LạcTịnhViên-kiếntrúcnhàvườn
đậm nétvănhóaHuế.
Trích cuốn lưu bút LạcTịnh Viên:
"Tôi là một người Huế sống xa quê hương mấy chục năm. Nay tuổi đã già, tóc đã
bạc, được vinh hạnh thăm LạcTịnh Viên, tôi như cảm thấy sống lại kỷ niệm 50-60 năm
về trước. Bà Khánh Nam lịch sự dịu dàng là hiện thân của nét đẹp đời sống ngày nào của
Huế " - Trần Xuân Lĩnh.
"Tôi như vừa từ thành phố lạc về thế giới khác, LạcTịnhViên đã dạy tôi nhiều điều
về đạo đức con người. Tôi vô cùng trân trọng tấm lòng của người phụ nữ, chủ của Lạc
Tịnh Viên, đã hết lòng chăm lo giữ gìn gia phong, nền nếp ông cha để lại. Bà đang giữ lại
những điều tốt đẹp cho hậu thế của bà và đất nước. LạcTịnhViên đã giữ lại cho đời một
nét đẹp vô giá của vănhoá Huế và Việt nam" - Tiến sĩ Lê văn Phương - ĐH Y Hà Nội.
Bước chân qua cổng chính hình mái vòm với cánh cửa gỗ lim dày của LạcTịnh
Viên ở 65 Phan Đình Phùng, TP Huế, chúng tôi như lạc vào một thế giới khác, yên tĩnh
và gần gũi với thiên nhiên. Mọi sự ồn ào của phố xá hay nắng gắt của mùa hạ như đã lùi
xa.
Trước mắt chúng tôi là một vườn cây xanh sai trĩu quả, thơm ngát hương hoa. Dọc
hai bên lối đi là những hàng cây cảnh được tỉa xén gọn gàng, rồi những luống cây cảnh,
những chậu hoa từ hải đường, nguyệt quế đến mai tứ quý, mẫu đơn Hai bên khoảng sân
tả hữu là những bộ bàn ghế đá mộc mạc, nơi xưa kia chủ nhân khu vườn cùng thưởng trà
ngâm thơ với những tao nhân.
Cuối lối đi là một tấm bình phong xây bằng gạch, mô phỏng một cuốn thư. Theo chủ
nhà thì tấm bình phong là chi tiết không thể thiếu trong bất kỳ một quần thể kiếntrúc nào
tại Huế. Nó là tấm chắn ngăn ngừa các khí độc và những cặp mắt tò mò cho khu nhà.
Qua khoảng sân vuông vắn là khu nhà gồm bốn căn, mỗi căn có một tên riêng và nét
truyền thống khác nhau. Đầu tiên là nhà khách vấn Trai được xây dựng năm 1910, nơi
nhà thơ hoàng tộc Hồng Khẳng và Ưng Trình tiếp khách, sáng tác thơ văn. Tại đây có
những bức hoành phi sơn son thiếp vàng trên 100 năm tuổi, đặc biệt là bức Thi lễ truyền
gia (lễ giáo của sự hiếu học và nhân hậu).
Kế tiếp là nhà thờ của Hồng Khẳng, cháu nội vua Minh Mạng được xây từ năm
1889. Ngày khánh thành, hoàng tử thứ 11 là Tuy Lý Vương Miên Trinh đã tặng 3 chữ Hy
Trần Trai làm tên nhà với ý khen gia chủ có dư tài đức hiếu thuận. Phong cách kiếntrúc ở
đây khác hẳn so với các ngôi nhà cổ truyền thống đất kinh kỳ. Trên lan can hoa chạm vô
số những họa tiết tinh xảo mô phỏng theo đề tài tứ quý, bát bửu.
Tiếp nối là căn nhà Nhân hậu, hình vuông, không có vách ngăn. Hơn một thế kỷ
nay, theo truyền thống gia đình, cứ đến chủ nhật LạcTịnhViên lại giúp đỡ những người
nghèo khó. Căn nhà đã mang cái tên đầy nhân ái này do một gia đình tại Thanh Hoá đặt
tặng. Bên trái vườn là ngôi nhà Di Tâm Thích Thể Đường, nơi ăn ở và dạy chữ nho cho
con cháu trong gia đình.
Trong nhàvườn này, mỗi một công trình kiếntrúc nghệ thuật đều hòa quyện gắn bó
với con người và thiên nhiên, đúng như tên gọi LạcTịnhViên- khu vườn để hưởng cái
thú vui trong yên lặng thanh tĩnh.
Bất cứ du khách nào đã đến đây đều không thể không nhắc đến chủ nhân căn nhà-
bà Công Tằng Tôn Nữ Khánh Nam, một người phụ nữ hiền dịu mến khách. Cứ 5h sáng,
bà vận áo dài nghiêm chỉnh, chuẩn bị 12 lọ hoa trang trí trong khu nhà. Sau khi thắp một
nén hương lên bàn thờ, bà lại thăm vườn bởi bà quan niệm rằng làm như vậy cây sẽ ngày
một xanh tươi vì mối giao hoà giữa con người và cây trái.
Hàng ngày, từ sáng tới tối bà tận tình tiếp đón khách tham quan, giới thiệu những
đạo giáo truyền thống trong gia đình với sự say mê và tự hào. Bà cho biết: "Sau hơn một
năm ngừng đón khách, LạcTịnhViên bắt đầu mở cửa trở lại từ 1/5, nhưng đã đón gần
500 đoàn khách đến tham quan. Khách luôn cảm thấy thích thú và lôi cuốn với kiếntrúc
của khu nhàvườn cũng như câu chuyện của gia đình".
Chúng tôi đã rất khó nói lời từ biệt với LạcTịnhViên cũng như gia chủ. Sự độc đáo
và trong lành của khu nhàvườn cùng sự hiếu khách và hiểu biết của chủ nhà đã níu kéo
đoàn du khách.
. Lạc Tịnh Viên - kiến trúc nhà vườn
đậm nét văn hóa Huế.
Trích cuốn lưu bút Lạc Tịnh Viên:
"Tôi là một người Huế sống xa quê hương. Trong nhà vườn này, mỗi một công trình kiến trúc nghệ thuật đều hòa quyện gắn bó
với con người và thiên nhiên, đúng như tên gọi Lạc Tịnh Viên - khu vườn