1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn chất thơ và điểm nhìn trần thuật của hồ dzếnh

37 601 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 192,5 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Trong trần thuật học hiện nay, người đọc không còn quá chú trọng đến cách xây dựng nhân vật, cách nhà văn giải quyết các biến cố trong truyện mà người ta quan tâm nhiều hơn đến việc nhà văn nói gì và nói như thế nào? Bởi vậy mà nghệ thuật kể chuyện được nhiều nhà phê bình tập trung nghiên cứu và trở thành một con đường để độc giả đi tìm ý nghĩa nội dung tư tưởng mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm. Nhìn chung, nghệ thuật kể chuyện là một khái niệm rất rộng, bao gồm tất cả các phương tiện mà người nghệ sĩ sử dụng để viết lên tác phẩm như người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu, Truyện ngắn là một thể loại thuộc phương thức trần thuật. Về phương diện nội dung, nó được xem là một lát cắt ngang của cuộc sống. Với dung lượng nhỏ, thể loại này là sự kết tinh cao nhất của ngôn từ. Bởi nhà văn khi viết vừa phải đáp ứng được yêu cầu về dung lượng mà vẫn phải tái hiện cuộc sống một cách chân thực, khách quan đồng thời biểu hiện được những suy nghĩ chủ quan của mình. Có thể khẳng định rằng truyện ngắn là sự kết tinh cao nhất của nghệ thuật văn xuôi. Một truyện ngắn thành công không thể thiếu sự nỗ lực, cố gắng của nhà văn trong nghệ thuật kể chuyện. Cách kể chuyện trong truyện ngắn cũng khó hơn, phức tạp hơn nhiều so với tiểu thuyết bởi tính cô đọng, súc tích mà thể loại này yêu cầu. 1 Trong văn đàn văn học Việt Nam, cái tên Hồ Dzếnh xuất hiện đã lâu nhưng lại không được nhiều nhà phê bình tập trung nhắc đến có lẽ bởi tác phẩm ông để lại cho đời không nhiều. Song, văn xuôi Hồ Dzếnh lại ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa, thể hiện cái nhìn về cuộc đời của con người mang hai dòng máu, thuộc về hai quê hương. Truyện ngắn của ông được viết bằng một chất giọng man mác buồn, đầy ắp những suy tư, những trăn trở về cuộc sống và con người. Chân trời cũ được xem là một truyện ngắn xuất sắc của Hồ Dzếnh. Chỉ với mười ba truyện ngắn mang hình thức tự truyện, ông đã mở ra trước mắt người đọc một chân trời kí ức xa xôi mà đậm sâu, mang lại những rung cảm sâu sắc. Ở đây, nhà văn đã chọn cho mình một phong cách kể chuyện rất riêng, rất mới lạ và độc đáo. Ngôn ngữ khá trong sáng, mạch lạc, mang đậm chất thơ, đậm tính nhạc và tính họa. Có lẽ nhờ cách kể chuyện đầy hấp dẫn này mà ngày nay, bạn đọc biết đến Hồ Dzếnh như một cây bút viết truyện ngắn trữ tình xuất sắc của văn học Việt Nam. Vì những lí do đó mà trong bài niên luận này, tôi xin tập trung đi sâu vào việc nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện trong tập truyện Chân trời cũ với mục đích đóng góp thêm ý kiến đánh giá của mình vào quá trình đánh giá toàn bộ sự nghiệp văn học của Hồ Dzếnh trong tiến trình văn học Việt Nam. 2. Phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu: Hồ Dzếnh là một cây bút tài năng trên cả hai lĩnh vực thơ ca và văn xuôi. Nhưng có lẽ thứ làm nên tên tuổi của nhà văn không thể không nhắc đến các truyện ngắn của ông. Mặc dù bút lực chỉ thực sự phát triển trong giai đoạn tiền khởi nghĩa nhưng nhà văn cũng kịp để lại cho đời nhiều tác phẩm xuất sắc mà Chân trời cũ là một tác phẩm điển hình. 2 Bài nghiên cứu tập trung đi sâu vào việc nghiên cứu tập truyện Chân trời cũ của Hồ Dzếnh dưới ánh sáng của trần thuật học. Bài viết sẽ đi vào phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của nhà văn, rút ra những cách tân độc đáo của Hồ Dzếnh so với văn xuôi giai đoạn tiền chiến. Nghiên cứu theo hướng khai thác về cách kể chuyện của ông qua tập truyện Chân trời cũ, trong quy mô bài viết, tôi muốn đưa ra một cái nhìn khách quan, tổng thể và thấu đáo về nghệ thuật kể chuyện, về cách nhà văn nói gì và nói như thế nào về cuộc đời. Trên cơ sơ đó để nêu lên những đặc điểm riêng biệt trong văn phong Hồ Dzếnh so với các tác giả khác đương thời. Qua đó giúp người đọc có một cái nhìn khách quan về chính xác về những tác phẩm của Hồ Dzếnh. 3. Phương pháp nghiên cứu: Để tiến hành bài viết này, tôi áp dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp so sánh - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp phân tích tác phẩm văn học Các phương pháp này đều được tiến hành dựa trên ánh sáng của các lí thuyết về trần thuật học, tự sự học mà cụ thể là các nghiên cứu về phương diện người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu, 3 4. Cấu trúc của bài viết: Ngoài phần mở đầu và kết luận. bài viết này bao gồm ba chương: Chương I: Hồ Dzếnh và tập Chân trời cũ Chương II: Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật Chương III: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. HỒ DZẾNH VÀ TẬP TRUYỆN CHÂN TRỜI CŨ: 1.1. Nhà văn Hồ Dzếnh : Hồ Dzếnh được xem là một trong những cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì tiền chiến. Trong cuộc đời của mình, nhà văn viết không nhiều và chủ yếu là các sáng tác trước Cách mạng song những tác phẩm mà Hồ Dzếnh để lại cho đời đủ khiến người đọc biết đến tên tuổi của nhà văn như một cây bút viết truyện trữ tình xuất sắc. Nhà văn Hồ Dzếnh tên thật là Hà Triệu Anh, sinh năm 1916 mất năm 1991. Ông là một nhà văn khá đặc biệt khi mang trong mình hai dòng máu – sự kết hợp giữa chất Trung Hoa và cái hồn đất Việt. Cha ông là Hà Kiến Huân chạy loạn từ Quảng Đông, Trung Quốc sang Việt Nam mà “linh hồn phát lộ ra trong từng bước đi, điệu đứng, sự trầm mặc”. Mẹ là cô lái đò trên bến sông Ghép. Có lẽ chính sự kết hợp này đã tạo nên ở con người nhà văn những phẩm chất, đức tính tốt đẹp và độc đáo. Đồng thời hiện lên trong các sáng tác của nhà văn không chỉ có những con người Việt sống chân chất hiền lành mà còn xuất hiện con người Hoa mang cái buồn sâu sắc của thời đại. Đó là hình ảnh của người mẹ vất vả, cực khổ mà nặng tình thương con, là hình ảnh người cha luôn gò mình trong đức tính kiên nhẫn và cần 5 kiệm Chính điều này đã tạo lên một lối viết rất riêng, mang lại một hơi thở mới cho các sáng tác của Hồ Dzếnh. Hồ Dzếnh trưởng thành trong lúc Hán học đã suy tàn, tân học đang được phát triển. Văn minh Phương Tây mới mẻ tràn vào Việt Nam làm thay đổi cách sống, cách tư duy của người thanh niên trẻ. Trong các sáng tác của Hồ Dzếnh nhờ đó mà vừa có chất truyền thống lại được đan xen nhiều yếu tố mới mẻ. Ẩn hiện trong các tác phẩm của ông là không gian của một miền quê xưa cũ, của những khung cảnh thanh bình yên ả, “chim rừng quên cất cánh, gió say tình ngây ngây”. Song cái đề tài quen thuộc ấy lại được nhà văn thể hiện qua những cách viết khá mới mẻ, bằng thứ ngôn từ bóng bẩy, chau chuốt hơn rất nhiều. Nhà văn tiếp thu lối viết mới, thể hiện tình cảm cá nhân một cách trực tiếp, xóa bỏ những khuôn sáo khô cứng của văn học cũ. Chât truyền thống và chất hiện đại được kết hợp hài hòa, tạo nên những trang viết giàu giá trị và mang tình hình tượng cao. Sự nghiệp văn học của Hồ Dzếnh bao gồm cả văn xuôi và thơ ca. Ở cả hai lĩnh vực này, người đọc đều dễ dàng nhận ra một tâm hồn giàu cảm xúc, tràn ngập yêu thương với những con người nghèo khổ trong xã hội. Được viết trong hoàn cảnh đất nước còn chiến tranh, đời sống nhân dân khổ cực nhưng văn xuôi Hồ Dzếnh không mang cái nhìn sắc lạnh và bi quan như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, cũng không mải miết chạy theo những cuộc tình gió mưa như Nhất Linh, Khái Hưng. Những tác phẩm của Hồ Dzếnh chủ yếu đề cập đến những con người nghèo khổ trong xã hội bằng một giọng văn nhẹ nhàng, ấm áp hơi thở của tình người. Phong cách văn xuôi của Hồ Dzếnh có phần giống với Thạch Lam, Thanh Tịnh. Nó vừa mang tính hiện thực xã hội mà vẫn thấm đẫm tình người, mang tính 6 nhân đạo sâu sắc. Chất hiện thực và chất trữ tình được lồng ghép một cách quyện hòa tạo nên dòng cảm xúc mênh mang, man mác buồn. Sự nghiệp văn học mà nhà văn kịp để lại cho đời chỉ gồm hai tập thơ, hai cuốn tiểu thuyết cùng với một tập truyện ngắn. Nhưng nó cũng đủ để người đọc biết đến tên tuổi của Hồ Dzếnh như một nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam giai đoạn tiền chiến. - Tập truyện ngắn Chân trời cũ (1942) - Tiểu thuyết Một truyện tình mươi năm năm về trước (1942) - Tập thơ Quê ngoại (1943) - Tiểu thuyết Cô gái Bình Xuyên (1946) - Tập thơ Hoa xuân đất Việt (1946) 1.2. Tập truyện ngắn Chân trời cũ : Chân trời cũ được xem là một trong những tác phẩm đầu tay, đánh dấu tên tuổi của Hồ Dzếnh trên văn đàn Văn học Việt Nam. Tập truyện bao gồm mười ba truyện ngắn, là một sự ngoái nhìn về tuổi thơ, về những kỉ niệm ngày thơ ấu. Mỗi câu chuyện là bức chân dung một người thân trong gia đình: bố, mẹ, anh, chị, và những người hàng xóm nghèo khổ. Tất cả đều được dựng lên bằng kỉ niệm, từ hiện tại ngoái nhìn lại quá khứ, nhìn lại dĩ vãng. Tập truyện được xem như một tiếng chuông buồn bã, thê lương, tiếng này chưa dứt thì tiếng khác đã hồi lên. Cả một vùng không gian tâm tưởng ông tràn ngập tiếng ngân nga của hoài niệm, xót xa cho những cuộc đời đã đi qua tuổi thơ ông. Nhà văn đặc biệt nhạy cảm với những buồn đau của người phụ nữ nông thôn, hiện thân của những định mệnh khắt khe, của duyên phận tăm tối và buồn rầu, những con người luôn chịu thương, chịu khó mà đời chỉ là một chuỗi ngày đau khổ. Đó là những câu chuyện buồn sẽ theo nhà văn suốt cả cuộc đời. 7 Có thể thấy Chân trời cũ là một đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Dzếnh đồng thời cũng in đậm dấu ấn trong dòng chảy của văn học. Bên cạnh những tác phẩm đề cập đến tình yêu như Hồn bướm mơ tiên, Lạnh lùng, Đoạn tuyệt, Đời mưa gió hay cái lạnh lùng, tàn nhẫn của xã hội như trong các sáng tác của Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan thì tập truyện này được xem như một thứ cỏ lạ trong văn học. Mặc dù không trực tiếp cất lên tiếng nói đấu tranh, chống lại xã hội nhưng thông qua những kiếp người nhọc nhằn trong xã hội, tác phẩm đã phơi bày được đầy đủ những xấu xa mà người dân phải hứng chịu. Song Chân trời cũ lại mang chút gì đó của trào lưu lãng mạn khi đan xen nhiều đoạn văn trữ tình sâu lắng. Vừa mang tình lãng mạn lại ẩn chứa những triết lí về hiện thực, Chân trời cũ được xem như một sự giao thoa giữa hai dòng văn học đang tồn tại một cách độc lập lúc bấy giờ. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng tác phẩm là một sự cách tân mới lạ trong nghệ thuật viết truyện của nhà văn Hồ Dzếnh. 8 CHƯƠNG II. NGƯỜI TRẦN THUẬT VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT 2.1. Người trần thuật và điểm nhìn trần thuật theo lí thuyết tự sự học: 2.1.1. Người trần thuật (narrator): Người trần thuật (narrator) là một phạm trù quan trọng của trần thuật học, một thuật ngữ công cụ của tự sự học. Người trần thuật là người kể lại, dẫn dắt và điều khiển mạch truyện. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì người trần thuật là “một nhân vật hư cấu hoặc có thật mà văn bản tự sự là do hành vi ngôn ngữ của anh ta tạo thành” [221, y]. Trước đây, khái niệm người kể chuyện thường bị bỏ qua, người đọc chỉ chú ý vào nhân vật, các sư kiện, biến cố, các biện pháp tu từ, Cho đến những năm gần đây, khi ngành nghiên cứu tự sự học, trần thuật học phát triển mạnh thì thuật ngữ này mới thực sự được chú ý. Người ta không còn quá đề cao cách xây dựng nhân vật, tạo ra các kịch tính, biến cố lớn mà quan tâm nhiều đến cách kể chuyện của tác phẩm, cách nhìn nhận và đánh giá thế giới khách quan của nhà văn. Người kể chuyện không còn là một yếu tố của truyện kể mà nó tồn tại với tư cách như một phạm trù nghệ thuật có những đặc điểm và quy luật phát triển riêng biệt. Trước đây, nhiều người thường đồng nhất người kể chuyện và tác giả. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hết sức sai lầm. “Trong kể miệng, người trần thuật là một người sống sinh động. Trong trần thuật viết phi văn học, người trần thuật nói chung đồng nhất với tác giả. Nhưng trong tác phẩm trần thuật mang tính chất văn học, thì người trần thuật lại khác, nó bị trừu tượng hóa đi, trở thành một nhân vật ẩn hoặc hiện trong tác phẩm tự sự” [223, y]. Về mặt bản chất, người kể chuyện chính là hình tượng do nhà văn sáng tạo lên, mang nhiệm vụ trần thuật và chỉ im lặng khi nhân vật lên 9 tiếng. Người kể chuyện có thể mang tư tưởng của nhà văn, thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá của người nghệ sĩ về thế giới khách quan nhưng tuyệt đối không bao giờ được đồng nhất hai khái niệm này. Trong một tự sự thông thường, người kể chuyện mang năm chức năng cơ bản là chức năng kể chuyện, trần thuật; chức năng truyền đạt, đóng vai một yếu tố của tổ chức tự sự; chức năng chỉ dẫn; chức năng bình luận; chức năng nhân vật hóa. Thực hiện năm chức năng này, người trần thuật đã thể hiện được ý đồ tư tưởng nghệ thuật của nhà văn một cách thành công. Có khá nhiều nhà lí luận tập trung vào việc nghiên cứu về phạm trù người trần thuật trong tự sự như R. Scholes và R. Kellogy, Bathkhin, W. Booth, Họ đưa ra nhiều quan điểm cũng như cách phân loại người kể chuyện. Hai nhà nghiên cứu R. Scholes và R. Kellogy cho rằng phải đặt người kể chuyện trong mối quan hệ với thế giới được kể, quan hệ với các sự kiện và nhân vật được kể. Từ đó hai ông phân loại người kể chuyện ra làm bốn kiểu là người kể chuyện truyền thống, sử quan, người kể chuyện nhân chứng và người kể chuyện toàn tri. Qua cách phân loại này có thể nhận thấy họ đã đặt người kể truyện trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học từ cổ đại đến hiện đại và đặc biệt chú ý đến cấp độ giao tiếp. Trong khi đó, W. Booth lại nghiên cứu người kể chuyện trong giới hạn của tác phẩm hư cấu. Trên cơ sở nghiên cứu về sự im lặng của tác giả, ông đã phân tách thành hai kiểu người kể chuyện ẩn tàng và người kể chuyện tường minh, đồng thời cho chúng ta những hiểu biết về từng kiểu người kể chuyện. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của G. Genette được mọi người chấp nhận và ủng hộ nhiều hơn cả. Genette nghiên cứu người trần thuật trong mối tương quan với các yếu tố nội cấu trúc như tiêu cự (focus), tiêu điểm (focalization), thức (mood), giọng điệu (voice) và tần suất. Từ đó, ông nêu ra bốn kiểu kể chuyện tương ứng với bốn kiểu người kể chuyện 10 [...]... với chủ thể trần thuật, hay, nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả” Theo lí thuyết của tự sự học, có ba kiểu điểm nhìn gắn với ba kiểu người kể chuyện Đó là điểm nhìn từ đằng sau - Zero, điểm nhìn từ bên trong và điểm nhìn từ bên ngoài Người kể chuyện toàn tri ứng với điểm nhìn zero, nhìn từ đằng sau Khi đó tiêu cự bằng không hay còn gọi là phi tiêu điểm (zero... cự, tiêu điểm, điểm nhìn và trả lời được các câu hỏi Ai kể? Đứng ở đâu để kể? Từ đó, Genette đã phân biệt người kể chuyện thành ba kiểu cơ bản là người kể chuyện toàn tri, người kể chuyện bên trong và người kể chuyện bên ngoài 2.1.2 Điểm nhìn trần thuật (point of view): Điểm nhìn (point of view) là một trong những vấn đề cơ bản, then chốt của trần thuật Điểm nhìn được hiểu là vị trí, chỗ đứng của người... ngôn từ mang đậm chất thơ, chất trữ tình man mác buồn Văn xuôi Hồ Dzếnh tuy đóng khung trong thể loại tự sự nhưng lại cứ vượt tràn sang khu vực của trữ tình Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình tạo lên một chất thơ nhẹ nhàng, tinh tế chảy sâu vào lòng người Trong mạch trần thuật xuất hiện nhiều câu văn giàu cảm xúc, như suy tư, như trầm buồn, như lắng đọng những trăn trở thầm kín Chất thơ xuất hiện trong... của người kể chuyện để xem xét, bình luận, miêu tả các sự việc hiện tượng trong tác phẩm Nó được xem như một chiếc camera dẫn dắt người đọc vào thế giới nghệ thuật mà nhà văn xây dựng lên “Không thể có nghệ thuật nếu như không có điểm nhìn vì nó thể hiện sự chú ý quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tái tạo ra cái nhìn nghệ thuật [113, y] Đồng thời điểm nhìn cũng chính là cơ sở để phân biệt... 23 CHƯƠNG III NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT 3.1 Ngôn ngữ trần thuật: 3.1.1 Ngôn ngữ trần thuật theo lí thuyết của tự sự học: Nếu hội họa lấy màu sắc, đường nét, điêu khắc lấy hình khối, điện ảnh lấy diễn viên làm chất liệu chủ đạo để làm nên tác phẩm thì trong văn học, ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên và duy nhất để nhà văn xây dựng hình tượng nghệ thuật, thể hiện ý đồ tư tưởng của mình Mácxim Gorky... với tác giả Người kể chuyện có thể mang điểm nhìn của tác giả song tác giả lại không có vai trò đáng kể trong việc sắp xếp, tổ chức truyện kể Bởi vậy mà điểm nhìn và người kể chuyện là hai phạm trù không thể tách rời Truyện bao giờ cũng được kể từ một điểm nhìn nhất định và bởi một người kể chuyện nào đó Pospelov khẳng định vai trò quan trọng của điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm tự sự: “Trong tác... tạp của nhân vật tôi kể chuyện về cuộc đời, về những kỉ niệm ngày thơ ấu Chất thơ được tạo nên bằng những hồi ức đẹp, được viết lên bởi thứ ngôn ngữ trong sáng, bình dị dù đôi khi cũng giọt dũa, tỉa tót Nhưng nhìn chung, bằng nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật như vậy, Hồ Dzếnh đã mang đến cho người đọc những cảm xúc chân thật và lắng đọng về những câu chuyện được kể 35 PHẦN KẾT LUẬN:... lũi của xã hội Cách lựa chọn người kể chuyện xưng tôi đã giúp nhà văn bộc lộ được nhiều ý kiến, suy nghĩ chủ quan của mình về cuộc đời và con người Đồng thời với đó là mạch truyện trữ tình sâu sắc Khai thác triệt để hiệu quả của kiểu người kể chuyện bên trong, Hồ Dzếnh đã đưa văn xuôi của mình vượt tràn sang địa hạt của trữ tình khi nhà văn bộc lộ, bày tỏ những suy nghĩ và quan điểm khách quan của. .. thanh âm và nhạc điệu Nó tác động đến nhiều giác quan của người đọc, gây ấn tượng mạnh mẽ, tác động sâu xa vào trí tưởng tượng và cảm nhận của độc giả Nhìn chung, tính chính xác, tính hàm súc, tính biểu cảm và tính hình tượng được xem là những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ văn học Nó là kết quả của quá trình quan sát tinh tế, nhạy bén, vốn sống phong phú và trình độ sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của người... đọc Đằng sau những câu văn dài, đa tầng ý nghĩa, ta nhận ra chất tài hoa của Hồ Dzếnh trong việc sử dụng từ ngữ đài các, chuẩn mực Hồ Dzếnh là một người mang hai dòng máu của hai dân tộc Có lẽ vậy mà ở nhà văn có sự pha trộn, hòa lẫn nhịp nhàng giữa chất Trung Hoa và cái hồn đất Việt Điều này không chỉ thể hiện trong nội dung các sáng tác mà còn biểu hiện ở cách sử dụng từ ngữ của tác giả, tạo lên một . Dzếnh. 8 CHƯƠNG II. NGƯỜI TRẦN THUẬT VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT 2.1. Người trần thuật và điểm nhìn trần thuật theo lí thuyết tự sự học: 2.1.1. Người trần thuật (narrator): Người trần thuật (narrator) là. ngữ và giọng điệu trần thuật 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. HỒ DZẾNH VÀ TẬP TRUYỆN CHÂN TRỜI CŨ: 1.1. Nhà văn Hồ Dzếnh : Hồ Dzếnh được xem là một trong những cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam. của bài viết: Ngoài phần mở đầu và kết luận. bài viết này bao gồm ba chương: Chương I: Hồ Dzếnh và tập Chân trời cũ Chương II: Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật Chương III: Ngôn ngữ và

Ngày đăng: 01/08/2014, 23:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w