiếng cười Tim tôi vỡ một khoảng trời pha lê Trăng vàng đêm ấy bờ đê Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may (Lời thề Cỏ may- Phạm Công Trứ) Thật vậy, đêm trăng chỉ là đêm trăng sáng vằng vặc hay hao khuyết như bản thân nó tồn tại không một chút cảm xúc, tâm trạng nếu không được “thẩm thấu” qua tâm hồn tác giả, không mang suy nghĩ chủ quan của người nghệ sĩ. Nhà thơ Phạm Công Trứ hồi tưởng lại không gian đêm trăng ở bờ đê mà nuối tiếc cho tình yêu không thành. 1.2.2. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có một ranh giới phân biệt với không gian vật chất bên ngoài, nhưng không dễ thấy như cái khung của một bức tranh, cái sân khấu của một vở diễn. Mà có lẽ ranh giới ấy chỉ mờ nhạt mong manh như “sợi tóc” (chữ của Thạch Lam), một làn khói mơ hồ, giống như cái sân khấu của chèo sân đình không gian chiếu chèo và thế giới bên ngoài dường như không có khoảng cách mà đôi khi lại hoà làm một. Như không gian đồng quê và không gian phố thị đan quyện vào nhau qua nỗi nhớ của Hồ Huy Sơn trong bài thơ Ở Hà Nội nghe hát dân ca: Tháng Ba Hà Nội Những nàng Bân không còn cặm cụi đan áo Tôi lúi húi nơi góc giường tự sưởi ấm mình bằng nỗi nhớ quê Bắt gặp cánh cò kiếm ăn về mệt mỏi Mùa hanh - bàn chân mẹ nẻ toác… Kí ức trải dài khiến lòng tôi thăn thắt Nỗi nhớ không thể ngồi yên một chỗ Tôi với tay lấy chiếc phone và gắn vào tai Điệu dân ca loang chảy Tôi chuếnh choáng Giật mình Những bản nhạc Pop, Rock không thể che đậy tôi. (Ngày lạ - Hồ Huy Sơn) [17.tr.23] Không gian ấy có thể được mở rộng bao la hay thu hẹp chật chội tuỳ theo cái nhìn nghệ thuật của tác giả : Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu (Tràng giang- Huy Cận) Từ một không gian điểm, nơi mà nhân vật trữ tình đang đứng giữa bao la vũ trụ được mở rộng ra thành không gian ba chiều. Đối lập với cái tôi nhỏ bé thì không gian lại càng trở nên rộng lớn đến không cùng: Trạch đắc long xà địa khả cư Dã tình chung nhật lạc vô dư Hữu thời trực thượng cô phong đỉnh Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư (Ngôn hoài- Không Lộ thiền sư) Không gian nghệ thuật là một hình tượng nghệ thuật sinh động chứ không khô cứng. Nó không đơn giản chỉ là cảm nhận bằng tư duy tỉnh táo mà nó còn được cảm nhận bằng óc chủ quan, bằng cảm xúc, bằng tâm trạng của nhà văn: Anh là tháp Bay-on bốn mặt Giấu đi ba còn lại đấy là anh Chỉ mặt đó mà nghìn trò cười khóc Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn mình (Tháp Bay-on- Chế Lan Viên) Có người nhìn tháp Bay- on chỉ thấy đó là ngọn tháp, một công trình kiến trúc nhưng bằng giác quan căng mở với sự cảm nhận vi tế của thi sĩ, Chế Lan Viên đã thấy ở đó là cả một không gian mang tâm trạng buồn đau, bế tắc. Tác giả thấy ở đất nước Chiêm Thành, hình ảnh của những tháp Chàm đổ nát, mỗi một mặt lại mang những tâm trạng, cảm xúc khác nhau và nhà thơ thấy mình trong đó. Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại, trái đất nứt làm đôi vết nứt đi qua trái tim người nghệ sĩ và khi đến với bạn đọc thì đã dính máu. Do cảm nhận bằng tâm trạng nên không gian trong thơ có cách biểu hiện riêng không giống với không gian vật chất bên ngoài. Trong tác phẩm văn học có nhiều không gian được tổ chức như vậy: Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn hay : Trong cánh cửa đã đành phận thiếp Ngoài chân mây há kiếp chàng vay (Chinh phụ ngâm- Đoàn Thị Điểm) Không gian trong văn học chia thành những ranh giới giá trị thể hiện quan niệm về trật tự thế giới và sự lựa chọn của con người. Đó là sự tách biệt về ranh giới của không gian, giữa không gian bên trong và không gian bên ngoài, giữa ranh giới bất biến và khả biến: Người giai nhân: bến đợi dưới cây già Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt (Lời kĩ nữ - Xuân Diệu) Nó có thể là sự phân chia giữa cuộc sống bên ngoài theo đúng nghĩa của nó và “địa ngục trần gian” như trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Hình ảnh lỗ vuông ô cửa sổ trong tác phẩm chính là ranh giới phân biệt thành hai không gian đối lập nhau hoàn toàn. Trong cảm nhận của Mị: “Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng” [10.tr.92], là hình ảnh của ngục thất tinh thần, địa ngục chốn trần gian đã cầm cố tuổi xuân của cuộc đời người con gái bản cao. Chúng ta cũng dễ dàng nhận diện được kiểu không gian này trong các truyện ngắn của M.Gorki. Đó là không gian tầng hầm, là không gian của những con người chân đất, nó luôn là không gian chật chội, tù túng và ẩm thấp như chính cuộc sống của những con người “khốn nạn” này nằm trong sự đối lập với không gian rộng lớn, bao la ngoài xã hội, như các truyện: Vợ chồng Ốrlov, Hai mươi sáu và một… 1.2.3. Không gian nghệ thuật mang tính ước lệ, mang ý nghĩa cảm xúc: Thảo nào khi mới chôn nhau Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra Khóc vì nỗi thiết tha sự thế Ai bày trò bãi bể nương dâu (Cung oán ngâm khúc- Nguyễn Gia Thiều) Không gian của “bãi bể nương dâu” luôn gợi tới sự trôi chảy của thời gian, sự đổi thay của không gian của kiếp người: Thương hải biến vi tang hải Tang điền biến vi thương hải Nghĩa là: chỗ kia, xưa là biển khơi nay đã thành nương dâu xanh tốt hay chỗ là nương dâu ngày trước thì nay đã biến thành biển cả. Vì thế, không gian bãi bể, nương dâu luôn được chọn làm nền cảnh cho các cuộc chia li, nó dự báo trước sự biến đổi lớn lao trong đời người. Chẳng thế mà : Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai (Chinh phụ ngâm- Đoàn Thị Điểm) Không gian trong văn học được biểu hiện bằng không gian điểm mang tính ước lệ tượng trưng: Ôlimpơ, Tây Trúc, Thiên đình, thượng giới, làng quê, trong nhà, ngoài vườn, bến sông, tha hương, thành phố, biển khơi… Ví thử mỗi khi nhắc đến nỗi nhớ quê hương của khách lữ thứ, người ta lại mượn không gian sông nước mênh mông với làn khói lam chiều: Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu (Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai) ( Hoàng Hạc lâu - Thôi Hiệu) Cũng như cứ nhắc đến quê hương là người ta lại nhắc tới hai từ “hương quan”. Nghĩa ban đầu của hai từ này là để chỉ cánh cửa và chiếc then cài, bởi ngày xưa mỗi làng thường có cổng làng, nó như là biểu tượng của làng quê. Không gian biểu thị bằng các từ chỉ không gian vốn đã mã hoá sẵn trong đời sống, như: trên cao, dưới thấp, nghiêng. Về tính chất thì có thể là: rộng - hẹp, dài - ngắn, phóng khoáng…: Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu (Tràng giang - Huy Cận) Không gian nghệ thuật trong văn học mang tính tượng trưng và mang tính quan niệm. Tính quan niệm này xuất phát từ nguyên tắc mô phỏng thiên nhiên trong hội hoạ, đó là luật thấu thị - nhìn sự vật theo tỉ lệ xa gần, sáng tối trong hội hoạ phương Tây. Vì thế trong văn học cổ, con người nhìn không gian theo cách hiểu chứ không theo cái nhìn thấy. Ví dụ như trong tranh đời Đường, nhân vật quan trọng thì vẽ to, nhân vật phụ thì vẽ nhỏ. Chính khoảng cách xa - gần trong cách nhìn cũng góp phần thể hiện quan niệm, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Hình tượng chiếc thuyền ngoài xa trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Minh Châu được khám phá dần cũng theo khoảng cách xa gần. Ban đầu khi chiếc thuyền ở ngoài xa thì người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng nhìn thấy đó là cảnh tượng đẹp, thơ mộng giống như một bức tranh cổ, một “cảnh đắt”. Nhưng Nguyễn Minh Châu đã thật sâu sắc, ông kéo con thuyền nghệ thuật lại gần hơn để tìm hiểu. Cảnh tượng diễn ra khi chiếc thuyền không còn ở ngoài xa nữa thật đối lập với cảnh tượng ban đầu, thì ra đằng sau vẻ đẹp ấy lại là hiện thực cuộc sống đầy cay đắng của con người, là những “vết xước trong tâm hồn con người”. Tất cả các cặp đối lập không gian trong thế giới đều hàm chứa nội dung tư tưởng- đạo đức. Ví dụ: cao - thấp, khép kín - mở ra, trái - phải, trước - sau, thẳng - cong, chật - rộng… Những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng thường hay sử dụng trong văn học, như: con đường, ngã ba, ga tàu, rừng quan san, bến sông… là những hình ảnh gợi lên sự chia li: Đưa người ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng [...]... đại trong không gian nghệ thuật Không gian nghệ thuật trong văn học dân gian mang đậm màu sắc tôn giáo huyền bí với mô hình không gian ba giới, ba tầng, ba cõi Đến văn học Trung đại, không gian nghệ thuật mang tính rộng lớn bất biến của kiểu không gian vũ trụ, sau đó không gian được trở về gần hơn với cuộc sống của con người, đó là kiểu không gian trần tục hóa, không gian thế tục hóa Chỉ đến văn học. .. cách nhân vật, tư tưởng chủ đề của tác phẩm Không gian nghệ thuật là một phạm trù quan trọng của thi pháp học, là phương tiện chiếm lĩnh đời sống, là mô hình nghệ thuật về cuộc sống Không gian nghệ thuật góp phần thể hiện quan điểm nghệ thuật của mỗi nhà văn Không gian nghệ thuật luôn có sự biến đổi theo dòng chảy văn học Ở mỗi thời kì, giai đoạn văn học, không gian nghệ thuật mang những đặc trưng riêng... thức không gian nghệ thuật trong văn học Như ở trên đã trình bày, bao phủ lên không gian nghệ thuật là quan niệm của nhà văn Điều đó mới làm không gian vật chất trở thành không gian nghệ thuật Mà quan điểm của nhà văn lại luôn biến đổi theo thời đại, giống như nước triều dâng nó mang đi những gì là cũ, và sau mỗi lần trở về lại làm cho bờ cát thêm mới Vì vậy mà việc tổ chức không gian nghệ thuật trong. .. như không (Thương vợ - Tú Xương) Có thể nói, Tú Xương với những vần thơ của ông đã “đánh dấu sự phai nhạt của không gian nghệ thuật truyền thống, mở ra không gian sinh hoạt đời thường, đô thị” [20.tr.224] 1.3.3 Không gian trong văn học hiện đại Do sự đổi thay trong quan niệm về xã hội, cá nhân, hoạt động của con người mà không gian nghệ thuật trong văn học đã thay đổi Bên cạnh việc kế thừa các kiểu không. .. thừa các kiểu không gian nghệ thuật trên, ở giai đoạn này, không gian nghệ thuật đa dạng và phong phú hơn Với đại biểu cuối cùng của thời kì văn học trung đại, ông đã kéo không gian nghệ thuật lại gần với cuộc sống của con người hơn Và đến các tác giả văn học hiện đại, không gian nghệ thuật mang tính khái quát cao, phạm vi phản ánh rộng lớn Đó là toàn bộ đời sống xã hội - không gian của con người phải... gian và địa ngục với thần linh, người, ma quỷ Ở đó, con người có thể tự do đi lại trong ba cõi mà ít gặp sự trở ngại nào (nếu như không muốn nói là không hề có sự trở ngại) Đó chính là tính chất tôn giáo của không gian nghệ thuật trong văn học dân gian Tuy nhiên ở mỗi thể loại khác nhau, thì không gian nghệ thuật lại có những nét khác biệt so vớí thể loại khác Cụ thể: Không gian thần thoại: Không gian. .. thuật trong văn học viết trung đại Trung đại là một phạm trù văn học lớn, sự đa dạng của không gian nghệ thuật trong các thể loại với các tác giả khác nhau Song về mặt tư tưởng - thế giới quan của các tác gia trung đại lại tương đối thống nhất Cho nên, không gian nghệ thuật cũng có tính thống nhất Nền văn học Trung Quốc và Việt Nam do chịu ảnh hưởng từ những học thuyết Nho, Phật, Đạo nên có chung một... mối quan hệ khác nhau mà không gian được mở rộng, đa dạng Có khi là không gian của những căn phòng nhỏ hay những toà nhà rộng lớn, có khi là không gian của một khu rừng và rộng lớn hơn là không gian của chiến trường, tất cả những không gian đó chính là không gian của nước Nga đương thời Tiểu kết: Tóm lại, không gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính... loại 1.3.1 Không gian nghệ thuật trong văn học dân gian Những tác phẩm văn học dân gian là những suy nghĩ hồn nhiên, là tình cảm chân thật của những con người lao động hàng ngày Bởi thế cái nhìn mang tính quan niệm của họ cũng rất đơn giản, ít phức tạp hơn so với các giai đoạn sau - khi tư duy con người đã phát triển ở mức cao Đặc điểm chung của không gian văn học trong những sáng tác dân gian là mô... (Tiếng hát đi đày - Tố Hữu) Không gian nghệ thuật mang tính cá nhân, văn học trong thời đại này đã đi sâu phản ánh cuộc sống, số phận của từng cá nhân, trong mối quan hệ hữu cơ với cuộc sống nhân dân Vì vậy không gian văn học mang đậm dấu ấn cá nhân Đến với các tác giả Thơ mới, chúng ta được đắm chìm trong những không gian cá nhân nhỏ hẹp, quẩn quanh bế tắc Với Xuân Diệu thì không gian luôn gắn với tình . Không gian nghệ thuật trong văn học LÍ LUẬN CHUNG VỀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC Vũ Minh Đức - k48 ĐHSP Ngữ Văn “Nếu hiểu thơ ca là sự cảm nhận thế giới và con người thì thời gian, không. thức không gian nghệ thuật trong văn học Như ở trên đã trình bày, bao phủ lên không gian nghệ thuật là quan niệm của nhà văn. Điều đó mới làm không gian vật chất trở thành không gian nghệ thuật. . động. 1.3.2. Không gian nghệ thuật trong văn học viết trung đại Trung đại là một phạm trù văn học lớn, sự đa dạng của không gian nghệ thuật trong các thể loại với các tác giả khác nhau. Song về mặt

Ngày đăng: 01/08/2014, 23:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w