Hình 3: Mô hình kim cương về cạnh tranh
1.4.1.3.Chính sách và các hoạt động phát triển
sau đây: Quy hoạch đầy đủ chi tiết, thống nhất và được điều khiển bởi một cơ quan duy nhất. Doanh nghiệp FDI được sử dụng làm nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước thông qua các hoạt động chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực. Đồng thời, Thái Lan tạo điều kiện ưu đãi về thuế và khả năng tiếp cận tài chính dễ dàng cho các doanh nghiệp SI phát triển. Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi về thông tin giữa các doanh nghiệp SI và SXLR. Cụ thể các hoạt động và chính sách của Thái Lan như sau.
Thứ nhất quy hoạch quy hoạch tổng thế chi tiết, rõ ràng và thống nhất. Toàn bộ các chính sách và hành động của Thái Lan được đưa ra quy
hoạch tổng thể phát triển SI năm 1995. Bản quy hoạch đã đưa ra một cái nhìn tổng quan súc tích về ngành công nghiệp ôtô và điện-điện tử, các danh mục linh kiện và phụ tùng của các ngành này với hiện trạng cụ thể (nhập khẩu hay nội địa hóa) và các bảng tóm tắt các biện pháp đề xuất. Mặc dù số liệu và những phân tích trong tài liệu này đã có hơn 15 năm nay nhưng các cán bộ của Thái Lan vẫn tiếp tục sử dụng tài liệu này để định hướng các dự án của họ. Đây là bản quy hoạch đầy đủ và chi tiết. Không những tất cả các hoạt động cần phải thực hiện mà còn ấn định các cơ quan thực hiện một các chi tiết và rõ ràng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện, giám sát, kiểm tra trong quá trình triển khai quy hoạch. Hơn nữa, việc sử dụng duy nhất một bản quy hoạch tạo điều kiện cho các chính sách có thời gian phát huy tác dụng và có tính tập trung cao không bị phân tán do thay đổi quy hoạch.
Thứ hai là các chương trình ưu đãi cụ thể và đúng đối tượng cho các doanh nghiệp SI trong nước. Thái Lan có một ủy ban riêng để thực hiện kiểm
soát, phân bổ các ưu đãi là Ủy ban đầu tư (BOI- The Board of Investment). Thủ tục phê duyệt và các hoạt động ưu tiên được công bố trong các thông báo của BOI và đăng tải trên trang web của BOI. BOI đưa ra hai loại ưu đãi: ưu đãi thuế và ưu đãi phi thuế dựa trên hệ thống phân vùng. Ưu đãi thuế bao gồm miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu máy móc và nguyên liệu thô cũng như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với các ưu đãi về thủ tục thành lập doanh
nghiệp sẽ được BOI trực tiếp ra quyết định chứ không để các địa phương quyết định để đảm bảo tính hiệu quả, ngăn chặn sự cạnh tranh quá mức của các địa phương gây ra tổn thất về thuế không đáng có.
Thứ ba là thực hiện kết nối và liên kết các doanh nghiệp trong ngành ôtô , đề cao vai trò của doanh nghiệp FDI trong việc phát triển SI. Ủy ban
đầu tư (BOI) đóng vai trò chủ chốt trong việc kết nối và liên kết các doanh nghiệp. BOI có 2 chương trình cụ thể về vấn đề này: Chương trình Kỹ năng, Công nghệ và Sáng tạo (STI- The Skill, Technology and Innovation) và Chương trình Phát triển liên kết Công nghiệp (BUILD- BOI Unit for Industrial Linkage Development).
(i) Chương trình STI cấp ưu đãi về thuế, mặt bằng sản xuất, thủ tục đầu tư,… cho các công ty nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoặc tạo điều kiện cho việc chuyển giao các công nghệ đặc thù cho các doanh nghiệp trong nước.
(ii)BUILD là một cơ chế xây dựng năng lực tổng thể được hình thành vào năm 1992 trong khuôn khổ BOI với mục đích xác định nhu cầu của các nhà lắp ráp chế tạo và kết nối họ với các nhà cung cấp trong nước. Đây là chương trình có đóng góp quan trọng đến sự phát triển SI của Thái Lan. BUIILD có một số hoạt động cơ bản sau đây:
Chương trình nhà cung cấp gặp gỡ khách hàng - chương trình này tập trung vào ngành ôtô và điện-điện tử, nhằm thúc đẩy thu mua các linh phụ kiện sản xuất trong nước bằng cách kết nối người mua (nhà lắp rápSXLR) với người bán (các nhà sản xuất linh phụ kiện trong nước). Trước hết, chương trình xác định các linh phụ kiện mà các nhà lắp ráp có nhu cầu và các yêu cầu về chất lượng cũng như kỹ thuật. Nhân viên của BUILD sau đó sẽ liên lạc với các doanh nghiệp trong nước sản xuất linh phụ kiện và đưa họ đến gặp gỡ các khách hàng tiềm năng để hiểu thêm các yêu cầu về chất lượng. Các cuộc gặp gỡ tại chỗ như vậy được tổ chức khoảng 12 lần trong một năm. Nếu các nhà sản xuất trong nước không thể đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, BUILD sẽ hỗ trợ họ để giải quyết vấn đề này.
- Hội chợ BUILD - đây là hội chợ một cửa về linh phụ kiện được tổ chức hàng tháng. Tại đây các công ty lắp ráp và các nhà sản xuất linh phụ kiện có thể gặp gỡ, trao đổi các yêu cầu cụ thể về linh phụ kiện.
- Chương trình nguồn cung ứng BUILD - chương trình này tổ chức các buổi hội thảo thầu phụ, đưa các công ty đang tìm kiếm nguồn cung ứng các linh phụ kiện ở Thái Lan đến với nhau. Các doanh nghiệp SXLR và sản xuất trình bày các yêu cầu về kỹ thuật, khối lượng và các yêu cầu khác trước khoảng 40 nhà cung cấp trong nước. Sau đó các doanh nghiệp tham gia sẽ có các cuộc gặp riêng để xác định nhu cầu và tiềm năng của đối tác.
- Cơ sở dữ liệu về SI ASEAN: đây là chương trình hỗ trợ thông tin về SI của ASEAN cho các nước thành viên. BUILD có trách nhiệm phát triển cơ sở dữ liệu này tại Thái Lan, tổng hợp và cập nhật thông tin trên internet để cho phép truy cập từ khắp nơi trên thế giới. Đối với mỗi công ty, cơ sở dữ liệu sẽ bao gồm thông tin cơ bản về, chương trình đầu tư, số lượng lao động, khách hàng, sản phẩm, năng lực, các quy trình, nguyên liệu, máy móc, thiết bị.
Thứ tư là các chương trình hỗ trợ tài chính doanh nghiệp SI trong nước chủ yếu thông quan hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ở Thái Lan có 3 tổ chức tài chính dành cho DNNVV, bao gồm: Ngân hàng Phát triển DNNVV Thái Lan (Ngân hàng DNNVV), Ngân hàng Tiết kiệm Trung ương (Ngân hàng nhân dân), và Ngân hàng xuất-nhập khẩu Thái Lan (Ngân hàng xuất khẩu). Các ngân hàng này sẽ trực tiếp hỗ trợ cho các doanh nghiệp SI trong quá trình phát triển bằng ưu đãi về lãi suất và các đảm bảo tài chính trong trường hợp doanh nghiệp muốn đầu tư mạo hiểm.
Thứ năm là là chương trình hình thànhươm mầm và phát triển doanh nghiệp mới cho SI. Thái Lan thực hiện chương trình này thông qua hỗ trợ các
doanh nghiệp mới được thành lập bằng các lập ra các vườn ươm doanh nghiệp. Đây là một tổ chức sự nghiệp của chính phủ và có nhiều bên tham gia như trường đại học, cơ quan quản lý, cơ quan hoạch định chính sách, doanh nghiệp đa quốc gia,… VƯDN có nhiệm vụ hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, phương thức quản lý và các dịch vụ văn phòng cho các doanh nghiệp. Nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời gian đầu mới thành lập.
1.4.2. Kinh nghiệm của Malaysia
1.4.2.1. Thành tựu đạt được
Nước thứ hai xây dựng được SI ngành SXLR ôtô ở ASEAN là Malaysia. Theo Cục Phát triển Công nghiệp Malaysian (MIDA- The Malaysian Industrial Development Authority) thì có hai bộ số liệu khác nhau về các doanh nghiệp SI ở Malaysia. Hai nguồn có số liệu khác nhau không có phân loại theo quy mô, năng lực cạnh tranh, ngành công nghiệp mà các doanh nghiệp này cung cấp (điện-điện tử, ôtô, máy móc, v.v.), quốc tịch (trong nước, liên doanh, hay FDI). Nhưng nhìn chung số lượng các doanh nghiệp SI ít hơn so với ở Thái Lan. Bảng dưới đây thể hiện hai bộ số liệu này.
Bảng 1: Malaysia: Số lượng các doanh nghiệp hoạt động của Malaysia
trong công nghiệp hỗ trợ
Nguồn “Điều tra so sánh bối cảnh, biện pháp chính sách và kết quả phát triển công nghiệp hỗ trợ ở ASEAN” trang 37
1.4.2.2. Điều kiện phát triển
Malaysia phát triển SI ngành sản xuất và lắp ráp ôtô dựa trên một số lợi thế nhất định của mình:
Thứ nhất là Malaysia có hệ thống quản lý nhà nước có năng lực cao, phối hợp giữa các ban ngành tốt. Năng lực các cán bộ quản lý có trình độ cao. Hệ thống thông tin quản lý của Malaysia được tổ chức rất tốt. Các hoạt động chính sách công nghiệp được phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ ban ngành.
Thứ hai là năng lực tự nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp trong nước là tương đối tốt. Các doanh nghiệp trong nước có khả năng tiên phong trong nhiều lĩnh vực công nghiệp.
Thứ ba là nền tảng công nghiệp của Malaysia tốt hơn Thái Lan nhất là các ngành tạo khuôn mẫu, gia công cắt gọt, mạ sơn, nung sấy, chế tạo các linh kiện điện tử…
Thứ tư là nguồn nhân lực đáp ứng tốt với nhu cầu phát triển SI.
1.4.2.3. Chính sách và các hoạt động phát triển
Từ những điều kiện thuận lợi phát triển, Malaysia đã thực hiện hàng loạt các chính sách nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp tiên phong trong nước tham gia vào cung ứng SI mà không đề cao vai trò của các doanh nghiệp FDI. Kết nối các doanh nghiệp SI với doanh nghiệp SXLR. Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong nước. Cụ thể:
Thứ nhất là chương trình “Tư cách tiên phong” - khởi xướng năm 1958.
Đây là chương trình ưu đãi lâu đời nhất của Malaysia. Một doanh nghiệp được công nhận tư cách này sẽ hưởng 5 năm miễn 70% thuế thu nhập doanh nghiệp (chỉ trả 30%) thường ở mức 25% thu nhập hợp pháp (được định nghĩa là tổng thu nhập trừ chi phí kinh doanh và trợ cấp vốn). Thời gian hưởng ưu đãi này bắt đầu từ “ngày sản xuất” của doanh nghiệp được định nghĩa là ngày mức sản xuất đạt 30% năng lực sản xuất. Trợ cấp vốn chưa khấu trừ và thua lỗ tích lũy trong thời gian thụ hưởng tư cách tiên phong có thể được chuyển sang và khấu trừ vào thu nhập sau thời gian hưởng tư cách tiên phong.
Thứ hai là chương trình “Trợ cấp Thuế Đầu tư” Đây là hình thức ưu
đãi thay thế của tư cách tiên phong, một doanh nghiệp được chon để được nhận trợ cấp 60% chi phí vốn hợp lệ (cơ cấu, máy móc, thiết bị) cho dự án đã được thông qua trong vòng 5 năm kể từ ngày chi phí vốn hợp lệ đầu tiên được thực hiện. Doanh nghiệp có thể khấu trừ trợ cấp này vào 70% thu nhập hợp pháp từng năm. Phần trợ cấp chưa sử dụng có thể được chuyển sang những năm tiếp theo cho đến khi sử dụng hết. 30% còn lại của thu nhập hợp pháp sẽ chịu thuế tại mức thuế hiện hành.
Thứ ba là chương trình kết nối doanh nghiệp. Malaysia đã nỗ lực rất
nhiều nhằm phát triển các nhà cung cấp linh phụ kiện trong nước và tăng cường kết nối công nghiệp giữa các doanh nghiệp lớn với các nhà cung cấp linh phụ kiện trong nước. Các chương trình chủ đạo phục vụ mục đích này
gồm có Chương trình Phát triển nhà cung cấp khởi xướng năm 1988 và Chương trình Kết nối Công nghiệp ra đời từ 1995-96. Ngoài hai chương trình này, Malaysia còn có Cơ sở dữ liệu DNNVV quốc gia và Cổng thông tin DNNVV (www.smeinfo.com.my), một trang web cho phép DNNVV tự đăng ký và tự cập nhật. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mục tiêu sử dụng không nhiều như chính phủ mong đợi. Do các thông tin của các doanh nghiệp đưa lên rất sơ khai và mờ nhạt.
Thứ tư là chương trình nâng cao năng lực của doanh nghiệp. Một loạt hoạt động đào tạo và tư vấn do các cơ quan hỗ trợ DNNVV thực hiện và do cơ quan này điều phối. Các doanh nghiệp DNNVV tham gia các khóa đào tạo sẽ được trợ cấp 80% học phí. Theo chỉ đạo của Thủ tướng mới, để tăng hiệu quả thực hiện các chương trình, dự án, hình thức hỗ trợ sẽ dần chuyển thành các giải thưởng dựa trên thành tích đạt được thay vì là các khoản trợ cấp không giám sát được.
Thứ năm là các chương trình hỗ trợ tài chính cho các DNNVV. Bên
cạnh các tổ chức tài chính tư nhân, Malaysia có một loạt các chương trình do nhà nước tài trợ và vận hành nhằm cấp vốn cho DNNVV khởi nghiệp, mở rộng kinh doanh, đầu tư ra nước ngoài và khôi phục kinh doanh. Giống như các biện pháp hỗ trợ khác, trách nhiệm cấp vốn cho DNNVV được phân bổ cho các cơ quan và tổ chức tài chính khác nhau. Bên cạnh đó, chính phủ Malaysia cũng triển khai một số lượng lớn các quỹ và chương trình dành cho DNNVV, bao gồm trợ cấp, vốn cổ phần, vốn vay ưu đãi, vốn mạo hiểm và các sáng kiến vốn vay và vốn cổ phần. Các quỹ và chương trình này nhằm mục đích khuyến khích đổi mới, nâng cấp công nghệ, lập kế hoạch marketing và chiến lược. Hình 5 là tổng hợp các hoạt động tài chính dành cho các doanh nghiệp DNNVV/SMEs.
Hình 5. Malaysia: Tổng quan về tài chính dành cho DNNVV (SMEs)
Nguồn “Điều tra so sánh bối cảnh, biện pháp chính sách và kết quả phát triển công nghiệp hỗ trợ ở ASEAN” trang 31
1.4.3. Bài học cho Việt Nam
Thông qua tìm hiểu kinh nghiệm của các nước Thái Lan và Malaysia, có thể rút một số bài học cho Việt Nam như sau.
Thứ nhất, thu hút đầu tư nước ngoài vào SI là cần thiết. Nhất là những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao. Vừa có thể có sản phẩm SI phục vụ nhu cầu trong nước trong ngắn hạn do các doanh nghiệp SI trong nước chưa có khả năng cung ứng, vừa tạo điều kiện đầu tiên cho hoạt động chuyển giao công nghệ. Thái Lan thành công hơn Malaysia là biết tận dụng công nghệ của các doanh nghiệp FDI. Malaysia lại qua chú trọng vào phát triển các doanh nghiệp tiên phong trong nước mà bỏ quên mất lợi thế từ việc chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI.
Thứ hai, phải có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp SI mới và các DNNVV. Cả hai nước trên đều có những chính sách dành cho các DNNVV và
đã mang lại tác dụng tốt trong phát triển SI. Riêng ở Thái Lan, ngoài hỗ trợ các doanh nghiệp đã tồn tại, chính phủ còn hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp mới tạo nguồn cung cho SI.
Thư ba, cách chính sách phải nhất quán về cả nội dụng và thời gian. Kinh nghiệm của Thái Lan trong quy hoạch phát triển SI: Các chính sách đưa ra cần phải xác định rõ đâu là đối tượng của chính sách. Hơn nữa, nhất quán trong giao quyền cho các bộ ban ngành khi triển khai chính sách. Thời gian thực hiện chính sách phải đủ lâu để chính sách phát huy tác dụng.
Thứ tư, là hệ thống hỗ trợ thông tin giữa các doanh nghiệp. Kinh
nghiệm của hai nước cho thấy rằng, cần một hệ thống hỗ trợ thông tin hiệu quả giữa các doanh nghiệp Si với nhau và giữa doanh nghiệp SI với doanh nghiệp SXLR. Hệ thống này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho hình thành các mối liên kết công nghiệp trong chuỗi giá trị.
Thứ năm, vai trò của doanh nghiệp SXLR, đặc biệt là các doanh nghiệp SXLR và SI FDI. Việt Nam cần quan tâm đến đối tượng này trong
công tác chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực cho SI trong nước.
Thứ sáu, cần có một cơ quan chuyên trách về phát triển SI. Cơ quan
chuyên trách này sẽ tương tự như BOI của Thái Lan, hay MIDA của Malaysia nhằm đạt được sự thống nhất trong ban hành và triển khai chính sách.
Kết luận chương 1
Tóm lại, chúng ta có thể điểm lại một số vấn đề cơ bản về phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất và lắp ráp ôtô như sau:
- SI là khái niệm rộng liên nhiều ngành công nghiệp khác nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển công nghiệp ôtô.
- Sự phát triển của SI chịu ảnh hưởng trực tiếp trực tiếp bởi các chính sách của chính phủ như quy hoạch phát triển, chính sách khuyến khích, chính