Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Hà Nộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005 pot (Trang 35 - 45)

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng, từ ngày 7 - 5 -1996, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã tiến hành Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XII.

Trên cơ sở đánh giá mặt thành công và hạn chế trong lãnh đạo phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT ở Hà Nội, Đại hội XII chỉ rõ: "Để phát triển kinh tế Thủ đô theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong những năm trước mắt, cơ cấu kinh tế ở Hà Nội vẫn là: Công nghiệp - Thương mại, du lịch, dịch vụ - Nông nghiệp (Nhưng có thay đổi quan hệ tỷ lệ nội bộ và trọng điểm phát triển)” [4, tr.65].

Về công nghiệp, Đại hội xác định:

Công nghiệp Hà Nội phải phát triển với tốc độ nhanh, có hiệu quả kinh tế lớn, trên cơ sở cơ cấu sản xuất với phương châm ưu tiên những ngành đòi hỏi công nghệ và hàm lượng chất xám cao, kết hợp với những ngành nghề truyền thống, từng bước sử dụng công nghệ tiên tiến và thu hút nhiều lao động, đáp ứng yêu cầu của thị trường, thay thế dần hàng

nhập khẩu mà trong nước sản xuất được, bảo đảm môi trường sinh thái. Trong khi coi trọng sản xuất sản phẩm cơ khí chế tạo mà Hà Nội có thế mạnh, cần tăng cường sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, đầu tư công nghiệp phục vụ nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, thương mại. Huy động tiềm năng và liên kết các thành phần kinh tế, hợp tác và liên doanh trong nước và nước ngoài để cải tạo phát triển các cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu. Phấn đấu đến năm 2000 đưa tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng từ 33,01% (1995) lên 39-40% (năm 2000), đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp 19 - 20%/năm [4, tr.65-66].

Đại hội Đảng bộ Thành phố đề ra một số giải pháp để phát triển công nghiệp: “phải đổi mới cơ cấu công nghiệp, tăng nhanh tốc độ phát triển các ngành công nghiệp, trước hết là 5 ngành công nghiệp then chốt: Cơ khí - đồ điện; Công nghiệp điện tử; Dệt - may - da; Công nghiệp thực phẩm; Công nghiệp xây dựng [4, tr.66].

Về chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp, Đại hội chỉ rõ:

- Ngành cơ khí - đồ điện : Quy hoạch hình thành đồng bộ các cơ sở cơ khí, kể cả cơ khí nặng, cơ khí chính xác. Củng cố phát triển ngành cơ khí chế tạo động cơ các loại, máy móc và thiết bị phụ tùng sản xuất và chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp, thủy lợi, xây dựng...

- Công nghiệp điện tử: Ngành công nghiệp điện tử ngày càng phát triển mạnh, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Thủ đô. Phát triển công nghệ tin học như các hệ thống chương trình quản lý, các hệ mạng để trao đổi thông tin...Nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất các mặt hàng điện tử, dân dụng, từng bước phát triển các mặt hàng điện tử phục vụ sản xuất. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 25 – 30%/năm.

- Ngành dệt - may - da: Cần phát triển nhanh để tạo nhiều việc làm và góp phần tăng giá trị ngành công nghiệp. Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng trung bình khoảng 20%/năm.

- Công nghiệp thực phẩm: Đẩy mạnh công nghiệp sơ chế và tinh chế nông sản, thực phẩm. Khai thác tối đa khả năng sản xuất tại chỗ và liên kết với các tỉnh bạn để tạo nguồn nguyên liệu cho công nghệp thực phẩm. Phát triển và hiện đại hóa công nghệ bảo quản và chế biến thực phẩm truyền thống hướng tới xuất khẩu. Thực

hiện nền nông nghiệp “sạch” bằng cách sử dụng ngày càng rộng rãi phân và thuốc trừ sâu sinh học, các chất kích thích sinh trưởng với mục tiêu giảm tỷ lệ phân và thuốc trừ sâu hóa học. Phát triển công nghệ sinh học trong tạo giống mới, bảo vệ cây con, trong y dược, bảo vệ môi trường. Nhịp độ tăng trưởng bình quân khoảng 23%/năm.

- Công nghiệp xây dựng: Hướng vào vật liệu xây dựng cao cấp, đồ trang trí nội thất, thanh hợp kim, nhôm định hình, kính, gạch men, gạch lát, đồ sứ vệ sinh...đầu tư thiết bị, đổi mới công nghệ để có sản phẩm chất lượng cao phục vụ tốt các công trình xây dựng.

- Các ngành công nghiệp khác: Khai thác những lợi thế những ngành công nghiệp khác của Hà Nội để cùng với các ngành công nghiệp then chốt, góp phần thực hiện vai trò động lực của trung tâm công nghiệp lớn.

Đại hội chỉ rõ: cần tổ chức hợp lý công nghiệp trên lãnh thổ, đối với các khu công nghiệp tập trung hiện có nằm trong nội thành (Thượng Đình, Minh Khai, Vĩnh Tuy, Trương Định, Đuôi cá) chủ yếu đầu tư chiều sâu, từng bước thay đổi thiết bị và công nghệ, xây dựng bổ sung các phân xưởng để đồng bộ sản xuất, nhằm cải tạo và hiện đại hóa các khu này, đặc biệt chú ý đầu tư cải thiện môi trường, chống ô nhiễm. Đối với các khu công nghiệp tập trung còn nhiều đất như Cầu Diễn, Nghĩa Đô, Chèm, Đông Anh, Cầu Bươu, cần xây dựng thêm các xí nghiệp có quan hệ về sản xuất, công nghệ. Thúc đẩy các khu công nghiệp mới hình thành ở Sài Đồng, Đông Anh, Sóc Sơn, Nội Bài, Bắc và Nam cầu Thăng Long...Những nơi đã xây dựng xong từng phần, cần sớm đưa vào hoạt động, phát huy hiệu quả nhanh. Có chính sách kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và thu hút đầu tư trong nước về công nghiệp vào các khu công nghiệp này. Tại đây sẽ tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới, đào tạo lực lượng lao động lành nghề cùng cách quản lý tiên tiến, mở rộng việc gia công cho các xí nghiệp vệ tinh ở ngoài khu công nghiệp, hình thành khu công nghệ cao. Tổ chức các công ty theo ngành hàng (như dệt - may, sản xuất cơ khí, xây dựng...) bao gồm các cơ sở địa phương và Trung ương trên địa bàn Hà Nội.

Để có đủ nguyên liệu đáp ứng yêu cầu phát triển của công nghiệp, Đại hội chỉ rõ: “Phát triển công nghiệp Hà Nội phải gắn với phát triển vùng nguyên liệu và

công nghiệp của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với các tỉnh phía Bắc và trong cả nước” [4, tr.71].

VềThương mại, du lịch, dịch vụ, mục tiêu phấn đấu của Thương mại Hà Nội là: “Xây dựng thị trường phát triển lành mạnh, ổn định, góp phần tích cực chống lạm phát, phát triển sản xuất, nâng cao mức sống của nhân dân” [4, tr.72].

Đối với các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, Đại hội xác định: “Thương mại Hà Nội gồm nhiều thành phần, trong đó quốc doanh đóng vai trò chủ đạo, nắm và chi phối bán buôn những mặt hàng, ngành hàng chiến lược; bán lẻ các mặt hàng thiết yếu; chủ động can thiệp thị trường khi cung cầu căng thẳng” [4, tr.72-73]; không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế với nông dân, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Để phát huy thế mạnh và khả năng của thương nghiệp quốc doanh, Đại hội chỉ rõ: “Đổi mới thương nghiệp quốc doanh theo hướng gắn lưu thông với sản xuất, nội thương với ngoại thương; cải tiến phương thức và tác phong kinh doanh, nâng cao văn minh thương nghiệp” [4, tr.73].

Đại hội đề ra phương hướng phát triển thương mại là: Quy hoạch xây dựng mạng lưới bán lẻ hàng hóa và cung ứng vật tư nông nghiệp, mạng lưới mua bán nông sản của nông dân, các chợ, giảm hẳn việc buôn bán trên hè phố. Hình thành các trung tâm thương mại, các cửa hàng bách hóa lớn, các siêu thị, các cửa hàng tự chọn có quy mô hợp lý, tiến tới xây dựng trung tâm thương mại quốc tế. Đẩy mạnh xuất khẩu nhằm phát triển sản xuất và góp phần ổn định thị trường trong nước. Xây dựng cơ cấu hàng xuất khẩu và nhập khẩu hợp lý, nâng cao tỷ trọng hàng xuất khẩu từ nguồn sản xuất trên địa bàn; đồng thời coi trọng nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất.

Nguyên tắc để duy trì và phát triển thương mại được Đại hội xác định như sau: “Phát triển thương mại và thị trường phải đi đôi với việc tăng cường quản lý thị trương, chống các hoạt động đầu cơ buôn lậu, nhập lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả các hành vi gian lận thương mại” [4, tr.74].

Đối với du lịch : “Nhanh chóng phát triển các hoạt động du lịch, coi xây dựng các chương trình, các tuyến du lịch nối liền Hà Nội với các nơi khác trong nước, trước hết là các tỉnh, thành lân cận, các tuyến du lịch quốc tế [4, tr.74].

Về giải pháp để phát triển du lịch, Đại hội xác định: Tôn tạo các khu di tích lịch sử, kết hợp với việc xuất bản các ấn phẩm giới thiệu danh lam thắng cảnh và lịch sử văn hóa truyền thống Thủ đô ngàn năm văn hiến. Nghiên cứu, phục hồi phát triển các món ăn Hà Nội, các lễ hội truyền thống phù hợp với nhu cầu của khách du lịch và nếp sống văn hóa dân tộc.

+ Phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ du lịch như: khách sạn, nhà hàng, khu giải trí, bán hàng lưu niệm, món ăn dân tộc, cửa hàng miễn thuế, thu đổi ngoại tệ, lữ hành. Xây dựng quy hoạch du lịch và thống nhất quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn Hà Nội .

+ Phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của tài chính, ngân hàng, phấn đấu trở thành công cụ có hiệu quả của quản lý kinh tế ,bảo đảm nhu cầu tài chính, tiền tệ cho kinh tế và đời sống.

Để đáp ứng phát triển dịch vụ thương mai và giao dịch tài chính góp phần quan trọng chuyển dịch CCKT, Đại hội xác định: Hoạt động tài chính phải có kế hoạch tạo ra nguồn thu mới trên cơ sở phát triển sản xuất kinh doanh. Bằng mọi biện pháp tích cực và có hiệu lực giảm mạnh thất thu ngân sách xây dựng nền tài chính lành mạnh, kỷ cương. Thực hiện tốt Luật ngân sách, Pháp lệnh kế toán thống kê tăng cường công tác kiểm toán và thanh tra tài chính. Chặt chẽ trong chi ngân sách, kể cả chi đầu tư cho sản xuất, xây dựng cũng như chi hành chính sự nghiệp. Thực hiện nghiêm ngặt chính sách tiết kiệm chi tiêu ngân sách. Mở rộng kinh doanh ngoại hối, tăng nhanh nguồn vốn ngoại tệ, đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ và thanh toán quốc tế. Mở rộng hoạt động của ngân hàng nông nghiệp, triển khai hoạt động của các ngân hàng phục vụ người nghèo, xây dựng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo mô hình mới ở các xã có kinh tế hàng hóa phát triển nhằm thiết lập thị trường vốn ở nông thôn ngoại thành. Hiện đại hóa nhanh công nghệ ngân hàng phục vụ có hiệu quả các mặt nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng [4, tr.76-77].

Về nông nghiệp, Trên cơ sở kết quả đạt được của chương trình 06 do Thành ủy đề ra trong nhiệm kỳ khóa XI về “Kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới Thủ đô”, Đại hội chỉ rõ: “Nông nghiệp ngoại thành càng phải tiếp tục đổi mới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mạnh cơ cấu theo hướng tăng nhanh giá trị cây trồng, vật nuôi trên đơn vị diện tích và tăng giá trị hàng hoá - dịch vụ/ 1 ha canh tác” [4, tr.78].

Đại hội đề ra một số giải pháp phát triển, nâng cao sản lượng trên lĩnh vực nông nghiệp, góp phần thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp: Phát triển mạnh sản xuất thực phẩm chất lượng cao, như lợn nạc, bò thịt, bò sữa, thịt và trứng gia cầm, các loại cá ngon và thủy đặc sản, các loại quả, rau sạch...Chú trọng các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao, vừa thỏa mãn nhu cầu tại chỗ, vừa cung ứng cho các tỉnh bạn. Cải tiến cơ cấu cây trồng theo hướng phát triển các giống lúa đặc sản, các loại cây phục vụ chăn nuôi, các cây dược liệu và công nghiệp ngắn ngày phục vụ công nghiệp chế biến. Phát triển kinh tế ngoại thành bao gồm cả đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống. Củng cố phát triển các loại hình dịch vụ sản xuất (thủy nông, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, giống...); phát triển mạng lưới tiêu thụ nông sản hàng hóa.

Để đường lối phát triển nông nghiệp đi vào cuộc sống đạt kết quả và có chất lượng, Đại hội xác định: “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các loại hợp tác xã. Quản lý chặt chẽ đất đai theo luật định”. Đại hội đã nêu cao quyết tâm: “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, làm cho nông thôn ngoại thành có bộ mặt mới và hạn chế dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn. Phấn đấu đến năm 2000 phần lớn các xã ngoại thành đều đạt tiêu chuẩn nông thôn mới” [4, tr.79].

Căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ lần thứ XII, Thành ủy Hà Nội đã có nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tại kỳ họp lần thứ 2 (từ ngày 8 đến ngày 9-7-1996), Thành ủy đã quyết nghị Chương trình công tác số 01- CTr/TU của Đảng bộ Thành phố: Bổ sung hoàn thiện và tiếp tục chỉ đạo các chương trình công tác , các Nghị quyết quan trọng về kinh tế mà Thành ủy khóa XI đã thông qua: Chương trình 13: “Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô", Chương trình 06: “Kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới Thủ đô”, Chương trình 18: “Sắp xếp lại sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội”, Nghị quyết 17 về: “Phát triển công nghiệp và khoa học công nghệ Thủ đô đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đai hóa”,

và xây dựng chương trình công tác mới, chương trình “Kinh tế đối ngoại”, chương trình “Quan hệ sản xuất”.

Thường vụ Thành ủy đã tổ chức cuộc tiếp xúc giữa Tổng Bí thư Đỗ Mười với các doanh nghiệp quốc doanh, tư nhân, liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thuộc các ngành cơ khí, điện tử, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải thương nghiệp...để góp phần xây dựng cơ chế, chính sách và định hướng phát triển các thành phần kinh tế.

Thành phố đã đầu tư 137 tỷ đồng tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân sản xuất kinh doanh. Do đó, năm 1996, giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 18,6%, xuất khẩu tăng 33%, trong đó kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng 2,7% tăng 80,2%; kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng 60%, tăng 15,4%; kinh tế hỗn hợp chiếm tỷ trọng 28,8%, tăng 24,5% so với năm 1995. Tuy nhiên, sự đầu tư của Thành phố chưa đủ mạnh để đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế. Năm 1996 nhịp độ tăng trưởng kinh tế vẫn chững lại, chỉ đạt 12,3%, giảm 2,7% so với năm 1995 [9, tr.728].

Khắc phục những khó khăn do tác động của quy luật kinh tế thị truờng và những bất cập trong cơ chế, chính sách, năm 1997, Thành ủy tập trung chỉ đạo khâu trọng tâm nhất của công nghiệp - thương mại Thành phố là vốn đầu tư cho các doanh nghiệp. Thành ủy, UBND Thành phố đã làm việc với Thống đốc ngân hàng, thống nhất dành 300 tỷ đồng vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp của Hà Nội vay.

Về nông nghiệp, Hội nghị Thành uỷ lần thứ 3 (10 - 1996), đã bổ sung nội dung của chương trình 06 - CTr/TU “Về phát triển kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới” theo hướng CNH, HĐH.

Để tiếp tục đổi mới củng cố HTX, Thành ủy đã ra Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày (7 - 4 - 1997), chủ trương: tổ chức sắp xếp, đăng ký HTX hiện có hoạt động theo luật HTX và các nghị định của Chính phủ. Qua đó làm cho cho các HTX cổ phần hóa thực sự là một đơn vị kinh tế tập thể của những người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.

Ngày 6 - 8 - 1997, Thành uỷ ra Chỉ thị 19 - CT/TU, chỉ đạo các cấp, các ngành, tiếp tục thực hiện Chương trình 18 - CTr/TU của Thành uỷ “Về sắp xếp lại

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005 pot (Trang 35 - 45)