0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

3.3.1.4.Chính sách liên kết doanh nghiệp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ CỦA VIỆT NAM (Trang 77 -102 )

Hình 3: Mô hình kim cương về cạnh tranh

3.3.1.4.Chính sách liên kết doanh nghiệp

ôtô Việt Nam là sự liên kết lỏng lẻo giữa các doanh nghiệp SI với nhau, cũng như giữa doanh nghiệp SI với doanh nghiệp SXLR ôtô. Để giải quyết vẫn đề này, chuyên đề đề xuất một số kiến nghị sau đây:

- Xúc tiến thành lập một cơ quan đầu mối về SI trên cả nước nhằm cung cấp thông tin mọi mặt cho doanh nghiệp SI nội địa. Có cơ quan đầu mối thống nhất sẽ khiến các doanh nghiệp SI đặc biệt là các DNNVV có thuận lợi trong tiến hành hoạt động sản xuất do có đầy đủ thông tin.

- Có chính sách kết nối giữa doanh nghiệp SI FDI với doanh nghiệp DNNVV nội địa trong phát triển sản xuất thông qua các chương trình giới thiệu nhu cầu phát triển và sử dụng sản phẩm SI, hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp này.

- Nâng cao và củng cố các vai trò của của các hiệp hội ngành nghề . Đây sẽ là một đầu mối để liên kết các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành nghề tham gia cung ứng SI. Từ đó các doanh nghiệp SI, đặc biệt các DNNVV liên kết với nhau trong sản xuất cũng như thương lượng với các doanh nghiệp lớn.

- Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp SXLR thu nạp các nhà cung cấp nội địa vào chuỗi cung cấp của họ. Việc này sẽ quyết định số phận của các doanh nghiệp SI trong giai đoạn đầu khi mới ở giai đoạn hình thành và phát triển chưa có khả năng vươn ra thị trường thế giới.

3.3.2. Kiến nghị huy động các nguồn lực cho SI ngành sản xuất và lắp ráp ôtô Việt Nam

3.3.2.1. Nguồn vốn tài chính

Thiếu vốn chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến những yếu kém của hệ thống SI ngành SXLR ôtô ở Việt Nam. Vì vậy để có thể phát triển được hệ thống SI ngành SXLR ôtô thì vốn đầu tư là một vấn đề quan trọng cần phải được giải quyết. Việc huy động vốn cho SI cần huy động ở nhiều nguồn khác nhau. Dưới đây là một số kiến nghị để huy động vốn cho SI:

a. Huy động từ nguồn vốn ngân sách

Người đi đầu trong vấn đề huy động vốn đầu tư cho khu vực này chính là chính phủ. Chính phủ cần huy động một lượng vốn ngân sách nhất định cho các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống tin, đào tạo nguồn nhân lực… Hơn nữa chính phủ nên dành ra một khoản ngân sách để làm

nguồn vốn cho các doanh nghiệp SI vay với lãi suất thấp. Hơn nữa, ngân sách nhà nước là nguồn vốn chính cho hoạt động đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển SI. Tuy nhiên, ngân sách có hạn nên cũng không thể trông chờ hoàn toàn vào nguồn vốn này cần có các nguồn vốn khác.

b. Ưu đãi của các ngân hàng thương mại

Vốn vay từ các ngân hàng thương mại là một kênh huy động vốn chủ yếu ngoài nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân sách nhà nước. Các ngân hàng thương mại cần có những chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp SI. Ngoài việc ưu tiên về mức lại suất thì các ngân hàng thương mại cần có một số sau đâychính sách khác nhằm hỗ cho các doanh nghiệp SI:

- Các ngân hàng thương mại tư vấn cho các doanh nghiệp SI về các vấn đề tài chính doanh nghiệp và cung cấp thông tin về các dịch vụ tài chính và cho thuê tài chính mà các doanh nghiệp SI có thể tham gia được.

- Giảm các yêu cầu về đảm bảo tài chính để các doanh nghiệp SI có thể dễ dàng vay được vốn.

c. Thành lập ngân hàng và quỹ bảo lãnh tín dụng dành riêng cho công nghiệp hỗ trợ

Việt Nam cần thành lập ngân hàng chính sách dành riêng cho các doanh nghiệp SI. Với sự chuyên môn hóa, ngân hàng này sẽ có khả năng cung ứng tốt các dịch vụ về vốn cho các doanh nghiệp SI. Điều này tạo nguồn cung vốn rất hiệu quả, giúp các doanh nghiệp tập trung vào sản xuất và kinh doanh và có cơ hội mở rộng quy mô hoạt động của mình.

Thành lập các quỹ bảo lãnh tính dụng, đây sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp SI và ngân hàng thương mại. Quỹ bảo lãnh tín dụng này có thể giúp các doanh nghiệp SI tiếp cận được nguồn vốn vay ngay cả trong các điều kiện khó khăn. Quỹ bảo lãnh tín dụng có thể bảo lãnh các khoản vay từ ngắn hạn đến dài hạn nếu thấy dự án kinh doanh có khả thi, đồng thời chia sẻ rủi ro cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ.

3.3.2.2. Nguồn nhân lực

lượng lao động có kỹ năng và tay nghề đang còn thiếu rất nhiều. Do vậy muốn cho SI ngành SXLR ôtô phát triển thì cần phải có những hành động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung cũng như cho ngành công nghiệp SI ngành sản xuất ôtô nói riêng. Công tác này cần có sự tham gia của cả 3 bên là nhà nước, trường học và doanh nghiệp.

a. Các trường đại học và cao đẳng

Các trường đại học, cao đẳng và trung cấp cần phải liên kết với các doanh nghiệp SI để có các phương án đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp. Lợi ích lớn nhất mang lại từ hợp tác với đại học là có được nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Thay vì phải tìm kiếm lao động trên thị trường tự do, mất thời gian và chi phí để đào tạo lại, các doanh nghiệp “đặt hàng” với đại học để đào tạo ra lao động đáp ứng được nhu cầu phát triển của mình. Như vậy, đại học sẽ đem lại lợi ích rất lớn, tạo nguồn “tài sản” quí giá trong tương lai cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn nhận được lợi ích từ các đại học trong việc tiếp cận trực tiếp với các giải pháp phát triển doanh nghiệp, phát minh, sáng chế và các dịch vụ tư vấn. Gắn kết đào tạo theo nhu cầu phát triển của doanh nghiệp cũng mang lại nhiều lợi ích cho đại học. Trước hết, sản phẩm đầu ra đã có nơi đặt hàng, nhờ đó nắm bắt được cụ thể yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, phẩm chất nghề nghiệp, số lượng cần phải đào tạo. Các thông tin này có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thiết kế nội dung các chương trình đạo tạo và tuyển chọn, phát triển đội ngũ giảng viên. Mặt khác, nhờ có đơn đặt hàng, đại học có được nguồn kinh phí dồi dào, tăng cường cơ sở vật chất.

b. Doanh nghiệp

Một trong những nguyên nhân của việc khó nâng cao được tay nghề của người lao động đó là việc “nhảy việc” của người lao động. Để giải quyết vấn đề này tác giả đề xuất một số kiến nghị sau đây:

- Không quy định giới hạn mức tiền công, tiền lương của người lao động. Thu nhập của lao đông được xác định trên cơ sở kết quả, hiệu quả cống hiến. Thực hiện những quy định khuyến khích và ưu đãi đối với lao động có thành

tích lao động đặc biệt. Với mức lương hợp lý sẽ hạn chế phần nào việc nhảy việc xuất phát từ động cơ nâng cao mức thu nhập.

- Thường kỳ theo quý, các doanh nghiệp thực hiện các khóa đào tạo ngắn để củng cố và nâng cao tay nghề cho người lao động. Công việc có thể thực hiện ngay trong doanh nghiệp hoặc có thể liên kết với các cơ sở đào tạo trong khu vực để mở các lớp nâng cao tay nghề. Hoặc mời chuyên gia từ các cơ sở này về trực tiếp tập huấn cho lao động ở trong doanh nghiệp.

- Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải có thực hiện đầy đủ chế độ bắt buộc đối với người lao động như bảo hiểm lao động, hưu trí, công đoàn… Ngoài ra, doanh nghiệp nên thực hiện các ưu đãi khác như có xe đưa đón người lao động, nhà trẻ cho con người lao động nữ, tổ chức du lịch hàng năm,…

- Cuối cùng là văn hóa doanh nghiệp. Đây là nhân tố mới được nhắc đến trong công tác giữ chân người lao đông nhưng đang ngày càng trở thành nhân tố quan trọng. Đôi lúc nhân tố này còn quan trọng hơn cả vấn đề tiền lương cho người lao động. Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp sẽ khiến người lao động coi doanh nghiêp trở thành ngôi nhà chung của họ. Do đó, họ sẽ có động lực ở lại doanh nghiệp và cống hiến cho doanh nghiệp.

Ngoài việc giữ chân và nâng cao nâng lực lao động của mình, các doanh nghiệp SI cũng phải chú ý đến việc thu hút nguồn lao động và chuyên gia từ bên ngoài (ngoài ngành SI, lao động nước ngoài) cho mình. Các đối tượng chuyên gia mà doanh nghiệp SI cần thu hút về phía mình là các chuyên gia về công nghệ thông tin, điện- điện tử, logicsics, thuê tài chính, kiểu dáng

công nghiệp, cơ khí, nhựa và hóa chất…

c. Nhà nước

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực này cần tạo điều kiện cho sự liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo. Thứ nhất, tạo điều kiện cho các trường đại học chủ động điều chỉnh chương trình học cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Thứ hai, hỗ trợ kênh thông tin cho giữa nhu cầu của các doanh nghiệp và khả năng đào tạo của các trường đại học và cao đẳng nhằm tìm ra được điểm “cân bằng”. Thứ ba, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tự đào tạo nâng cao trình độ lao động thông qua cung cấp chuyên gia đào tạo, tổ chức các lớp học, .. bằng nguồn vốn từ quỹ dành riêng cho SI.

Cùng với doanh nghiệp, nhà nước tham huy động chuyên gia nước ngoài cho các hoạt động tư vấn mà doanh nghiệp không có khả năng thuê trực tiếp.

3.3.2.3. Phát triển khoa học và công nghệ

a. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu trong nước

Nhà nước hỗ trợ các trường đại học kỹ thuật và viện nghiên cứu đẩy mạnh công tác nghiên cứu của mình thông qua các hỗ trợ về tài chính. Nhà nước dành một phần kinh phí để đưa cán bộ, giảng viên đi đào tạo ở nước ngoài nhằm nâng cao năng lực các viện nghiên cứu và trường đại học. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia tự nghiên cứu và phát triển công nghệ hoặc liên kết với các trường đại học và viện nghiên cứu.

b. Tăng cường hợp tác công nghệ với nước ngoài

Nhà nước xây dựng chính sách nhập công nghệ, khuyến khíc nhập khẩu máy móc thiết bị thỏa mãn các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn kỹ thuật, đảm bảo vấn đề môi trường bằng các áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi, đồng thời hạn chế nhập khẩu các công nghệ đã sản xuất được trong nước hoặc đã quá lỗi thời. Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trong việc phân tích và giải mã các công nghệ nước ngoài.

Khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư năng lực nghiên cứu và phát triển ở Việt nam thông qua các chương trình hỗ trợ đào tạo hỗ trợ tài chính và thủ tục kinh doanh. Nhà nước có những biện pháp khuyến khích thành lập các tổ chức nghiên cứu và phát triển chung giữa công tu nước ngoài, công ty Việt Nam và các tổ chức nghiên cứu - đào tạo.

Xây dựng các chương trình khuyến khích các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ cho phía Việt Nam trong các hợp động liên doanh và hợp tác kinh doanh. Đảm bảo lợi ích của khối doanh nghiệp nước ngoài trong việc chuyển giao công nghệ.

c. Phát triển các loại hình dịch vụ kỹ thuật và mua bán công nghệ

- Nhà nước định kỳ tổ chức các hoạt động hội chợ công nghệ ở các vùng công nghiệp trọng điểm nhằm xúc tiến, hỗ trợ các hoạt động mua bán công nghệ.

- Nghiên cứu, thử nghiệm sàn giao dịch công nghệ do nhà nước thành lập và ban hành các quy chế cho loại hình này, bao gồm cả sàn giao dịch điện tử cũng như sàn giao dịch cố định. Trước mắt thành lập hai sàn giao dịch ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chú trọng đào tạo cán bộ cho sàn giao dịch, kể cả đào tạo ở nước ngoài, về những kỹ năng quản lý, tổ chức sàn giao dịch. Xúc tiến hợp tác với csac cơ quan quản lý công nghệ của nước ngoài để tìm kiếm “nguồn hàng”công nghệ cho sàn giao dịch.

- Phát triển các dịch vụ tư vấn, môi giới, mua bán công nghệ, giám định và đánh giá công nghê. Nhà nước đầu tư thành lập một tổ chức tư vấn công nghệ dành riêng cho SI. Tổ chức này liên kết với các viện nghiên cứu nhằm đủ năng lực tư vấn cho các doanh nghiệp SI về các vấn đề liên quan đến hoạt động mua bán công nghệ.

- Xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động mua bán công nghệ cũng như dịch vụ tư vấn. Quy định rõ quá trình mua bán phải đảm bảo các điều kiện nào? Xây dựng các quy định về cấp chứng chỉ tử vấn cho lao động trong lĩnh vực mua bán công nghệ.

3.3.3. Kiến nghị phát triển thị trường cho công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất và lắp ráp ôtô Việt Nam

3.3.3.1. Đối với thị trường trong nước

Để phát triển thị trường trong nước cho SI ngành SXLR ôtô cần phải làm một số việc sau:

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ôtô đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất như tạo điều kiện về mặt bằng, hỗ trợ đào tạo nhân lực, thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian đầu mới đầu tư, thuế nhập khẩu trang thiết bị máy móc,..

- Giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc nhằm giảm giá bán sản phẩm ôtô thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm ôtô ở trong nước. Từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng lượng cầu tăng lên.

- Kiểm soát chặt chẽ các hành động chuyển giá của các tập đoàn đa quốc gia thông qua mua linh kiện nhập khẩu. Từ đó có thể khiến họ chuyển sang dùng linh kiện trong nước.

3.3.3.2. Thị trường xuất khẩu

Đối với thị trường xuất khẩu ngoài thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại. Các hoạt động chủ yếu của biện pháp này là quảng cáo thông qua kênh thông tin quốc tế, tổ chức cho các doanh nghiệp SI trong nước mang sản phẩm của mình trưng bày ở các triển lãm quốc tế, … Cần phân tích các đoạn thị trường tiềm năng trong chuỗi giá trị của SI ngành ôtô trên thế giới và khu vực. Từ đó tìm kiếm các đoạn thị trường phù hợp lợi thế của Việt Nam để đưa ra hướng phát triển SI trong nước.

3.3.3.3. Thông tin thị trường

Nhưng quan trọng hơn, Việt Nam cần phải đưa ra các biện pháp khắc phục thất bại thị trường thông tin không đối xứng của thị SI nhằm để các doanh nghiệp SI và SXLR nắm được thông tin của nhau. Các địa phương phối hợp với các đơn vị của trung ương, tư nhân và các doanh nghiệp tổ chức các hoạt đoạt xúc tiến thương mại. Việc thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại trước hết chỉ gắn với các lĩnh vực SI chủ chốt đã được lựa chọn ưu tiên phát triển. Các hoạt động có thể có:

(i) Các triển lãm, hội chợ về công nghiệp hỗ trợ cho ngành SXLR

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ CỦA VIỆT NAM (Trang 77 -102 )

×