CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂNCÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP ÔTÔ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô của việt nam (Trang 61 - 87)

HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP ÔTÔ

VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

3.1. Quan điểm phát triển,định hướng và chiến lược phát triển 3.1.1. Quan điểm phát triển

Dựa trên các quan điểm bản “Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” được Bộ Công nghiệp ban hành năm 2007 và quan điểm của tác giả sau khi nghiên cứu. Chuyên đề đưa ra kiến nghị về quan điểm phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2020 như sau:

Thứ nhất, quan điểm đối với các ngành được ưu tiên phát triển SI nói chung:

- Phát triển SI gắn với phương thức sản xuất tích hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh cao.

- Phát triển SI là khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ nay đến năm 2020.

- Phát triển SI trong xu thế hội nhập phải gắn với phân công hợp tác quốc tế và công tác xây dựng và phát triển DNNVV.

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở chọn lọc, dựa trên tiềm năng, lợi thế so sánh của Việt Nam, với công nghệ tiên tiến có tính cạnh tranh quốc tế cao, gắn liền với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng trong nước đối với sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, và phấn đấu trở thành một bộ phận trong dây chuyền sản xuất quốc tế.

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng phát huy tối đa năng lực đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các đối tác chiến lược - các công ty, tập đoàn đa quốc gia.

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung theo cụm liên kết ngành công nghiệp (IC) để phát huy tối đa hiệu quả cạnh tranh.

- Phát triển SI cho ngành SXLR ôtô là khâu đột phát để phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.

- Phát triển SI SXLR ôtô ngành ôtô phải gắn với phân công lao động hợp tác quốc tế và phát triển DNVVN .

- Phát triển SI ngành ôtô phải trên cơ sở chọn lọc, dựa trên tiềm năng, lợi thế so sánh của Việt Nam, với công nghệ tiên tiến, gắn liền với nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm ôtô trong nước, phấn đấu trở thành một khâu trong chuỗi cung ứng của thế giới.

3.1.2. Định hướng phát triển

Xuất phát từ những phân tích của chương 2 và định hướng phát triển SI trong bản Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” được Bộ Công nghiệp ban hành năm 2007. Tác giả kiến nghị định hướng phát triển SI cho ngành SXLR ôtô Việt Nam đến năm 2020 như sau:

- Xây dựng và phát triển một mô hình phù hợp cho phát triển SI cho ngành SXLR ôtô Việt Nam.

- Tiếp tục tập trung phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô theo cụm công nghệ gồm cabin, khung, vỏ, hệ thống treo, động cơ, cầu, các đăng, hộp số, hệ thống lái cho các loại xe tải, xe khách và xe chuyên dụng.

- Phát triển có lựa chọn một số linh kiện cao cấp phục vụ cung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia.

- Khuyến khích hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ với các tập đoàn đa quốc gia vào sản xuất linh phụ kiện ôtô. Các công nghệ mới cần được lựa chọn để đảm bảo không lạc hậu tối thiểu sau 15 năm. Đặc biệt phải thu hút được các doanh nghiệp FDI có công nghệ gốc trong sản xuất linh kiện và phụ tùng.

- Phát triển song song hai nhóm SI: Nhóm thứ nhất tập trung sản xuất linh kiện cho các loại xe tải, xe khách nhiều chỗ ngồi do công nghệ của khu vực này không quá phức tạp. Nhóm thứ hai tập trung sản xuất linh kiện cao cấp dành cho dòng xe Sedan. Do công nghệ khu vực này rất phức tạp, hiện đại nên trước mắt phát triển bằng việc thu hút đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp SI trong nước sẽ tham gia sau khi đã được đảm bảo yêu cầu về công nghệ.

3.1.3. Chiến lược phát triển

Với tình hình thế giới đã có nhiều thay đổi, việc áp dụng đơn lẻ các chiển lược “đẩy” và “kéo” sẽ không mang lại hiệu trong việc thúc đẩy phát triển SI ngành sản xuất ôtô. Do đó, trong thời gian tới Việt Nam nên tiếp tục sử dụng kết hợp cả hai chiến lược này.

Bằng việc sử dụng các biện pháp thúc đẩy thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp SXLR tìm kiếm đối tác cho mình ở trong nước và các DNNVV tham gia chuỗi giá trị của SI ngành SXLR ôtô. Trước hết, vẫn tiếp tục giữ chính sách hạ giá VND để hỗ trợ khu vực kinh tế này. Việc VND được định giá thấp hơn, các linh kiện và phụ tùng trong nước sẽ có giá rẻ hơn tương đối so với các sản phẩm của nước ngoài. Các doanh nghiệp SXLR có cơ hội mua các linh kiện trong nước với giá rẻ và sau đó lắp ráp thành sản phẩm ôtô hoàn chỉnh bán được ở giá cao. Điều này khuyến khích các doanh nghiệp SXLR có động lực tìm kiếm các doanh nghiệp cung ứng SI trong nước. Hơn nữa, với chính sách cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp SI trong nước có lợi thế về giá so với các đối thủ ở nước ngoài. Thêm vào đó, cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách bảo vệ và thúc đẩy các doanh DNNVV tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tham gia quá trình cung ứng SI.

Ngoài thực hiện các biện pháp chính sách thúc đẩy thị trường như trên, Việt Nam cần sử dụng các biện pháp bắt buộc thúc đẩy các doanh nghiệp SXLR và sản xuất liên kết với các doanh nghiệp cung ứng trong nước. Cụ thể, tiếp tục thực hiện quy định tỉ lệ nội địa hóa nhưng phải chặt chẽ và hợp lý hơn. Khiến các công ty này thực hiện chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước về phương thức sản xuất các sản phẩm SI.

3.2. Kiến nghị đề xuất mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Muốn SI phát triển thì không thể duy trì mô hình phát triển theo hướng tự phát như hiện nay. Cần có sự định hướng của chính phủ trong hình thành các liên kết công nghiệp tương tự như của Thái Lan và Malaysia. Tuy nhiên, Việt Nam cũng không thể áp dụng một cách máy móc mô hình phát triển của các nước này được. Là nước đi sau, nên khi Việt Nam tìm mô hình

phát triển SI cần phải có tính mới mẻ và đột phá. Có như vậy mới có thể có cơ hội đuổi kịp được các nước khác trong khu vực.

3.2.1. Khái quát mô hình

Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ (SIDEC) thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp, Bộ Công Thương đã đề xuất mô hình này trong một số buổi hội thảo khoa học về vấn đề SI trong thời gian gần đây. Mô hình gồm có ba thành phần chính là KCN hỗ trợ, cụm liên kết ngành công nghiệp (Industrial Cluster) và vườn ươm doanh nghiệp. Các vườn ươm doanh nghiệp (VƯDN) là nơi sản sinh các doanh nghiệp mới từ các ý tưởng kinh doanh của các cá nhân và tổ chức khác nhau. Trong các doanh nghiệp mới này sẽ có một phần đạt được những tiêu chuẩn nhất định về sản phẩm, lĩnh vực sản xuất v.v sẽ lựa chọn trở thành một bộ phận của hệ thống doanh nghiệp SI cấp 2, 3, 4.. trong cụm liên kết ngành công nghiệp. Trong cụm liên kết ngành công nghiệp ngoài các doanh nghiệp mới từ VƯDN thì còn gồm có các doanh nghiệp vốn đã tồn tại sẵn có trong cụm liên kết ngành công nghiệp, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.10 Các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành công nghiệp cung cấp nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp SI cấp 1 trong khu công nghiệp hỗ trợ. Khu công nghiệp này là nguồn cung cấp chính cho các doanh nghiệp SXLR trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

10 Cụm công nghiệp là các khu công nghiệp cỡ nhỏ. Thường có diện tích nhỏ hơn 50 Hecta. Ở báo cáo chuyên đề này, cần phân biệt rõ giữa cụm ngành liên kết công nghiệp (Industrial Cluster) và cụm công nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 10: Mô hình phát triển SI ngành sản xuất và lắp ráp ôtô Việt Nam

Nguồn: Phát triển cụm doanh nghiệp công nghiệp – giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV.

3.2.2. Nội dung của mô hình

3.2.2.1. Vườn ươm doanh nghiệp

Những năm gần đây, Việt Nam có sự gia tăng đột biến số lượng doanh nghiệp thành lập mới. Tuy nhiên, có thể thấy tỉ trọng doanh nghiệp mới thành lập tập trung vào các ngành dịch vụ, tài chính, tư vấn, thương mại, buôn bán. Còn đối với các doanh nghiệp sản xuất thường lại có tỷ trọng gia tăng thấp, chưa kể đến các nhà máy doanh nghiệp đóng cửa. Sản xuất SI lại có đặc điểm quan trọng là đòi hỏi thâm dụng vốn, thâm dụng công nghệ kỹ thuật, với trình độ nhân lực cao, khó khởi sự kinh doanh so với các ngành thương mại, dịch vụ. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu về SI , thiết lập được hệ thống cung ứng cho các ngành, rất cần một biện pháp mạnh mẽ và có gốc rễ nền tảng về phát triển doanh nghiệp ngay từ những bước đi ban đầu. VƯDN chính là lời giải cho những những vấn đề đó. Đây là cơ quan sự nghiệp của nhà nước có nhiệm vụ giúp việc thành lập doanh nghiệp nhanh chóng hơn và ít rủi ro hơn.

Do đặc thù của việc sản xuất sản phẩm SI nên Các doanh nghiệp mới khởi sự gặp phải ba khó khăn lớn nhất là: vốn, nhân lực và mặt bằng sản xuất kinh doanh. Để hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các khó khăn này vườn ươm

có thể: Kết nối doanh nghiệp có ý tưởng tốt tới các nguồn vốn hỗ trợ khoa học-công nghệ của Chính phủ, các nhà đầu tư mạo hiểm, các nguồn vốn trong và ngoài nước khác; Tăng cường công tác đào tạo, tư vấn nâng cao năng lực quản lý và các kỹ năng làm việc cho nhân sự của các doanh nghiệp;. Mục tiêu cụ thể của các VƯDN cho SI là xây dựng hệ thống DNNVV sản xuất hỗ cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành chế tạo cơ bản đáp ứng nhu cầu hỗ trợ của các ngành công nghiệp, các IC, các khu công nghiệp hỗ trợ trên phạm vi cả nước.

Để làm như vậy thì cần có sự tham gia của nhiều bên trong việc phát triển và vận hành VƯDN. Đầu tiên phải kể đến các cơ quan quản lý nhà nước, với chức năng quản lý điều hành của mình đưa ra cơ sở pháp lý phù hợp cho sự phát triển của VƯDN. Hơn nữa cơ quan Nhà nước cần đưa ra các chính sách về cấp vốn, mặt bằng… để VƯDN có thể mở rộng và phát triển các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp. Thứ hai, các trường đại học là các đơn vị tạo nên động lực kinh doanh cho các doanh nghiệp mới được thành lập. Các trường đại học đào tạo về khoa học kĩ thuật sẽ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp mới thành lập. Hỗ trợ họ về khoa học và kỹ thuật trong lĩnh vực mà doanh nghiệp sắp/mới thành lập. Các trường đại học đào tạo về kinh tế và quản trị sẽ cung cấp chuyên gia, tư vấn cho các doanh nghiệp, ban quản lý VƯDN, chính quyền địa phương về các lĩnh vực về đầu tư, tài chính, marketing, kiểm toán, chính sách công nghiệp, chính sách đầu tư … Thứ ba, các doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp hỗ trợ và các công ty SXLR ôtô đa quốc gia tham gia với mong muốn tìm được các nhà cung cấp nội địa cho mình. Các doanh nghiệp này sẽ tạo ra định hướng cho cung thị trường đầu ra cho các doanh nghiệp mới được thành lập. Những công ty lớn này sẽ hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp và tạo ra thị trường tiêu thụ sau này cho các doanh nghiệp mới thành lập. Thứ tư, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp trong VƯDN tham gia với mục tiêu đẩy mạnh việc phát triển các doanh nghiệp mới từ các ý tưởng kinh doanh bằng các hoạt động hỗ trợ về mặt các dịch vụ văn phòng,dịch vụ pháp lý, dịch vụ tài chính, kiểm toán, bảo hiểm… Cuối cùng là các doanh nghiệp mới được thành lập, đây là thành phần chính

và là đối tượng của VƯDN. Các doanh nghiệp này phải đưa ra được các ý tưởng và kế hoạch kinh doanh khả thi đáp ứng được các yêu cầu từ phía ban quản lý VƯDN thì mới nhận được sự hỗ trợ từ các bên liên quan đã nêu ở trên.

Bảng 3. Thành phần tham gia vườn ươm doanh nghiệp Thành phần tham gia Vai trò/ Nhiệm vụ Mục đích Hình thức/ phương thức hỗ trợ

Cơ quan quản lý đề xuất chính sách, cơ sở pháp lý cho vườn ươm Thực hiện nhiệm vụ của nhà quản lý Hỗ trợ mặt bằng, vốn. Các trường đại học Hỗ trợ về lý thuyết, tư vấn cho doanh nghiệp và chính quyền địa phương Tạo động lực kinh doanh cho doanh nghiệp Hỗ trợ bằng chuyên gia, cung cấp nhân lực cho SI Các doanh nghiệp FDI, công ty đa quốc gia Định hướng nhu cầu thị trường đầu ra cho sản phẩm của các doanh nghiệp Tìm kiếm được các nhà cung cấp nội địa hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp và mạng lưới đầu ra cho doanh nghiệp Tổ chức hỗ trợ

doanh nghiệp

hỗ trợ kỹ thuật phát triển nhanh các doanh nghiệp

Hỗ trợ tài chính và cung cấp chuyên gia cho

các doanh nghiệp mới thành lập. Doanh nghiệp mới thành lập thành phần chính của vườn ươm phát triển doanh nghiệp Đưa ra các kế hoạch kinh doanh khả thi cao

Nguồn phát triển cụm doanh nghiệp công nghiệp- giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV

Mặc dù có nhiều định nghĩa về IC, định nghĩa được biết nhiều nhất đến và được thế giới công nhận là của M, Porter. Theo ông, “Cụm liên kết ngành công nghiệp” (Industrial Cluster –IC) là nơi tập trung về địa lý quần tụ về địa lý của những công ty liên kết với nhau, các nhà cung cấp chuyên môn hóa, các nhà cung cấp dịch vụ, công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế liên quan như trường đại học, hiệp hội ngân hàng cùng cạnh tranh nhưng cùng hợp tác” (M.Porter 1998 trang 197).

Ba nội dung chính của cụm ngành liên kết ngành cho công nghiệp hỗ trợ ngành SXLR ôtô được hiểu như sau:

Một là, sự quần tụ của những công ty với các tố chức liên quan đến SI ngành SXLR ôtô. Các IC có không gian địa lý xác định riêng. Và dù IC là hệ thống mở (tương tác giữa các tác nhân kinh tế giữa các khu vực khác nhau) nên phải nhận thức răng ranh giới của các IC không phải mang tính tĩnh mà phát triển theo thời gian.

Hai là, liên kết giữa các công ty và tổ chức khác. Có thể coi cụm ngành là quần đâỏ gồm cá công ty và chung liên kết với xoay quanh quá trình sản xuất (quan hệ khách hàng – nhà cung ứng), thi trường nhân tố sản xuất (thị trường lao động, sản xuất đầu vào trung gian, phát triển và đổi mới công nghệ) và các thị trường sản phẩm SI. Trong IC có nhiều chủ thể hoạt động: công ty, các tổ chức trung gian tài chính, trường đại học và trung tâm nghiên cứu, cơ quan trung gian, hiệp hội kinh doanh.

Ba là, hợp tác và cạnh tranh giữa các tác nhân trong IC. Các công ty hoạt động trong các ngành liên quan đến SI ngành SXLR ôtô sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ (ví dụ giữa các nhà cung cấp sản phẩm tương tự nhau trong cụm) nhưng cũng sẽ được hợp tác với nhau để chia sẻ chi phí, bù đắp các thiếu hụt các nguồn lực, chia sẻ kinh nghiệm và cùng nhau tạo nên tri thức mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình.

Với bản chất như trên thì IC đem lại những tác động mạnh mẽ trong việc phát triển hệ thống các lớp doanh nghiệp SI ngành sản xuất ôtô qua các điểm sau đây:

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô của việt nam (Trang 61 - 87)