7 cách trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng khi đề cập tới những điểm yếu của bạn Trên thực tế, không ai muốn thừa nhận rằng mình có điểm yếu, đặc biệt là trước nhà tuyển dụng của công ty mà bạn đang ứng tuyển. Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng hiện nay có xu hướng muốn khảo sát khả năng ứng biến của bạn qua các câu hỏi về nhược điểm của bản thân. Vậy làm thế nào để vượt qua được những tình huống đó mà không làm mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn có thể dễ dãng vượt qua được trở ngại này. Đưa ra một hướng nghĩ khác về điểm yếu: Các chuyên gia thường khuyên bạn nên biến điểm yếu thành điểm mạnh của bản thân, đại loại như “Tôi là một người nghiện làm việc và tôi thường dành khá nhiều thời gian cho công việc”. Có thể bạn cho rằng đây là một câu trả lời thông minh; tuy nhiên câu trả lời này có thể mang lại cho nhà tuyển dụng một suy nghĩ về sự tự mãn về bản thân của bạn. Ở đây, câu trả lời phù hợp nhất là đề cập tới một yếu tố nào có thể được coi là điểm yếu của bản thân ở thời điểm này, nhưng ở trong những bối cảnh phù hợp, yếu điểm đó sẽ biến thành điểm mạnh. Khắc phục yếu điểm: Điều này có nghĩa là bạn thừa nhận bạn có điểm yếu, nhưng bạn nhận thức rõ được điều đó và đang nỗ lực để khắc phục chúng. Đồng thời bạn có thể đưa ra các ví dụ để minh chứng cho quá trình khắc phục các điểm yếu của bản thân. Tự rút ra bài học cho bản thân: Phương pháp này cũng tương tự với phương pháp đã nói ở trên; có nghĩa là bạn nhận thức được về điểm yếu qua một sai lầm đã mắc phải. Từ đó, bạn đúc rút được những kinh nghiệm cho bản thân để không mắc phải sai lầm tương tự. Bạn có thể trình bày kinh nghiệm mà bạn đã thu nhận được cho nhà tuyển dụng. Lập kế hoạch để khắc phục các điểm yếu của bản thân: Đây là một phương pháp tương đồng với phương pháp “Khắc phục điểm yếu” đã nói ở trên, tuy nhiên sự khác biệt ở đây chính là khía cạnh thời gian. Phương pháp này thực sự hữu dụng khi bạn có thể đáp ứng được phần lớn các yêu cầu của nhà tuyển dụng; tuy nhiên vẫn chưa phải là tất cả đối với vị trí đang tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao khả năng của bạn bởi bạn đã nhận ra được những kỹ năng còn thiếu đó và lên kế hoạch sẵn để khắc phục chúng ra sao. Các điểm yếu không có liên quan: Không phải điểm yếu nào cũng ảnh hưởng tới năng suất làm việc của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng phương pháp này khi biết rõ về các yêu cầu của công việc và đây là một bước chuẩn bị để đưa ra một điểm yếu “an toàn” bởi các điểm yếu cơ bản không ảnh hưởng tới năng lực thực hiện công việc của bản thân. Không trả lời một cách trực tiếp: Phương pháp này sử dụng câu trả lời gián tiếp để thông báo cho nhà tuyển dụng biết rằng câu hỏi của họ không có liên quan tới công việc. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng phương pháp này bởi có thể nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn lảng tránh câu hỏi của họ hoặc họ sẽ đưa ra nhiều câu hỏi ngoài lề hơn nữa để làm rõ câu trả lời của bạn; thậm chí nhà tuyển dụng có thể cho rằng bạn có quá nhiều điểm yếu và không muốn thừa nhận chúng. Đặt lại câu hỏi cho nhà tuyển dụng: Bạn chỉ có thể áp dụng phương pháp này nếu biết chắc nhà tuyển dụng đang đi đúng hướng. Và phương pháp này được đưa ra để mang lại sự hiểu biết lẫn nhau cao hơn một mức. . 7 cách trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng khi đề cập tới những điểm yếu của bạn Trên thực tế, không ai muốn thừa nhận rằng mình có điểm yếu, đặc biệt là trước nhà tuyển. làm rõ câu trả lời của bạn; thậm chí nhà tuyển dụng có thể cho rằng bạn có quá nhiều điểm yếu và không muốn thừa nhận chúng. Đặt lại câu hỏi cho nhà tuyển dụng: Bạn chỉ có thể áp dụng phương. hưởng tới năng lực thực hiện công việc của bản thân. Không trả lời một cách trực tiếp: Phương pháp này sử dụng câu trả lời gián tiếp để thông báo cho nhà tuyển dụng biết rằng câu hỏi của họ