Lời đề nghị đầu tiên từ nhà tuyển dụng Khi bạn đang thất nghiệp, không hài lòng với công việc hiện tại hay mong muốn thay đổi nghề nghiệp, một lời đề nghị từ nhà tuyển dụng - thậm chí đây không phải là điều bạn thực sự mong muốn - cũng trở nên quá cám dỗ. Vậy, bạn nên hành động ra sao trong tình huống này? Một lời đề nghị nhận việc có thể mang lại sự an tâm, tuy nhiên cảm giác này sẽ nhanh chóng tan biến nếu vị trí mới không phù hợp với bạn. Bạn sẽ lại loay hoay tìm công việc mới. Ngoài ra, những quyết định nghề nghiệp dễ dãi như thế có thể làm giảm lòng tự trọng và trệch hướng sự nghiệp của bạn. Đây chính là lý do buộc bạn phải suy nghĩ thật nghiêm túc trước khi quyết định chấp nhận lời đề nghị đầu tiên hay chờ đợi lời đề nghị khác tốt hơn. Hướng dẫn sau sẽ giúp bạn thực hiện quá trình ra quyết định hiệu quả hơn. Đánh giá các lựa chọn Trước khi quyết định, hãy làm theo 4 bước dưới đây đế nhận biết chính xác về tình huống của bạn. Xem xét các động cơ: Vì sao bạn quyết định thay đổi công việc? Hãy xác định những điều bạn muốn làm và không muốn làm trong sự nghiệp của mình. Xác định công việc mục tiêu: Công việc này phải có các đặc điểm gì? Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi ra sao khi tiếp nhận nó? Sự thay đổi này quan trọng thế nào đối với bạn? Đánh giá lời đề nghị với các tiêu chuẩn và tình trạng hiện tại của bạn: So sánh lời đề nghị với những điều bạn xem là quan trọng với chính mình? Áp lực tài chính? Tính thực tiễn của mục tiêu? Tính đúng đắn của quyết định? Phân tích một cách khách quan các cơ hội: Bạn có thực sự muốn làm việc cho công ty không? Bạn có thể thành công trong công việc không? Văn hoá công ty có phù hợp với bạn không? Chấp nhận lời đề nghị? Bạn nên cân nhắc việc chấp nhận lời đề nghị khi: - Tình hình gia đình và tài chính đòi hỏi phải hành động như thế và bạn có rất ít sự lựa chọn - Bạn nghi ngờ vào tính hiệu quả của bản thân khi tìm kiếm công việc - Bạn có thể học tập các kinh nghiệm mới và tiến gần hơn đến các mục tiêu - Bạn tự tin vào thành công sẽ đạt được cũng như các cơ hội phát triển trong một công ty hay lãnh vực mới đầy hứa hẹn. Bạn nên cân nhắc từ chối lời đề nghị khi: - Bạn có đủ khả năng tài chính đề kéo dài thời gian tìm việc - Bạn tự tin vào kế hoạch tìm kiếm công việc và cho rằng đây chỉ là vấn đề thời gian trước khi đạt đến công việc mục tiêu. - Lời đề nghị yêu cầu bạn phải làm việc trong một môi trường có thể gây tổn hại đến tình cảm, thể chất và tài chính của bản thân. - Bạn cảm thấy không phù hợp với công việc hay các giá trị của công ty. Nếu bạn bỏ qua điều này, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hạnh phúc trong công việc. Vẫn còn băn khoăn? Thậm chí khi đã thực hiện quá trình phân tích trên, bạn vẫn không thể có được câu trả lời rõ ràng. Trong trường hợp này, hãy nhìn vào những mặc tích cực hay tiêu cực của vị trí mới. Có khía cạnh nào trong công việc khiến bạn không thể làm việc lâu dài không ? Ví dụ như: môi trường làm việc quá căng thẳng hay các nhiệm vụ bạn không yêu thích? Hay những thuận lợi quá tốt đến nỗi không thể khước từ như làm việc trong một công ty đang phát triển mạnh mẽ? Bạn có thể hỏi thăm ý kiến của người khác, tuy nhiên hãy lắng nghe tiếng nói từ trái tim bạn. Dù không thể có được câu trả lời đúng nhất hay quyết định ra sao đi nữa, hãy luôn đón nhận vấn đề ở cả 2 mặt tốt và xấu. Cuối cùng hãy luôn tâm niệm một điều là: nếu cơ hội mới giúp bạn tiến gần hơn đến các mục tiêu, còn chần chờ gì mà không dang tay đón nhận. Tuy nhiên, trước khi đưa ra một quyết định quan trọng, bạn cần phải tự đánh giá một cách thành thực về sự phù hợp giữa lời đề nghị từ nhà tuyển dụng và kế hoạch nghề nghiệp của bản thân. Theo Thái Hằng HR Vietnam . Lời đề nghị đầu tiên từ nhà tuyển dụng Khi bạn đang thất nghiệp, không hài lòng với công việc hiện tại hay mong muốn thay đổi nghề nghiệp, một lời đề nghị từ nhà tuyển dụng - thậm. lý do buộc bạn phải suy nghĩ thật nghiêm túc trước khi quyết định chấp nhận lời đề nghị đầu tiên hay chờ đợi lời đề nghị khác tốt hơn. Hướng dẫn sau sẽ giúp bạn thực hiện quá trình ra quyết định. định quan trọng, bạn cần phải tự đánh giá một cách thành thực về sự phù hợp giữa lời đề nghị từ nhà tuyển dụng và kế hoạch nghề nghiệp của bản thân. Theo Thái Hằng HR Vietnam