1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực và ảo trong tác phẩm châu chấu đỏ của mạc ngôn

24 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 140 KB

Nội dung

PHẦN MỜ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền Văn học Trung Quốc từ cách đây mấy ngàn năm đã mang trong mình một tầm vóc lớn lao và nổi bật hơn so với những nền văn học khác trên thế giới. Thậm chí đến thời kỳ hưng thịnh của tiểu thuyết hiện đại. Bởi không ai có thể phủ nhận được sức ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Hoa trong thế giới những tác phẩm văn học hiện đại. Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, thông qua các phương thức trần thuật, kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi. Tiểu thuyết có khả năng phản ánh toàn vẹn hiện thực, nhưng nó cũng có thể làm cho hiện thực trở thành phi hiện thực, thoát xa cái vỏ bọc của thực tế để đến với những giá trị nghệ thuật hư ảo. Chính vì thế mà giá trị hiện thực và giá trị kỳ ảo của một tác phẩm văn chương bao giờ cũng nằm trong mối quan hệ gắn kết với nhau không thể tách rời như hai mặt của một tờ giấy. Thế nên, trong phạm vi của bài viết “Thực và ảo trong tiểu thuyết Châu chấu đỏ của Mạc Ngôn”, tôi xin đề cập đến cách tiếp cận của riêng cá nhân tôi đối với việc phân tích và tìm hiểu sâu nhất những khía cạnh thuộc về giá trị hiện thực và giá trị kỳ ảo mà khả năng tôi có thể thực hiện được. Với mục đích sẽ đi sâu tìm hiểu và phân biệt những mảng màu cuộc sống hiện thực và hư ảo thông qua một tác phẩm tiểu thuyết hiện đại Trung Quốc - Châu chấu đỏ, để có thể làm bật lên được phần nào mối quan hệ thống nhất không tách rời giữa hai yếu tố này trong việc tạo nên chiều sâu giá trị cho một tác phẩm văn học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Châu chấu đỏ, Cao lương đỏ và Củ cải đỏ trong suốt là ba tác phẩm tạo nên hiện tượng Mạc Ngôn mà giới nghiên cứu thường gọi là Mạc Ngôn Tam hồng. Đây hầu hết là những tác phẩm mới, đặc biệt là Châu chấu đỏ. Chính vì thế mà có rất ít những bài 1 viết liên quan đến tác phẩm này, cũng như nghiên cứu về vấn đề thực và ảo trong tác phẩm. Với khả năng hạn hẹp của mình, có lẽ tôi xin mạn phép được làm người mở đường ít kinh nghiệm cho quá trình nghiên cứu đầu tiên về hai yếu tố hiện thực và kỳ ảo trong tác phẩm Châu chấu đỏ để có thể hiểu được một trong những tác phẩm được gọi là Tam hồng. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Với đề tài “Thực và ảo trong tiểu thuyết Châu chấu đỏ của Mạc Ngôn” thì đối tượng nghiên cứu của tôi là những chi tiết, hình ảnh liên quan đến hai yếu tố này trong tác phẩm Châu chấu đỏ. Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là toàn bộ nội dung cũng như những đặc sắc nghệ thuật của tiểu thuyết Châu chấu đỏ. Từ đó để rút ra một cái nhìn toàn diện hơn về phong cách văn chương độc đáo của Mạc Ngôn. 4. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài này phương pháp chủ yếu là: thống kê, phân loại, phân tích – tổng hợp, bình giảng và đánh giá cái hay, cái đẹp cũng như những bối cảnh đan xen giữa thực tế và tưởng tượng của bức tranh xã hội thu nhỏ trong tác phẩm. Từ đó nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề mà đề tài đặt ra. 5. Bố cục của bài tập lớn Bố cục gồm có 3 phần: 1. Phần mở đầu Trong phần mở đầu có 5 phần nhỏ: + Lý do chọn đề tài + Lịch sử nghiên cứu vấn đề + Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 + Phương pháp nghiên cứu + Bố cục 2. Phần nội dung Trong phần nội dung có 3 chương: Chương 1. Thế giới hiện thực trong tác phẩm Châu chấu đỏ 1.1: Không gian và thời gian hiện thực 1.1.1. Không gian - thời gian hiện thực ở Thành phố 1.1.2. Không gian - thời gian hiện thực ở miền quê Cao Mật 1.2. Nhân vật hiện thực Chương 2. Thế giới kỳ ảo trong tác phẩm Châu chấu đỏ 2.1. Không gian và thời gian kỳ ảo 2.1.1. Không gian - thời gian kỳ ảo ở Thành phố 2.1.2. Không gian - thời gian kỳ ảo ở miền quê Cao Mật 2.2. Nhân vật kỳ ảo Chương 3. Bút pháp nghệ thuật kép và chiều sâu giá trị của tác phẩm 3.1. Mối quan hệ giữa yếu tố hiện thực và kỳ ảo 3.2. Giá trị nhân sinh và giá trị văn hóa, lịch sử 3. Phần kết luận 3 PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Thế giới hiện thực trong tác phẩm Châu chấu đỏ Tác phẩm Châu chấu đỏ là một câu chuyện đầy kỳ lạ và táo bạo mang phong cách viết vô cùng dữ dội của Mạc Ngôn qua bút pháp trần thuật đậm đà. Ở đó, những vấn đề của hiện thực hiện lên thật đến trần trụi về bản chất của con người, những dục vọng, đố kị… đôi khi vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chính bản thân họ. Đó là một thế giới thu nhỏ của xã hội Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển mình với nhiều thói xấu hoành hành nơi cuộc sống phồn hoa đô hội, và đi cùng với nó là những hủ tục, sự đói nghèo làm xơ xác những miền quê xa xôi hẻo lánh. Và khi con người ta bị dồn vào bế tắc, thì họ lại tự tìm cách giải thoát cho chính mình, mà đôi khi chính họ cũng không nhận thức được rằng mình lại vướng vào những thói xấu của xã hội đương thời. Thế giới hiện thực của Châu chấu đỏ là thế giới mà Mạc Ngôn đã lấy hình ảnh từ vùng đất Cao Mật - quê hương ông vào trong tác phẩm. Trong đó, Cao Mật là hình ảnh do ông tưởng tượng ra trên cơ sở những trải nghiệm thực tế của tuổi thơ, ông biến nó thành một Trung Quốc thu nhỏ, rồi đồng hoá niềm vui nỗi buồn của người dân Cao Mật với những niềm vui nỗi buồn, những vấn đề thường thấy của nhân loại. 1.1. Không gian - thời gian hiện thực Không gian và thời gian hiện thực trong Châu chấu đỏ được tái hiện thông qua hành trình trải nghiệm và hồi tưởng của nhân vật Can Ba, là không gian trần thuật, thời gian trần thuật qua những câu chuyện mà nhân vật chính đã trải qua và chứng kiền từ quá khứ của hơn năm mươi năm trước đến hiện tại. Trong tác phẩm, ta nhận ra có hai bối cảnh hiện lên một cách nổi bật và rõ nét xuyên suốt những câu chuyện, những chi tiết thấm đẫm hiện thực, đó là: Câu chuyện ở Thành Phố và Câu chuyện ở miền quê Cao Mật. 4 1.1.1. Không gian hiện thực ở Thành phố Không gian mở đầu tác phẩm là khung cảnh của một buổi sáng ngày thứ hai, đó là một buổi sớm mai trong lành và rất yên tĩnh. Với hình ảnh mặt trời vẫn còn đang lưng chừng, không khí rậm rịt khô quánh, và xung quanh cỏ dại mọc um tùm. Và thời gian ở đây là khoảng thời gian của “Cuối xuân đầu hạ”.Trong cùng một khoảng không gian, thời gian đó, khi nhân vật Can Ba đạp chân lên những nền cỏ có sức sống bền bỉ còn đẫm hơi sương thì điều đầu tiên anh nhớ đến là cái bạt tai của một người đàn bà. Và thời gian được hồi tưởng lại là “Cuối đông, đầu xuân”. Ngay từ đoạn mở đầu đã xuất hiện ngay một hình ảnh nghịch lý như thế. Trước một không gian trong trẻo đến như vậy mà nhân vật lại nghĩ đến một quá khứ kém phần tốt đẹp. Có hay chăng ngay từ khúc dạo đầu, Mạc Ngôn đã đẩy chúng ta đến ngay với ý đồ mà ông đã đặt ra khi viết nên tác phẩm. Đó là cái phi lý, cái vô nghĩa, suy đồi được che đậy đằng sau những cái tốt đẹp của cuộc sống, là bút pháp pha trộn giữa cái xấu và cái tốt, cái thuộc về bản ngã và những giá trị sống đích thực. Đến với thế giới hiện thực trong tác phẩm, có lẽ điều đầu tiên mà chúng ta quan tâm đến ngay khi đọc chương mở đầu là môtip gặp gỡ nằm trong không gian và thời gian gợi dẫn mà Mạc Ngôn đã xây dựng nên. Motip gặp gỡ hầu như là yếu tố thắt nút của bất cứ cốt truyện nào. Gặp gỡ có thể là bất ngờ hay do sắp đặt, mong muốn hay không mong muốn. Chính vì đây là motip mang đậm giá trị cảm xúc, thế nên khi nó hiện lên trong tác phẩm thì toàn bộ những yếu tố mang tính hiện thực ở Thành phố đã được hé mở dần từ khi nhân vật Can Ba tự đưa ra cho mình câu hỏi “Tôi nghĩ mãi mà không hiểu lý do vì sao mình bị đánh”. Có thể nói, chi tiết cái bạt tai của một người phụ nữ mặc váy đen giành cho Can Ba là một kết cục chưa rõ nguyên nhân, để từ đó, kết cục này lại trở thành nguyên nhân gợi dẫn người đọc đến quá trình đi tìm sự khơi mào của sự việc. Và thậm chí, chi tiết này còn dẫn đến sự khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về những sự việc khác trong suốt chiều dài tác phẩm. 5 Không gian trần thuật mang tính gợi dẫn và thời gian hồi tưởng đã đưa chúng ta đến với một thực tại trần trụi. Đó là câu chuyện của những con người sống ở chốn phồn hoa đô thị, những tưởng rằng vô cùng mực thước, cao quý và đường hoàng thì dưới bút pháp Nghệ thuật khắc họa hiện thực vô cùng sắc sảo của Mạc Ngôn, những tấm mạng che đó như được lột tả và phơi bày ra một bộ mặt xấu xí không kém phần thô bỉ. Đó là khung cảnh của một không gian tuyệt đẹp hiện lên trên con đường hướng về phía nhà hàng Thái Bình Dương, là thời gian vào một buổi chiều, khi nhân vật Can Ba đã cảm nhận một cách tinh tế những sắc thái tuyệt đẹp của thiên nhiên, đã đem đến cho anh một thứ tình cảm kỳ lạ và thoải mái: “Trên những cành non mơn man là những đóa hoa vàng đung đưa, không gian thoang thoảng một mùi thơm dịu nhẹ. Bên ngoài bức tường, trên vỉa hè, cuộc sống đầy màu sắc đang phô trương những nét quyến rũ của nó”. Nhưng trước một khung cảnh tuyệt đẹp tràn đầy cảm xúc như vậy, thì cái thực tại có phần phũ phàng đã xuất hiện, và nó phần nào khiến Can Ba cảm thấy cảm xúc đã bị trôi tuột đi tự lúc nào, “Tôi đã kịp nhận ra một vị giáo sư quen biết đang ôm chiếc eo thon thả của một cô sinh viên cũng khá quen biết đi thong thả dưới vòm lá xanh um trên đường. Đầu tóc của giáo sư bạc phơ, còn cô sinh viên trông chẳng khác nào một đóa hồng đang chúm chím hé mở”. Ở một chi tiết khác, không gian và thời gian gặp gỡ giữa Can Ba và người đàn ông trông coi những lồng chim họa mi cũng là một trong những chi tiết mang tính chất gợi dẫn rất cao. Bởi người đàn ông này là đồng hương của anh, và từ đó, Can Ba nhớ đến miền quê Cao Mật yêu dấu của mình trong quá khứ khi nghe thấy những tiếng đế giày vang lên lộp cộp trên mặt đường: “Tôi cũng biết là mấy chục năm, có thể là mấy trăm năm trước, móng sắt của la của ngựa cũng đã từng gõ những tiếng khô khốc như thế trên con đường quan đạo lát đá xanh ở phố huyện Cao Mật quê hương tôi. Tôi đã say đắm với nhạc điệu tuyệt vời của móng sắt nện xuống mặt đường lát đá lâu lắm rồi… Nó chui vào tai rồi chạy thẳng vào tim tôi.” Hiện thực ở Thành phố còn là những khoảng thời gian của đêm tối, ban ngày, chiều muộn… với những mảng không gian đầy tính dục của câu chuyện ngoại tình giữa 6 vị giáo sư già và những người đàn bà; là cái chết của người phụ nữ mặc váy sa đen; là “những tiếng chóp chép tàn khốc từ những nụ hôn phát ra như bủa vây lấy ánh đèn đường tối tăm dâm đãng”… Có lẽ đối với Mạc Ngôn, sự suy thoái, những bon chen và vô ngã của cuộc sống những con người Thành thị đều xuất phát từ cái mà người ta gọi là “Nhàn cư vi bất thiện”, đó là sướng quá hóa hỏng, sinh ra những thói xấu, những việc làm đi ngược lại với chuẩn mực, với đạo đức mà ngay cả chính bản thân họ dù biết nhưng cũng chẳng thèm quan tâm đến. 1.1.2: Không gian và thời gian hiện thực ở Miền quê Cao Mật Bức tranh hiện thực ở Cao Mật là một chuỗi những câu chuyện khác, với hàng loạt những không gian và thời gian thực tại và quá khứ đan xen lẫn nhau. Là không gian và thời gian của buổi sáng ở hiện tại rồi bất ngờ chuyển đến thời gian và không gian buổi chiều trong quá khứ. Không gian của nạn châu chấu với thời gian là hơn năm mươi năm trước, và hơn năm mươi năm sau, vẫn lại là không gian đó, bầu trời và mặt đất chi chít đầy những con côn trùng. Tất cả hiện lên trong một không gian bao quát xuyên suốt chuyến hành trình hồi tưởng về thăm quê của nhân vật chính - Can Ba. Và thời gian đan xen giữa hiện tại với thời gian hồi tưởng về những câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Trong quá khứ, ở vùng Cao Mật quê hương của Can Ba, năm mươi năm trước đã gặp phải nạn châu chấu tràn qua một lần phá hoại tất cả những thành quả mà con người đã gây dựng nên. Và giờ đây, trong thời điểm đất nước đổi mới trở nên hiện đại hơn, thì những người dân nghèo khó của chính quê hương anh lại phải đối mặt với thảm họa đó một lần nữa. Nạn châu chấu đỏ! Xuyên suốt bức tranh về miền quê Cao Mật vẫn là không gian trần thuật, gợi dẫn và thời gian xuyên suốt theo dòng hồi tưởng, được phân bổ theo kiểu môtip con đường. Đây là motip chạy quanh nhiều tuyến cốt truyện, gắn bó thế giới vào một khối, là thứ được Mạc Ngôn sử dụng cho bút pháp xây dựng những cốt truyện lồng ghép đan xen 7 giữa chuyện này với chuyện khác tưởng chừng như rất khó hiểu nhưng lại logic đến bất ngờ. Mở đầu là không gian ngoài đồng ruộng, hay nói rộng hơn là không gian của thiên nhiên và thời gian của quá khứ dường như là không - thời gian luôn thường được nhắc đến nhiều nhất. Chúng ta bắt gặp ngày một khoảng không gian thiên nhiên tiêu điều, có phần xơ xác hẳn, đó là “Cỏ dại lau lách đứng im lìm, khô cháy vàng ruộm, thi thoảng mới có một vài mầm xanh nấp mình kín đáo dưới màu vàng cháy”. Chính những điều này đã phần nào hé mở dần một khung cảnh xác xơ và hoang tàn của quê hương của Can Ba trong nạn Châu chấu tràn đồng. Bởi xuyên suốt tác phẩm, bao trùm lên những bức tranh xô bồ của thực tại đang diễn ra ở tại Cao Mật là dịch nạn châu chấu hoành hành, với những chi tiết được miêu tả đan xen, lồng ghép giữa quá khứ và hiện tại. + Trong quá khứ, đồng ruộng mênh mông gắn liền với hình ảnh của những con châu chấu trồi lên từ mặt đất, “Mặt đất được phủ một lớp váng muỗi lẫn phèn mỏng, khô khốc và trắng xóa. Đột nhiên, trước mặt ông Tứ, một lớp váng trắng từ từ được nâng lên. Ông Tứ nheo nheo mắt nhìn, lớp váng trắng tiếp tục nhô cao lên, không phải một mà là nhiều, rất nhiều, Và chung quanh ông, những đụn có hình một bãi phân bò màu đỏ sậm từ từ nhô cao, những mảng váng màu trắng lúc này như những chiếc mũ úp lên bãi phân bò ấy”… “cái vật có hình thù như bãi phân bò kia chính là hàng ngàn, hàng vạn những con châu chấu đỏ bầm chỉ nhỏ bằng khoảng con ruồi”. Đó là sự bắt đầu của một nạn dịch bệnh mùa màng, nhưng qua ngòi bút miêu tả vô cùng chi tiết và sắc bén của Mạc Ngôn thì sự bắt đầu ấy bỗng trở nên kỳ dị hơn bao giờ hết, bởi mở ra ngay trước mắt là “Những đụn châu chấu nở toác ra và vạn vạn con châu chấu bắt đầu văng đi khắp nơi”, và còn kỳ dị đến độ khiến người ta cảm thấy hãi khi Mạc Ngôn miêu tả hình ảnh ông Tứ đưa tay xoa gương mặt bị châu chấu bám đầy “Con châu chấu non rất mềm, tay ông vừa chạm vào là chúng đã nát ra nên mặt ông nhầy nhụa, đưa tay về trước mắt đề nhìn, cả một bàn tay đầy xác châu chấu”. Một loạt nhưng chi tiết miêu tả về sự xuất hiện dày đặc của châu chấu ở khắp mọi nơi, từ trên 8 đất, trên cỏ, trên thân người, thân lừa… dường như chúng đông đến nỗi mặt đất và sinh vật đều không đủ chỗ cho chúng đậu, và thế là chúng nhảy từ chỗ này sang chỗ khác, bám víu vào bất cứ thứ gì còn trống. Châu chấu tràn ra khắp đồng ruộng, tàn phá mùa màng. “Trên cánh đồng trọc, những làn sóng châu chấu đang di động, hết đợt nó đến đợt kia ùn ùn đổ về phía bờ đê. Châu chấu không phải nhảy mà đang chảy, giống hệt những con sóng táp vào bờ. Ào! Ào! Ào! Mẹ ơi! Ào! Lại một đợt sóng nữa, nghìn nghìn vạn vạn con nối tiếp nghìn nghìn vạn vạn con”. Chúng vượt sông để tránh cơn mưa axit tàn phá thổ nhưỡng “Mấy chục con rồng châu chấu đồng thời lao xuống dòng sông khiến nước bọt văng lên tung tóe, trên mặt nước xa gần đều vang tiếng nước vỡ rì rào”, chúng lăn trên triền đê “Mấy chục con rồng châu chấu phềnh to lên rồi vỡ bung ra, lao thẳng về phía bắc con đê với một khí thế không có gì ngăn cản nổi”, rồi ba ngày sau, “châu chấu từ bờ bắc đã quay lại”. Trên cánh đồng còn là hình ảnh của quân đội, với nhiệm vụ đi diệt trừ châu chấu “Mặc trang phục màu lam, chân quần xà cáp, thắt lưng da, tra răng vàng, miệng ngậm thuốc là quấn… những ngón tay có đeo nhẫn”. Là hình ảnh của bà Tứ trên lưng con lừa già sau khi bị ông Tứ đuổi đi. Và còn là nơi xảy ra cuộc chiến giữa người thợ hàn và những binh lính trong quân đội “với những viên đạn bay xung quanh ông như châu chấu”. Đó là không gian dưới mặt đất, còn trên không trung, sự tiêu điều, hỗn độn ấy của thiên nhiên còn được miêu tả đậm nét hơn nữa khi những hình ảnh của “Những chú chim trắng như tuyết quần đảo trên không trung như những mảnh vải nhung trắng chấp chới trong gió”. Là bầu trời chi chít những con rồng châu chấu đỏ quạch, với những luồng gió âm u, với “một ánh chớp nhoáng nhoáng đỏ quạch lóe lên giữa các tầng mây”… + Trong hiện tại, khi nạn Châu chấu lại xuất hiện và một lần nữa đe dọa đến cuộc sống của những con người nông thôn khốn khó. 9 Trước tiên là không gian dưới mặt đất. Đó là hình ảnh xuất hiện trở lại sau hơn năm mươi năm của những con châu chấu với “mỗi mét vuông hiện nay đã có từ 150- 200 con” Là cảnh Châu chấu hoành hành tàn phá mùa màng, tràn ra đồng ruộng “Giống như đậu vãi, vô số những con có màu vàng đất, lớn có nhỏ có đang chen chúc bò khắp nơi trên đồng cỏ, trên các ruộng hoa màu”. Là những đoàn thực tế đi khảo sát và nghiên cứu về vấn nạn châu chấu mà chẳng làm nên trò trống gì, như vị giáo sư đánh rắm, như những con người trẻ đẹp với những mắt kính che hơn phân nửa gương mặt. Châu chấu nhiều đến nỗi “chân họ đạp lên châu chấu, gậy trong tay họ vung lên đập vào chấu chấu”. Châu chấu bao phủ trên mặt đất và khiến cho mặt đất không còn màu xanh nữa! Và trên trời, lại vẫn là một bầu trời của châu chấu. Châu chấu bay che khuất cả bầu trời với hàng ngàn, hàng vạn sinh thể bé nhỏ đan thành một cái lưới màu đỏ sậm chụp lấy không trung. Trong không gian của thiên nhiên và đồng ruộng, ta nhận thấy có một chi tiết có tần số xuất hiện rất nhiều lần, đó là con đường quan, trên đê. Đó là con đường đã nối liền quá khứ với hiện tại khi dòng hồi tưởng của Can Ba hiện lên, là con đường mà tại đó, nhân vật Can Ba đã chứng kiến những gì đang xảy ra khi anh quay lại thăm quê và những gì đã xảy ra khi anh còn là một đứa trẻ. Là hình ảnh của bà Tứ như một Đức phật sống trên lưng con lừa; là cuộc đọ súng nổ ra; là nơi chứng kiến được hình ảnh của những đội quân diệt châu chấu trong quá khứ và những nhà nghiên cứu châu chấu ở hiện tại. Mạc ngôn viết về quá khứ, nhưng qua bút pháp của ông, quá khứ cũng hiện lên sinh động và đầy bất ngờ như đang ở thực tại vậy. Xuyên suốt tác phẩm, chúng ta nhận ra một không gian đa sắc luôn xoay chuyển không ngừng, đó là những gam màu đỏ úa của bầu trời đầy châu chấu, những con châu chấu đỏ sậm, vàng, xanh… Màu xanh héo quắt, vàng mạt xác xơ của đồng ruộng; màu tím, màu đỏ sậm, đỏ quạch, trắng rồi lại sáng vàng của mặt trời; màu đỏ sậm của váy; đỏ tươi của chiếc quần lót thêu ren… Tất cả thế giới màu sắc đó hiện lên như một thực tế bị pha trộn bởi nhiều gam màu của cuộc 10 [...]... đáo của Mạc Ngôn: Bút pháp hiện thực kỳ ảo 20 Chương 3 Bút pháp nghệ thuật kép và chiều sâu giá trị của tác phẩm 3.1 Mối quan hệ giữa yếu tố hiện thực và yếu tố kỳ ảo Mạc Ngôn được coi là một trong những tiểu thuyết gia lớn nhất của văn học Trung Quốc Sáng tác của ông là sự kết hợp giữa cái huyền ảo và cái hiện thực, hai yếu tố không thể tách rời nhau luôn nằm trong mối quan hệ thống nhất và quy định... ngọn gió châu chấu, những con rồng châu chấu vượt sông Một không gian chỉ của loài châu chấu, chỉ của “những tiếng châu chấu va rào rào như mưa đá rơi trên mãi nhà” Không gian trong tác phẩm mở rộng ra đến vô cùng về cả chiều rộng và chiều cao bất tận, nhưng cái rộng mênh mông và cao bất tận đó vẫn chỉ luôn là của một hình ảnh duy nhất, đó là thế giới của châu chấu đỏ Đó là nạn tàn phá mùa màng, của sự... đáo Trong Châu chấu đỏ, từ những điểm nhìn trần thuật vô cùng độc đáo, qua sự chuyển đổi liên tục giữa các ngôi kể Mạc ngôn đã phác họa nên bút pháp nghệ thuật đan xen giữa yếu tố hiện thực và yếu tố kỳ ảo một cách đậm nét Mạc Ngôn viết về ảo nhưng nặng lòng với thực Bằng cách viết về quá khứ thông qua phong cách kể chuyện hết sức tinh tế của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, thì trong Châu chấu đỏ, kỳ ảo. .. hiện thực trong tác phẩm Châu chấu đỏ của Mạc Ngôn, lại thấy sự bật mở một cách đậm nét những phê phán chua cay và sắc sảo thông qua những câu chuyện được kể ra về một xã hội Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển mình Mà thông qua một vấn đề về nạn châu chấu đỏ, Mạc Ngôn đã chuyển đến chúng ta những câu chuyện trần trụi khác, phản ánh một xã hội đầy mục ruỗng, suy thoái Nhiều thói xấu mới đã và đang... cho tác phẩm 3.2.2 Giá trị văn hóa, lịch sử Đặt tác phẩm trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác văn học của Mạc Ngôn chúng ta mới có thể thấy được ở ông là cả một sự kết tụ của những tinh hóa văn hóa và lịch sử truyền thống của đất nước Trung Quốc Thế giới hư cấu pha lẫn với hiện thực của Mạc Ngôn thấm đẫm những bước chuyển mình trong lịch sử xã hội và chứa đựng những bình luận xã hội sâu sắc Cao Mật trong. .. nghĩa hiện thực ảo giác với truyện dân gian, lịch sử và đương đại”- như lời tuyên dương của Viện Hàn lâm Thụy Điển Những tác phẩm của Mạc Ngôn “với thứ chủ nghĩa hiện thực đầy ảo giác pha trộn giữa truyện kể dân gian, lịch sử và văn chương hiện đại làm rung động lòng người” 3.2 Giá trị nhân sinh và giá trị văn hóa, lịch sử 3.2.1 Giá trị nhân sinh, nhân văn cao cả Xuyên suốt các tác phẩm của Mạc Ngôn là... kỳ ảo của Mạc Ngôn dù rất đậm đặc những nét hư ảo, nhưng suy cho cũng những chi tiết đó lúc nào cũng là những yếu tố nửa hư nửa thực, nửa vô lý nửa khắc họa hiện thực rõ nét Thế nên, trong tác phẩm ta nhận ra luôn có hai yếu tố song song: là yếu tố hiện thực và kỳ ảo Hai yếu tố này tưởng chừng như tách rời nhưng lại không tách rời, và điều đó đã tạo nên một bút pháp nghệ thuật vô cùng độc đáo của Mạc. .. sáng tác của ông dù là một bối cảnh được sử dụng nhiều nhất, nhưng lúc nào cũng luôn gây bất ngờ cho người đọc Đó là không gian chủ đạo để Mạc Ngôn xây dựng nên thế giới của một đất nước Trung Hoa thu nhỏ với những đam mê dục vọng, với những cái xấu khiến con người ta rơi vào vòng bế tắc và sự suy đồi về nhân phẩm, đạo đức Châu chấu đỏ trong bộ ba tam hồng (gồm: Cao Lương Đỏ, Châu chấu đỏ, Củ cải đỏ trong. .. sinh quan của nhân loại và không ngừng tự làm mới câu chuyện của mình KẾT LUẬN Tác phẩm Châu chấu đỏ mang đậm phong cách “tự sự kiểu Mạc Ngôn , với những điểm nhìn trần thuật độc đáo, kết hợp thêm những đặc trưng tự sự truyền thống của Trung Quốc với tự sự hiện đại và hậu hiện đại phương Tây và những hình thức kết cấu đa dạng Từ hai điểm nhìn mang tính nghệ thuật rất cao: hiện thực và kỳ ảo, Mạc Ngôn đã... nghiêm minh…” Và những câu chuyện u ám đó đã được tác giả kể bằng bút pháp trần thuật độc đáo với những điểm nhìn nghệ thuật sắc sảo đã thể hiện được một giọng văn rất nặng nề, có phần u ám nhưng lại gây được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc 15 Chương 2 Thế giới kỳ ảo trong tác phẩm Châu chấu đỏ 2.1 Không gian - thời gian kỳ ảo Châu chấu đỏ là một tiểu thuyết thấm đẫm hiện thực phản ánh và phê phán . ảo trong tác phẩm Châu chấu đỏ để có thể hiểu được một trong những tác phẩm được gọi là Tam hồng. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Với đề tài Thực và ảo trong tiểu thuyết Châu chấu đỏ của Mạc Ngôn . DUNG Chương 1. Thế giới hiện thực trong tác phẩm Châu chấu đỏ Tác phẩm Châu chấu đỏ là một câu chuyện đầy kỳ lạ và táo bạo mang phong cách viết vô cùng dữ dội của Mạc Ngôn qua bút pháp trần thuật. giờ cũng nằm trong mối quan hệ gắn kết với nhau không thể tách rời như hai mặt của một tờ giấy. Thế nên, trong phạm vi của bài viết Thực và ảo trong tiểu thuyết Châu chấu đỏ của Mạc Ngôn , tôi

Ngày đăng: 01/08/2014, 22:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w