1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Thăng Long Tứ trấn long mạch đất kinh kỳ pptx

8 458 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 586,75 KB

Nội dung

Thăng Long Tứ trấn long mạch đất kinh kỳ Bốn ngôi đền này như những dấu mốc định hình long mạch đất kinh kỳ, đã tồn tại từ bao đời nay trong tâm tưởng người dân Việt.. Thăng Long Tứ trấn

Trang 1

Thăng Long Tứ trấn long mạch đất kinh kỳ

Bốn ngôi đền này như những dấu mốc định hình long mạch đất kinh kỳ, đã tồn tại từ bao đời nay trong tâm tưởng người dân Việt

Thăng Long Tứ trấn gồm bốn ngôi Đền:

- Đền Bạch Mã trấn phía Đông;

- Đền Voi Phục trấn phía Tây;

- Đền Kim Liên trấn phía Nam;

- Đền Quán Thánh trấn phía Bắc

Bốn ngôi Đền xác định địa giới Thăng Long, tạo nên ý nghĩa và tầm vóc của mảnh đất kinh kỳ Mỗi ngôi đền thờ một vị thần có nguồn gốc và ý nghĩa khác nhau

Đây cũng là những dấu mốc định hình long mạch đất kinh kỳ, đã tồn tại từ bao đời nay trong tâm tưởng người dân Việt

Thăng Long tứ trấn

Trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, Tứ trấn vẫn trường tồn cùng thời gian, trở thành niềm tự hào của dân tộc Lạc Hồng

Trang 2

Đền Bạch Mã:

Đền thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là

số nhà 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Đền thờ thần Long Đỗ tức Bạch

Mã, vị thần bảo hộ kinh thành Thăng Long, trấn giữ hướng Đông Ngài là vị thần thiêng, được chúng dân thời xưa ở Thăng Long rất tôn sùng, kính phục

Cổng đền Bạch Mã

Truyền thuyết kể rằng: Khi vua Lý Công Uẩn định đô Thăng Long (năm 1010), xây thành mà cứ bị sụt lở, nhà Vua tới đây cầu lễ và lạ thay, một buổi sáng chợt thấy có vị ngựa trắng từ trong đền đi ra, chạy vòng quanh khu vực đang xây thành, chạy đến đâu

để dấu chân đến đấy rồi trở lại Đền và vụt biến mất Vua Lý cứ theo vết chân ngựa mà xây, thành không lở nữa

Trang 3

Chiếc chuông cổ đặt tại điện thờ thần Long Đỗ

Từ đó thành được đắp cao lên, rất vững chắc Thành xây xong, nhà Vua xuống chiếu cho chúng dân Thăng Long phong thần Long Đỗ làm thành Hoàng bảo vệ cho Thăng Long Từ đấy Ngựa trắng là một biểu tượng thiêng liêng của Đền Hội Đền hằng năm

mở ngày 12 và 13-2 âm lịch hàng năm

Đền Voi Phục:

Đền còn có tên là Thủ Lệ hay Linh Lang do thờ thần Linh Lang Đại Vương Đền nằm phía Tây kinh thành Thăng Long cũ, tọa lạc bên hồ Thủ Lệ, nay thuộc phường Cầu Giấy, quận Ba Đình, Hà Nội, ẩn dưới hàng cây cổ thụ rợp bóng quanh năm

Trang 4

Cổng đền Voi Phục

Truyền thuyết ghi lại rằng thần vốn là một Thiên sứ đầu thai làm con nàng phi thứ bảy của vua Lý Thái Tông, được vua cha yêu quý đặt tên là Linh Lang Tương tự như người anh hùng làng Gióng, khi đất nước có giặc ngoại xâm, Hoàng tử nhỏ vươn mình trở thành một dũng sĩ cưỡi voi xung trận, diệt tan quân xâm lược Sau chiến thắng, bỗng nhiên hoàng tử lâm bệnh, vua cha đến thăm, chàng cho biết mình không phải là người trần rồi biến thành con giao long trườn xuống hồ Dâm Đàm và biến mất Vua cho lập đền thờ, phong là “Thượng đẳng thần”

Trang 5

Tượng voi quỳ

Đền thờ Linh Lang được xây dựng vào năm 1065, đời vua Lý Thánh Tông Cửa đền có đắp hai vị voi quỳ Trong đền còn lưu giữ tảng đá có vết lõm, tương truyền đó là dấu vết hoàng tử nằm gối đầu lên rồi hóa thành giao long và trườn xuống hồ Trải qua những biến cố của lịch sử, chiến tranh, và nhiều lần trùng tu, nay Đền không còn hình dáng cũ

Lễ hội Đền Voi Phục mở từ ngày 9 đến 11/2 âm lịch hàng năm

Đền Kim Liên:

Đền trước đây thuộc địa phận phường Kim Hoa, sau thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội Đền thờ thần Cao Sơn

Trang 6

Cổng tam quan của đền Kim Liên

Tương truyền Thần đã có công giúp Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh và sau này lại giúp vua Lê Tương Dực dẹp loạn, khôi phục nhà Lê Do đó vua Lê cho xây đền, dựng bia để hương khói phụng thờ

Chịu tác động của thăng trầm lịch sử, đến nay ngôi Đền không còn nguyên dạng (Toàn

bộ Nhà Bái đường đã bị tàn phá), chỉ còn lại Nhà Hậu đường ba gian, tam quan, cổng gạch và hai giải vũ

Đền Kim Liên nhìn từ cổng chính

Tam quan và Đền xây trên gò đất cao, từ sân bước lên phải qua chín bậc gạch, hai bên thềm là hai sấu đá niên đại thời Lê Tam quan xây thành nhà hoàn chỉnh, kiểu tường

Trang 7

hồi bít đốc Bốn góc tường hồi có bốn cột trụ, bốn bộ vì đỡ mái làm theo kiểu chồng giường, giá chiêng, cột trốn

Các con rường chạm nổi hình mây cuốn, câu đầu và hai bẩy hai vì ngoài chạm bong kênh và chạm lộng nhiều lớp hình tứ linh Trong đền vẫn còn long ngai thờ thần Cao Sơn và hai nữ thần phối hưởng: Thuỷ Tinh đệ Tam Tôn nữ và Huệ Minh phu nhân Lễ hội đền Kim Liên mở vào ngày 16-3 âm lịch hàng năm

Đền Quán Thánh:

Đền Quán Thánh thờ Huyền Thiên Trấn Vũ - một vị thần trấn giữ hướng Bắc kinh thành Đời Lê, đền thuộc phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận, phía Nam Hồ Tây, nay ở ngã tư đường Thanh Niên và đường Quán Thánh, Hà Nội

Đền Quán Thánh trong ảnh chụp từ thời thuộc Pháp

Sự tích cho rằng: Huyền Thiên Trấn Vũ là thần cai quản phương Bắc giúp dân trừ tà

ma, yêu quái phá hoại đời sống yên lành vùng chung quanh thành Thăng Long: trừ rùa thành tinh (đời Hùng Vương 14); trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ; giúp An Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa; diệt hồ ly tinh trên sông Hồng đời vua Lý Thánh Tông Đến thời nhà Lê, các vua cũng thường đến đây để cầu mưa mỗi khi có hạn hán

Theo tư liệu cũ, ngôi Đền được xây dựng vào những năm đầu khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long Năm 1823, Vua Minh Mạng lên ngôi đổi tên Đền là Trấn Vũ Quán Đến đời vua Thiệu Trị năm 1842, đổi tên là Đền Quán Thánh như hiện nay

Trang 8

Đền Quán Thánh ngày nay

Đền Quán Thánh đứng ở một địa thế rất đẹp cạnh hai hồ trên đường Cổ Ngư là hồ Trúc Bạch và Hồ Tây Trong đền có một bức tượng đồng Trấn Vũ cao lớn uy nghi nặng

4 tấn Pho tượng đồng đen lớn này là tác phẩm nghệ thuật của các tay thợ tài hoa làng đúc đồng Ngũ Xã Đền đã qua nhiều lần sửa chữa, kiểu kiến trúc hiện nay là của thời Nguyễn Đền Quán Thánh tổ chức chính hội vào ngày 3/3 âm lịch

Ngày đăng: 01/08/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w