Chợ Đồng Xuân nét văn hóa Tràng An Khi nhắc tới Hà Nội, du khách sẽ nhớ đến Đồng Xuân - một chợ ra đời và gắn liền quá trình phát triển thương mại của đất Thăng Long. Nơi đây không đơn thuần là điểm giao thương mà còn có giá trị văn hóa, tinh thần phản ánh cuộc sống sinh hoạt của người dân Hà Nội xưa. Khi người Pháp xây dựng cầu Long Biên thì buôn bán phát triển nhanh do có vị trí đắc địa về đường bộ, đường thủy và đường sắt. Năm này qua năm khác, chợ Đồng Xuân ngày càng phát triển trở thành điểm thăm thú của người dân Hà thành và người nơi khác đến Hà Nội. Từ khi ra đời, chợ Đồng Xuân đã trở thành trung tâm buôn bán sầm uất bậc nhất ở Hà Nội. Chợ Đồng Xuân thời Pháp thuộc Chợ Đồng Xuân nằm trong khu phố cổ, phía tây là phố Đồng Xuân, phía bắc là phố Hàng Khoai, phía nam là phố Cầu Đông, phía đông là ngõ chợ Đồng Xuân. Cổng chợ nhìn sang phía tây, phía trước là một khoảng trống nhỏ. Phía Bắc có quán Huyền Thiên (sau đổi thành chùa Huyền Thiên). Ngay sát sau chợ là chợ Bắc Qua. ở góc Tây Bắc của chợ có đài Cảm tử, kỉ niệm ngày Toàn quốc kháng chiến. Năm 1890 chính quyền Pháp mới bắt đầu xây dựng chợ Đồng Xuân. Chợ được thiết kế tương đối đơn giản: Các bộ khung bằng sắt, lợp tôn mái chảy, diện tích khoảng 6500 m2 . Toàn bộ gồm 5 dãy nhà và được phân theo các vòm cuốn mặt trước, bên trong phân cách bởi các đường đi giữa các vòm (mỗi vòm chợ dài 52m, khung thép cao 19m, rộng 25m). Mặt tiền theo kiến trúc Pháp, gồm năm phần hình tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn. Chợ Đồng Xuân ngày nay Do nằm ở vị trí thuận lợi là gần bến sông và trung tâm đầu mối của các mặt hàng nông sản, gần khu phố cổ với các mặt hàng thủ công truyền thống nên sau khi xây dựng xong, chợ trở thành một điểm buôn bán sầm uất và thu hút sự chú ý của giới thương nhân nước ngoài. Trong thời gian này, chợ là nơi đặt văn phòng thương mại của một số thương nhân người Pháp, Ấn, Việt. Không bao lâu, chợ Đồng Xuân phát triển mạnh thành đầu mối giao dịch hàng hoá lớn của Hà Nội và chiếm vị trí chỉ đạo các hoạt động kinh tế của thành phố Hà Nội và chi phối cả khu vực miền Bắc khi đó. Chợ bị cháy lớn năm 1994 và phải làm lại Năm 1947, chợ Đồng Xuân là một trong những căn cứ kháng chiến chống thực dân Pháp của Hà Nội. Chợ Đồng Xuân hơn 100 năm sau đã được xây lại, xong được ít lâu thì ngày 14/07/1994 lại bị hoả hoạn lớn do chập điện, phải làm lại lần nữa, chợ vẫn còn lưu giữ những nét căn bản của hình dáng cũ. Năm 1995, chợ Đồng Xuân lại được cải tạo một lần nữa với số vốn đầu tư lên đến 68 tỉ đồng. Chợ được xây dựng thành 3 tầng với tổng diện tích mặt bằng xây dựng là 28.968m2, tổng diện tích kinh doanh là 22.245m2. Riêng tầng 1 vẫn mang hình hài vóc dáng cũ của chợ xưa, nhưng đầu hồi bên trái có gắn thêm bức phù điêu bằng đồng mô tả cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Đồng Xuân trong thời kháng chiến chống Pháp. Chợ Đồng Xuân hiện nay cao ba tầng, kích thước rộng 73,5m, dài 130,5m, có khu giao dịch, bán hàng, phần chợ Bắc Qua xây mới trên móng cũ có gia cố cẩn thận, bảo tồn mặt tiền chợ Đồng Xuân cũ, nhiều cầu thang, lối đi thoáng đãng với ba lối vào phía trước, 3 lối vào phía sau, 2 lối vào phía hông (có cầu thang bê tông), 2 cầu thang ngoài trời lên chợ Đồng Xuân - Bắc Qua, 5 cầu thang lên các tầng trên và một hệ thống thang máy hiện đại. Giữa hai chợ Đồng Xuân và Bắc Qua có lối thông thương bằng cầu thang, cầu nối, có dải phân cách phòng cháy chữa cháy, đường ô tô xung quanh toàn khu chợ. Có khu tắm gội, vệ sinh ở các tầng, có mái hứng gió, bể chứa nước to xây ngầm, các cột cứu hoả, trụ cứu hoả, hệ thống phun nước tự động khi cháy, nhiều cửa từ chợ ra đường phố. Chợ đêm Hiện nay không chỉ những người mua bán hàng hoá tìm đến chợ Đồng Xuân để giao thương, nhiều khách du lịch trong và ngoài nước khi đi du lịch ở Hà Nội thường đến thăm quan và mua sắm ở chợ Đồng Xuân. Khu chợ nằm ngay trong khu phố cổ, không xa các phố nổi tiếng bán đồ lưu niệm, hàng thời trang, như phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Gai…Lại gần khu di tích Đền Ngọc Sơn… rất tiện cho một chuyến thăm quan ở khu trung tâm thành phố. Đến Hà Nội, xin đừng quên ghé thăm chợ Đồng Xuân Không chỉ là nơi buôn bán huyên náo, nhộn nhịp nhất Hà Thành, chợ Đồng Xuân còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tinh thần phản ánh cuộc sống, sinh hoạt của người dân kẻ Chợ xưa và cũng là điểm đến không thể thiếu của mỗi du khách khi dừng chân ở Hà Nội. Hay nói như nhà văn Băng Sơn: “Ai có dịp về Hà Nội, nếu chưa đi chợ Đồng Xuân thì coi như mới biết một phần nhỏ, một góc bé, hoặc chưa đến Hà Nội”. . Chợ Đồng Xuân thời Pháp thuộc Chợ Đồng Xuân nằm trong khu phố cổ, phía tây là phố Đồng Xuân, phía bắc là phố Hàng Khoai, phía nam là phố Cầu Đông, phía đông là ngõ chợ Đồng Xuân. Cổng chợ. Chợ Đồng Xuân nét văn hóa Tràng An Khi nhắc tới Hà Nội, du khách sẽ nhớ đến Đồng Xuân - một chợ ra đời và gắn liền quá trình phát triển thương. quan ở khu trung tâm thành phố. Đến Hà Nội, xin đừng quên ghé thăm chợ Đồng Xuân Không chỉ là nơi buôn bán huyên náo, nhộn nhịp nhất Hà Thành, chợ Đồng Xuân còn chứa đựng nhiều giá trị văn