XOE – NET VAN HOA DAC TRUNG CUA THAI MUONG LO Đến Mường Lò, để được ngắm sắc vàng của lúa, sắc nắng chiều thu, ngắm những ngôi nhà sàn huyền ảo trong sương sớm, để hoà mình vào với thiên nhiên thơ mộng. Mường Lò còn có những bản làng rộn rã tiếng khèn, những câu khắp Thái, rộn rã vui hội Cầu Mùa, Múa Chôm Chiêng và nồng nàn trong men rượu cần và ấm áp tình người. Chúng ta thường xao xuyến với bộ váy áo mớ ba mớ bảy của vùng kinh bắc, ngỡ ngàng với chiếc kh ăn rằn nền nã phương Nam, thì đến Mường Lò bạn sẽ đắm say, ngẩn ngơ, tràn đầy cảm xúc với bộ áo cỏm óng vàng và chiếc váy nhung huyền của các cô gái thái căng tràn sức trẻ. Đến Mường Lò để được xem các cô gái Thái xinh tươi, khoẻ khoắn căng tràn sức sống dệt áo cỏm, khăn piêu, xem người Mông thể hiện tài rèn dao, liềm, cuốc, người Khơ Mú với nghề đan lát và chứng kiến tài chạm khắc của người Dao người Mông. Nếu cây đàn tính và làn điệu hát then của người Tày rộn ràng, uyển chuyể n, thì tiếng khèn giao duyên của các chàng trai, cô gái Mông lại tình cảm thiết tha, khèn môi của người Dao thật là lãng mạn, tài tình và rồi du khách lại được đắm mình vào vòng xoè của những cô gái Thái. Mường Lò là ngọn nguồn của những vòng xoè! Vâng xoè là một nét văn hoá trong sinh hoạt cộng đồng, tiêu biểu độc đáo của đồng bào các dân tộc Mường Lò-Nghĩa Lộ. Không xoè không vui. Không xoè cây lúa không trổ bông. Không xoè cây ngô không ra bắp. Không xoè trai gái không thành đôi. Chẳng vì thế, đối với người dân tộc Thái, xoè là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong mỗi cuộc vui và trong các lễ hội. Múa xoè được chia thành 6 điệu gồm: Nhôm Khăn, Khắm Then, Đổn Hôn, ỏm Lọm Tốp Mư, Phá Xí và điệu Khắm Khăn Mơi Lẩu. Mỗi điệu xoè th ể hiện một nét văn hoá riêng. Chẳng hạn như điệu xoè Nhôm Khăn “Tung khăn”, điệu xòe này biểu hiện tình cảm vui mừng phấn khởi mỗi khi có niềm vui trong cuộc sống. Không chỉ có vậy nó còn thể hiện được những nét văn hóa hết sức tinh tế trong nghệ thuật trang trí hoa văn, trong văn hóa trang phục và giới thiệu sản phẩm lao động của cộng đồng. Những chiếc khăn thổ cẩm chính là thành quả trong lao động và sáng tạo của đồng bào được dệt lên từ đôi bàn tay khéo léo của các thiếu nữ dân tộc Thái. Điệu Khắm then “Nắm tay”, đây là điệu xòe cơ bản nhất trong nghệ thuật dân vũ dân tộc Thái. Nó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cuộc sống của đồng bào, nắm tay nhau biểu hiện sự gắn kết cộng đồng, nắ m chặt tay nhau không tách rời nhau kể cả khi vui hay lúc gặp hoạn nạn. Điệu xòe Đổn hôn “Tiến lùi” thì lại có ý nghĩa hết sức sâu sắc thể hiện tình cảm son sắt của con người, cho dù vật đổi sao dời nhưng lòng người mãi không bao giờ đổi thay. Điệu xòe ỏm lọm tốp mư “Vòng tròn vỗ tay” lại biểu hiện tình cảm của cộng đồng mỗi khi có niềm vui như được mùa, mỗi độ xuân về, đặc biệt là khi có khách quý đến nhà, đến Mường Lò mọi người vỗ tay hân hoan chào đón. Điệu xòa Phá Xí “Bổ bốn”, điệu xòe này có ý nghĩa biểu trưng cho tình đoàn kết gắn bó, dù có đi khắp bốn phương trời, đi mười phương đất mỗi thành viên trong cộng đồng vẫn luôn hướng về nguồn cội, dù xa cách nhưng tấm lòng không bao giờ thay đổi. Bốn phương trời vẫn tụ hộ i đông vui. Điệu Khắm khăn mơi lẩu “Nâng khăn mời rượu”, đây là một trong những điệu xòe thể hiện nét văn hóa trong giao tiếp của người Thái. Nếu như người miền xuôi lấy miếng trầu là đầu câu chuyện thì người Thái Tây Bắc khi khách quý đến nhà tình cảm sẽ được thể hiện trong chén rượu đậm đà men say của lá rừng và sự trân trọng trong cách mời rượu. Đừng s ợ say Đây tay ngà/ Chén đã đầy chén em dâng đầy. Những chén rượu mời thật khéo léo, tinh tế, trong văn hóa ứng xử của người Thái Mường Lò-Nghĩa Lộ. CHỢ PHIÊN SÍN CHÉNG (LÀO CAI) Chợ Sín Chéng nằm ở trung tâm xã Sín Chéng, cách huyện lỵ Si Ma Cai khoảng 10 km, họp vào thứ tư hàng tuần. Vì nằm ở một xã khá xa trung tâm huyện, nên chợ Sín Chéng ít bị các yếu tố của nền văn hoá công nghiệp làm mờ đi những nét đặc trưng củ a chợ vùng cao. Dù đi đến vùng miền nào thì điểm tập trung nhất vẫn là các phiên chợ. Đặc biệt ở vùng cao, chợ phiên là nơi lưu giữ nhiều nét văn hoá của các dân tộc thiểu số. Trong lộ trình du lịch từ thị trấn Bắc Hà lên Si Ma Cai, bạn có thể tham dự vào nhiều phiên chợ: Bắc Hà, Lùng Phình, Cán Cấu, Si Ma Cai. Nhưng có một phiên chợ khá độc đáo vẫn còn lưu giữ được hầu hết những giá trị văn hoá đậm tính bản sắc của nhiều dân tộc, đó là chợ phiên Sín Chéng. Chợ Sín Chéng nằm ở trung tâm xã Sín Chéng, cách huyện lỵ Si Ma Cai khoảng 10 km, họp vào thứ tư hàng tuần. Vì nằm ở một xã khá xa trung tâm huyện, nên chợ Sín Chéng ít bị các yếu tố của nền văn hoá công nghiệp làm mờ đi những nét đặc trưng của chợ vùng cao. Chợ là nơ i hội tụ của nhiều đồng bào dân tộc: Mông, Nùng, Tày, Thu Lao đến giao lưu, trao đổi, buôn bán. Chợ Sín Chéng không lớn và quy mô như chợ Bắc Hà, nhưng chủng loại các mặt hàng có thể nói không hề thua kém. Những loại rau xanh, củ, quả xứ lạnh được đồng bào trồng trên nương rẫy đảm bảo chất lượng sạch. Riêng gừng và ớt tươi, ớt khô thì ở đây không bao giờ thiếu. Cải mèo, cải cúc và rau đậu Hà Lan là loại rau ngon. Ghé thăm hàng bán thịt, bạn có thể mua thịt lợn đen ngay tại chợ. Đây là loại thịt lợn thơm ngon vì không nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Nếu là thực khách sành ăn và quen, bạn cũng có thể tìm mua thịt lợn sấy và thịt trâu sấy. Đến chợ Sín Chéng, bạn có thể mua gà đen và lợn cắp nách là những mặt hàng đặc sản của vùng cao. Đến hàng ăn, không thể bỏ qua nồi thắng cố và bát ph ở đặc trưng của người dân tộc nơi đây. Dù trời lạnh, ăn xong bát phở thấy ấm hẳn người, thấy vị cay nóng của ớt vùng cao, vị thơm nồng của hạt tiêu, vị chua của chanh yên và cái nóng nghi ngút vừa múc trong nồi của nước dùng. Nếu ngẫu hứng, làm thêm vài chén rượu ngô, sẽ có cảm giác lâng lâng Chợ Sín Chéng tầm ban trưa là lúc đông nhất. Nhìn từ xa, chỉ thấy màu đỏ váy, áo những cô gái Mông, màu xanh củ a trang phục người Nùng và nhiều màu sắc khác của hàng hoá. Chợ là nơi tìm bạn, kết bạn; nơi hò hẹn lứa đôi; nơi các cô gái Mông khoe bộ váy mới vừa thêu; chàng trai thể hiện điệu múa khèn tình tứ; những cụ già ngồi nhâm nhi chén rượu; những cô, những bà vừa bán hàng, vừa thêu thổ cẩm bằng đôi bàn tay in dấu thời gian Chợ là nơi giao lưu giữa các dân tộc với nhau, cũng là nơi giao thoa của nhiều vùng, miề n văn hoá. Chợ Sín Chéng còn giữ được rất nhiều nét bản sắc độc đáo mà bất kỳ nhà nghiên cứu văn hoá nào nếu chỉ đọc qua sách vở cũng không thể tìm thấy hết được. Chợ phiên Sín Chéng Đến chợ phiên Sín Chéng cho ta niềm tin vào sự bền vững của những giá trị văn hoá. . trong cuộc sống. Không chỉ có vậy nó còn thể hiện được những nét văn hóa hết sức tinh tế trong nghệ thuật trang trí hoa văn, trong văn hóa trang phục và giới thiệu sản phẩm lao động của cộng đồng đông vui. Điệu Khắm khăn mơi lẩu “Nâng khăn mời rượu”, đây là một trong những điệu xòe thể hiện nét văn hóa trong giao tiếp của người Thái. Nếu như người miền xuôi lấy miếng trầu là đầu câu. ít bị các yếu tố của nền văn hoá công nghiệp làm mờ đi những nét đặc trưng củ a chợ vùng cao. Dù đi đến vùng miền nào thì điểm tập trung nhất vẫn là các phiên chợ. Đặc biệt ở vùng cao, chợ