0
Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Giọng điệu trần thuật:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CHẤT THƠ VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT CỦA HỒ DZẾNH (Trang 28 -31 )

CHƯƠNG III NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT

3.2.1. Giọng điệu trần thuật:

Trong nghệ thuật kể chuyện, giọng điệu cũng là một yếu tố căn bản, đóng một vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng của người sáng tác. Phản ánh quan điểm, thị hiếu thẩm mĩ của nhà văn, giọng điệu có vai trò quan trọng trong việc thể hiện cá tính sáng tạo của tác giả thông qua hình tượng người kể chuyện. Nói một cách khác thì giọng điệu chính là dấu

hiệu đặc trưng để nhận biết ra nhà văn bởi mỗi người sáng tác đều chọn lựa cho mình một kiểu giọng điệu phù hợp với cách nhìn nhận và đánh giá cuộc sống.

Giọng điệu (voice) được thiết lập từ mối quan hệ giữa người nghe và người kể, giữa chủ thể động từ với hành động mà nó biểu đạt. Theo Jakoson, một “diễn ngôn trần thuật” mang ba chức năng chính là định hướng người nhận, thuyết phục người nhận tin vào một điều gì đó, xúc cảm hoặc biểu hiện thái độ chủ quan của người kể chuyện. Các chức năng này được thực hiện thông qua giọng điệu. Nhờ giọng điệu mà người kể chuyện định hướng cho độc giả cách suy nghĩ, về thái độ đối với sự việc: ca ngợi hay mỉa mai, đề cao hay châm biếm, đáng khen hay đáng cười,... Cũng nhờ giọng điệu mà người viết có điều kiện bày tỏ xúc cảm của mình trên trang viết một cách hài hòa, tránh gây cảm giác thô cứng, khó chịu cho người đọc.

Giọng điệu thâm nhập vào tác phẩm thông qua tri giác tưởng tượng của người đọc. Nó được xem là một cấu trúc đối thoại hướng đến người đọc, để người đọc lí giải thái độ và tình cảm của nhà văn đối với sự kiện được kể. Trong mô hình của trần thuật cổ điển thì giọng điệu trong tác phẩm thường gắn với giọng điệu người kể chuyện. Tuy nhiên, dưới tác động ngày càng tăng của lí thuyết trần thuật học do Bathkhin nêu ra thì sự phân loại về giọng điệu có nhiều phức tạp hơn. Theo đó có hai loại giọng điệu cơ bản là giọng điệu trong văn bản và giọng điệu ngoài văn bản. Giọng điệu trong văn bản được hiểu là giọng của người kể chuyện và của nhân vật đối thoại với nhau. Nhiệm vụ của người đọc là phải tìm hiểu diễn biến nội tâm, tình cảm, cảm xúc phức tạp của nhân vật để phán xét giọng điệu đó là giọng thương cảm, trữ tình, giọng suồng sã, chua chát, bi thương hay giọng suy tưởng, triết lí,... Giọng điệu của người kể chuyện mà đặc biệt là giọng của người kể chuyện toàn tri và người kể chuyện bên trong luôn

thể hiện được cách đánh giá tính đúng đắn, hợp lí của các sự kiện. Giọng điệu ngoài văn bản chính là giọng của tác giả thuộc vào phần trữ tình ngoại đề. Đặc biệt cần phải phân biệt rõ giọng của người kể chuyện và giọng của nhà văn bởi đôi khi nó hoàn toàn khác nhau, thể hiện ý đồ, thái độ khác nhau.

Đặc trưng thanh âm cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nghiên cứu về giọng điệu bởi việc phân tích phương ngữ, ngôn ngữ xã hội, vốn từ vững cá nhân, ngôn ngữ giới tính sẽ chỉ ra đặc thù của từng kiểu nhân vật, từng lớp người trong tác phẩm.

Cũng theo Bathkhin, hai đặc trưng cơ bản của giọng điệu để xác định lên đặc điểm của trần thuật là giọng đối thoại và độc thoại. Giọng độc thoại bao giờ cũng thể hiện được chiều sâu tư tưởng, sự phức tạp trong nội tâm nhân vật nhiều hơn. Đặc biệt ở độc thoại nội tâm thì điều này lại được bộc lộ và đậm nét hơn. Thông thường giọng độc thoại thường được trải dài trên bề mặt trang giấy và tạo thành dòng ý thức của nhân vật. Trong khi đó thì giọng điệu độc thoại là thế mạnh để nhà văn xây dựng lên tính cách nhân vật, ở đây, mọi cá tính của nhân vật được thể hiện rõ ràng trên trang viết. Độc thoại sẽ tạo nên một văn bản phức điệu ngôn ngữ mà ở đó hội tụ cả giọng điệu của người kể chuyện, của các nhân vật, giọng tác giả... tạo nên độ căng và sự tương phản tính cách.

Nếu phân loại theo phương hướng biểu hiện cảm xúc thì giọng điệu khá phức tạp, bao gồm các loại giọng như giọng trữ tình sâu lắng, giọng châm biếm hài hước, giọng trào phúng sâu cay, giọng triết lí nhân sinh,... Mỗi loại giọng điệu lại thể hiện một trạng thái tình cảm khác nhau của người kể chuyện với nhân vật hoặc giữa các nhân vật với nhau. Giọng điệu cũng góp phần chi phối đến cách miêu tả nhân vật, cách chọn từ ngữ xưng hô và cách gọi nhân vật của tác giả. Bằng việc phân biệt giọng điệu,

độc giả có nhiều điều kiện hơn trong việc phân tích những ý đồ tư tưởng của tác giả.

Như vậy, có thể thấy, giọng điệu đóng vai trò quan trọng trong trần thuật học. Thông qua giọng điệu, độc giả nhận biết được những đặc trưng tính cách của nhân vật cũng như thái độ, tình cảm của nhà văn đối với câu chuyện được kể.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CHẤT THƠ VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT CỦA HỒ DZẾNH (Trang 28 -31 )

×