ĐIỀU TRỊ NGHẸT MŨI DO QUÁ PHÁT CUỐN DƯỚI BẰNG KỸ THUẬT COBLATION ppsx

7 1.3K 7
ĐIỀU TRỊ NGHẸT MŨI DO QUÁ PHÁT CUỐN DƯỚI BẰNG KỸ THUẬT COBLATION ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐIỀU TRỊ NGHẸT MŨI DO QUÁ PHÁT CUỐN DƯỚI BẰNG KỸ THUẬT COBLATION TÓM TẮT Mục tiêu : đánh giá hiệu quả của phương pháp Coblation trong việc đốt cuốn dưới điều trị nghẹt mũi. Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu tiến cứu ngẫu nhiên có can thiệp lâm sàng 50 bệnh nhân tuổi từ 10 đến 59 được chỉ định đốt cuốn dưới bằng hệ thống Coblator II, với chẩn đoán viêm mũi mạn tính, viêm mũi vận mạch, viêm mũi dị ứng hoặc viêm mũi do thuốc có kết hợp với triệu chứng nghẹt mũi kéo dài không đáp ứng với điều trị nội khoa. Kết quả : Tình hình cải thiện triệu chứng nghẹt mũi của bệnh nhân sau khi đốt : khảo sát vào ngày thứ 14 sau khi đốt có 72% (36/50) số ca hết cảm giác nghẹt mũi, 24% (12/50) số ca có cải thiện tình trạng nghẹt mũi nhưng vẫn còn nghẹt; 4% (2/50) số ca không cải thiện. Đánh giá sau 1 tháng có 92% (46/50) số ca có cải thiện triệu chứng nghẹt mũi. Chỉ có 8% (4/50) số ca không cải thiện hoặc cải thiện không đáng kể. Kết luận : can thiệp cuốn dưới để điều trị nghẹt mũi bằng Coblation là phương pháp an toàn, hiệu quả, ít gây tổn thương niêm mạc cuốn, ít mất máu, ít đau, và mau lành vết thương. SUMMARY Objectives : to assess the morbidity and efficacy of radiofrequency thermal ablation (Coblation) to inferior turbinate to treat mucosal hypertrophy. Study design and setting : Prospective, randomized, controlled clinical study 50 patients aged 10 to 59 years was admitted for inferior turbinate ablation by coblator II system. This patients were diagnosed chronic Rhinitis, vasomotor rhinitis, allergic rhinitis, drug induced rhinitis with persisted nasal obstruction that have not improved by medicine. Results : Improvement of nasal obstruction after ablation : to study on 14 th day after ablation : 72% (36/50) patients were out of sensation of nasal obstruction, 24% (12/50) patients have improved but still some obstruction one or two side, 4% (2/50) patients have not improved. To study on 30 th day after ablation : 92% (46/50) patients have improved obviously. Only 8% (4/50) patients have not improved or improved inappreciably (less than 50%). Conclusion : inferior turbinate interventions to treat mucosal hypertrophy by Coblation is a safety and effect method associated with less demage to mucous membrane of turbinates, decrease in blood lost, less pain, faster healing. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghẹt mũi là triệu chứng rất thường gặp trong cuộc sống, có nhiều nguyên nhân gây nghẹt mũi nhưng trong đó phì đại cuốn mũi dưới chiếm một phần quan trọng. Một số nguyên nhân thường gặp là do sự bù trừ tình trạng vẹo vách ngăn kéo dài, hoặc do hậu quả của viêm mũi kéo dài, viêm mũi vận mạch hoặc viêm mũi dị ứng. Nghẹt mũi, ngoài việc gây ra nhiều khó chịu cho sinh hoạt hàng ngày nó còn làm rối loạn sinh lý đường dẫn khí, Ít nhất đã có 13 phương pháp đã được dùng để điều trị tình trạng này trong quá khứ (Hol và cộng sự 2000). nhưng nhìn chung vẫn chưa có phương pháp nào tỏ ra hiệu quả thực sự và lâu dài. Các phương pháp nêu trên đều ít nhiều gây ra tình trạng vảy mũi, chảy máu sau mổ và những tổn thương niêm mạc không hồi phục vì vậy trong một chừng mục nào đó vẫn chưa có phương pháp điều trị hữu hiệu phì đại cuốn dưới (Hol và cộng sự. 2000). Từ năm 1998, trên thế giới đã đưa vào áp dụng một phương pháp phẫu thuật mới gọi là phương pháp Coblation. Với những ưu điểm về nhiệt độ cắt đốt thấp ( 40- 70 0 C) nó đang thu hút được sự quan tâm của giới y học nói chung và tai mũi họng nói riêng. Phương pháp phẫu thuật này hiện nay đã được áp dụng trong nhiều chuyên khoa khác nhau như tai mũi họng, tim mạch, thần kinh, tiết niệu, da liễu, thẩm mỹ, vv Trong tai mũi họng, người ta có thể dùng nó để cắt amiđan, đốt cuốn mũi dưới, điều trị ngủ ngáy, nạo VA vv Từ năm 2003 Bệnh viện đại học Y Dược Cơ sở 2 là đơn vị đầu tiên trong cả nước đã đưa kỹ thuật Coblation vào phẫu thuật tai mũi họng. Sau một thời gian sử dụng chúng tôi nhận thấy đây là một phương pháp phẫu thuật an toàn, hiệu quả. Bệnh nhân ít mất máu, ít đau sau mổ và thời gian lành thương nhanh. PHƯƠNG PHÁP - VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu có can thiệp lâm sàng. Làm bệnh án theo mẫu, vô cảm bằng đặt mèche có tẩm thuốc tê lidocain 10% và Rhinex vào hốc mũi và cuốn dưới từ trước ra sau 15 phút trước khi đốt. Bệnh nhân nằm ngửa phẫu thuật viên đứng bên phải đầu bệnh nhân. Phẫu thuật viên quan sát dưới nội soi ống cứng, sử dụng dầu đốt ReFlex Ultra 45 dạng kim chọc vào giữa đầu cuốn dưới phần da tiền đình mũi tiếp xúc với niêm mạc mũi luồn điện cực song song và dọc theo sát mặt trong xương cuốn dưới từ trước ra sau cho đến đuôi cuốn, đốt và kéo từ từ điện cực ra với tốc độ 5cm/phút. (set máy ở chế độ cắt 4 và đốt 2) có thể đốt lại một lần nữa như vậy. Làm tương tự như trên ở đường đốt thứ hai, chọc kim vào phía dưới đầu cuốn dưới ngang bờ dưới xương cuốn dưới và luồn điện cực dọc theo bờ dưới xương cuốn dưới ra tới đầu sau cuốn và đốt như trên. Sau đốt cho bệnh nhân về ngay, dùng thuốc kháng sinh và giảm đau trong 1 tuần cho tất cả bệnh nhân. Bệnh nhân trả lời bảng câu hỏi theo mẫu trong 14 ngày sau đốt. Hẹn bệnh nhân tái khám sau một tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm. Sau đó định kỳ đánh giá tình trạng bệnh nhân qua điện thoại. trong khuôn khổ bài này chúng tôi xin đánh giá một số thông số sau: Thời gian đốt cuốn : tính từ lúc đâm kim vào cuốn mũi cho đến khi hoàn tất đường đốt thứ 2 Lượng máu mất trong khi đốt Bảng thang đau trong khi đốt và trong vòng 14 ngày sau khi đốt dựa vào bảng trả lời câu hỏi theo mẫu của bệnh nhân, Tình trạng chảy máu sau khi đốt Theo dõi tình hình cải thiện triệu chứng nghẹt mũi của bệnh nhân sau khi đốt bằng bảng câu hỏi và acoustic rhinometry. Đánh giá tình trạng vết thương, vảy đốt bằng nội soi mũi ống cứng Đối tượng nghiên cứu Cỡ mẫu 50 ca chọn ngẫu nhiên trong số bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cơ sở 2 có biểu hiện nghẹt mũi kéo dài do viêm mũi mạn tính, viêm mũi dị ứng hay vận mạch, do sử dụng thuốc co mạch kéo dài hoặc bệnh nhân bị ngáy và khi khám nội soi mũi thấy cuốn mũi dưới quá phát không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với thuốc co mạch (rhinex) đã được điều trị nội khoa nhiều lần không cải thiện. Khi có chỉ định đốt cuốn dưới bệnh nhân được cho làm các xét nghiệm về đông máu (TS TQ, TCK) và đo thể tích hốc mũi bằng máy Acoustic rhinometry. Phương tiện nghiên cứu Hệ thống coblator II, đầu đốt ReFlex Ultra 45 của hãng Anthocare Mỹ KẾT QUẢ Thời gian đốt Trung bình 5 phút cho một hốc mũi Lượng máu mất Gần như không chảy máu hoặc chảy máu không đáng kể (<1ml) Cảm giác đau trong và sau khi đốt 72% bệnh nhân không đau hoặc đau rất ít trong khi đốt, 28% bệnh nhân than khó chịu nhưng vẫn hợp tác tốt trong khi đốt. Tình trạng vảy mũi của bệnh nhân Khảo sát tình trạng vảy mũi của bệnh nhân vào ngày thứ 7 sau khi đốt cho kết quả sau : 6% (3/50) ca có vảy mũi nhiều. 18% (9/50) ca có vảy đốt ít và 76% (38 /50) ca không có vảy đốt. Tình trạng chảy máu sau khi đốt Khảo sát vào ngày đầu tiên sau đốt (căn cứ theo sự tự đánh giá của bệnh nhân qua bảng trả lời câu hỏi) có 4% (2/50) số ca có rỉ máy nhiều tại chỗ đốt; 96% (48/50) số ca không có chảy máu hoặc chảy máu không đáng kể. Tình hình cải thiện triệu chứng nghẹt mũi của bệnh nhân sau khi đốt Khảo sát vào ngày thứ 14 sau khi đốt có 72% (36/50) số ca hết cảm giác nghẹt mũi, 24% (12/50) số ca có cải thiện tình trạng nghẹt mũi nhưng vẫn còn nghẹt; 4% (2/50) số ca không cải thiện. Đánh giá sau 1 tháng có 92% (46/50) số ca có cải thiện triệu chứng nghẹt mũi. Chỉ có 8% (4/50) số ca không cải thiện hoặc cải thiện không đáng kể. BÀN LUẬN Tình trạng vảy mũi của bệnh nhân Đa phần bệnh nhân không có vảy mũi, chỉ có 6% có vảy đốt nhiều. So với phương pháp đốt cuốn mũi dưới bằng cauther điện đốt trong niêm mạc (100% có vảy đốt nhiều) thì tỷ lệ trên là có ý nghĩa. Vì không có vảy đốt nên bệnh nhân nhanh cải thiện tình trạng nghẹt mũi, không cần chăm sóc sau đốt nhiều, bệnh nhân nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường. Tình trạng chảy máu sau khi đốt Không có ca nào chảy máu nhiều phải trở lại bệnh viện, có thể do điểm đốt nhỏ (như đầu kim), hệ thống vừa đốt vừa cầm máu, niêm mạc ít bị tổn thương, không có vảy nên ít gây hoại tử và tróc vảy. Tình hình cải thiện triệu chứng nghẹt mũi của bệnh nhân sau khi đốt Theo kết quả nghiên cứu sau 1 tháng có 92% số ca có cải thiện tình trạng nghẹt mũi tương tự như một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài. KẾT LUẬN Sử dụng coblator để đốt cuốn mũi dưới nhằm giải quyết tình trạng nghẹt mũi cho bệnh nhân rất an toàn, ít mất máu, ít đau, hiệu quả cao, thời gian lành thương nhanh . ĐIỀU TRỊ NGHẸT MŨI DO QUÁ PHÁT CUỐN DƯỚI BẰNG KỸ THUẬT COBLATION TÓM TẮT Mục tiêu : đánh giá hiệu quả của phương pháp Coblation trong việc đốt cuốn dưới điều trị nghẹt mũi. Phương. biểu hiện nghẹt mũi kéo dài do viêm mũi mạn tính, viêm mũi dị ứng hay vận mạch, do sử dụng thuốc co mạch kéo dài hoặc bệnh nhân bị ngáy và khi khám nội soi mũi thấy cuốn mũi dưới quá phát không. amiđan, đốt cuốn mũi dưới, điều trị ngủ ngáy, nạo VA vv Từ năm 2003 Bệnh viện đại học Y Dược Cơ sở 2 là đơn vị đầu tiên trong cả nước đã đưa kỹ thuật Coblation vào phẫu thuật tai mũi họng. Sau

Ngày đăng: 01/08/2014, 15:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan