1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: “ Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang ” pptx

35 7,7K 44

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của thành phố Nha Trangthì việc tìm hiểu về các loại hình du lịch đang là một vấn đề cần quan tâm nghiêncứu, để từ đó đưa ra các giải pháp phát triể

Trang 1

Luận văn

Đề tài: “ Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang ”

Trang 2

Mục lục:

A

Phần mở đầu 1

I Lý do chọn đề tài: 4

II Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 4

1 Mục đích nghiên cứu: 4

2 Nhiệm vụ nghiên cứu: 5

III Giới hạn đề tài : 5

IV Phương pháp nghiên cứu : 5

V Bố cục đề tài: 6

B Phần nội dung 7

Chương1: Khái quát về thành phố biển Nha Trang 7

1.1 Điều kiện tự nhiên: 7

1.1.1 Vị trí địa lý: 7

1.1.2 Địa hình: 7

1.1.3 Khí hậu: 8

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội: 8

1.2.1 Kinh tế: 8

1.2.2 Xã hội: 8

Chương 2: Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang 10

2.1 Loại hình du lịch tham quan: 10

2.2 Loại hình du lịch nghỉ dưỡng: 18

2.3 Loại hình du lịch Sinh thái: 22

2.2.4 Loại hình du lịch giải trí: 25

2.2.5 Loại hình du lịch thiền: 26

2.2.6 Loại hình du lịch Mice: 28

Chương 3: Các giải pháp để phát triển các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang 31

Trang 3

3.1 Tập trung xây dựng một số loại hình du lịch đặc trưng của thành phố

Nha Trang: 31

3.2 Kết hợp các loại hình du lịch để nâng cao hiệu quả khai thác: 32

3.3 Tiến hành nghiên cứu các loại hình du lịch: 32

3.4 Thực hiện tuyên truyền, quảng bá các loại hình du lịch đặc trưng: 32

C Phần kết luận: 33

Tài liệu tham khảo: 34

Trang 4

Phần mở đầu

I Lý do chọn đề tài:

Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, vănhóa, du lịch của tỉnh Khánh Hòa Nơi đây còn được biết đến như một thành phốcủa lễ hội: Festival Biển, Hoa hậu Hoàn Vũ 2008, Hoa hậu Thế giới 2010,… Cácbãi biển đẹp của thành phố này đã biến nơi đây trở thành một danh lam thắngcảnh thu hút khá nhiều du khách đến nơi đây

Nơi đây có khí hậu ôn hòa, giao thông thuận lợi cả về đường thủy, đường

bộ, đường hàng không và đường sắt Đặc biệt ở Nha Trang có nhà ga lớn nhấttrong tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam Tất cả các tuyến tàu lửa đều dừng

ở đây Ngoài các tàu Thống Nhất, còn có các chuyến tàu SN1-2, SN3-4 và gầnđây có thêm chuyến tàu 5 sao đầu tiên chạy tuyến Sài Gòn-Nha Trang

Nha Trang với điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan thiênnhiên, khí hậu, cùng với nền tảng về lịch sử và nhân văn tạo dựng nên một NhaTrang có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng

Hiện nay du lịch ở thành phố Nha Trang đang phát triển khá mạnh mẽ, ngành

du lịch đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hộicủa thành phố Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của thành phố Nha Trangthì việc tìm hiểu về các loại hình du lịch đang là một vấn đề cần quan tâm nghiêncứu, để từ đó đưa ra các giải pháp phát triển các loại hình du lịch hiện có đồngthời phát hiện và đưa vào khai thác những loại hình du lịch mới, góp phần làm

đa dạng hoá các loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững

Từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu các loại hình du lịch ở

thành phố biển Nha Trang ”.

II Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

1 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu các loại hình du lịch để đưa ra các giải pháp nhằmphát triển các loại hình du lịch đó và phát hiện thêm các loại hình du lịch mớiđáp ứng được sự phát triển của ngành du lịch

Trang 5

2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Xây dựng cơ sở lý luận của loại hình du lịch

- Nghiên cứu các loại hình du lịch

- Đưa ra những giải pháp để phát triển các loại hình du lịch

III Giới hạn đề tài :

- Giới hạn về nội dung: Các loại hình du lịch

- Giới hạn về không gian : Thành phố Nha Trang

IV Phương pháp nghiên cứu :

Thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:

Thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:

1 Phương pháp thu thập tài liệu:

Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài tiến hành thu thập tàiliệu, số liệu có liên quan từ sách báo, các báo cáo của các cơ quan chuyên ngành,các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước để làm rõ vấn đề nghiên cứu

2 Phương pháp phân tích tổng hợp

Dựa vào nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu phân chúng thànhtừng loại, nhóm dữ liệu để hiểu chúng một cách chi tiết, đầy đủ và có chọn lọccác thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài Sau đó tiến hành liên kết từng mặt,từng bộ phận thong tin ấy một cách khoa học nhằm tạo ra một hệ thống lập luậnlogic và có giá trị khoa học về đề tài nghiên cứu

3 Phương pháp bản đồ

Trong hoạt động du lịch, bản đồ là một phương tiện, công cụ không thể thiếu.bản đồ là nguồn cung cấp thông tin, vừa là phương tiện giúp người nghiên cứuthể hiện một số kế quả nghiên cứu

4 Phương pháp thực địa

Nhằm làm tăng độ chính xác, cụ thể và thuyết phục của kết quả nghiên cứu,đồng thời khảo sát kiểm tra lại sự chính xác của tư liệu nghiên cứu nhằm làmtăng độ chính xác cho đề tài

Đến thành phố biển Nha Trang để trực tiếp tham quan, tìm hiểu và nắmbắt được các thông tin, tài liệu có liên quan một cách rõ ràng và chính xác vềđối tượng

Trang 6

- Chương 1 : Khái quát về thành phố biển Nha Trang

- Chương 2 : Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang

- Chương 3 : Các giải pháp để phát triển các loại hình du lịch ở thành phố biểnNha Trang

Trang 7

B Phần nội dung

Chương1: Khái quát về thành phố biển Nha Trang

1.1 Điều kiện tự nhiên:

1.1.1 Vị trí địa lý:

Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km², dân số392.279 (2009) Phía Bắc giáp thị xã Ninh Hòa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm,phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đông giáp Biển Đông

1.1.2 Địa hình:

* Đồng bằng Diên Khánh - Nha Trang:

Nha Trang nằm ở phía Đông Đồng bằng Diên Khánh - Nha Trang Một đồngbằng được bồi lấp bởi sông Cái Nha Trang có diện tích gần 300 km², địa hìnhđồng bằng bị phân hóa mạnh:

- Phần phía Tây dọc sông Chò từKhánh Bình đến Diên Đồng bị bóc.mòn, độ cao tuyệt đối khoảng 10-20 m

- Phần phía Đông là địa hình tích tụ

độ cao tuyệt đối dưới 10m, bề mặtđịa hình bị phân cắt mạnh bởi cácdòng chảy

* Sông Cái Nha Trang:

Sông Cái Nha Trang (còn có tên gọi Thành phố Nha Trang là sông Phú Lộc, sông Cù) có chiều dài

79 km, phát nguyên từ Hòn Gia Lê, cao 1.812 m, chảy qua các huyện KhánhVĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang rồi đổ ra biển ở Cửa Lớn (Đại CùHuân) Sông Cái Nha Trang có 7 phụ lưu, bắt nguồn ở độ cao từ 900 đến 2.000mnhưng lại rất ngắn, thường dưới 20 km nên độ dốc rất lớn tạo nhiều ghềnh thác ởthượng lưu

Trang 8

1.1.3 Khí hậu:

Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa hơn Thường có 2 mùa rõ rệt là mùamưa và mùa khô Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên50% lượng mưa trong năm Những tháng còn lại là mùa khô, trung bình hàngnăm có tới 2.600 giờ nắng.Nhiệt độ trung bình hàng năm của Nha Trang caokhoảng 26,7 °C riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30 km đường chimbay) có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:

1.2.1 Kinh tế:

Kinh tế Nha Trang chủ yếu là du lịch, thương mại và công nghiệp NhaTrang còn nổi tiếng với yến sào, thuốc lá Năm 2010, GDP bình quân đầu ngườiđạt hơn 2.200 USD, tốc độ tăng trưởng GDP tăng bình quân hàng năm từ 13-14%.Cơ cấu kinh tế chuyển đổi tích cực theo hướng dịch vụ - công nghiệp -nông nghiệp; trong đó, dịch vụ phát triển nhanh, bình quân đạt 18,7%/năm Năm

2010, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 8.129 tỷ đồng, tăng bình quân14,8%/năm Năm 2010, giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản ước đạt 478,7 tỷđồng, tăng bình quân 4,7%/năm; sản lượng khai thác đánh bắt thủy sản đạt bìnhquân hơn 34.400 tấn/năm, tăng bình quân 6,4%/năm Thu ngân sách luôn vượt

kế hoạch hàng năm Năm 2010, thu ngân sách ước đạt 1.100 tỷ đồng, tăng 2,5lần so với năm 2005 và là địa phương duy nhất có khả năng tự cân đối và cóđóng góp ngân sách cho tỉnh Khánh Hòa

1.2.2 Xã hội:

* Khoa học và giáo dục: Nha Trang là nơi đóng quân của nhiều trường đại học

quân sự (không quân, hải quân) và các viện nghiên.cứu mang tầm quốc gia Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có nhiều đại học và cao đẳng phục vụ choviệc đào tạo nhân lực cho địa phương

* Giao thông vận tải:

 Đường hàng không: Trước đây có thể bay đến Nha Trang và hạ cánh

ngay trong thành phố tại sân bay Nha Trang, nguyên là một sân bay quân sựnằm trên đường Trần Phú Hiện nay, sân bay Nha Trang đã đóng cửa và khách

Trang 9

du lịch có thể tới thành phố biển này bằng sân bay quốc tế Cam Ranh, cách đókhoảng 40 km

 Đường Sắt: Nha Trang nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam thuận lợi cho

việc liên kết với các tỉnh còn lại của Việt Nam Ga Nha Trang là một trongnhững ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam, tất cả các tuyến tàulửa Thống Nhất đều dừng ở đây Ngoài các tàu Thống Nhất, còn có các chuyếntàu SNT1-2, SNT3-4, SQN1-2 và chuyến tàu 5 sao đầu tiên chạy tuyến Sài Gòn-Nha Trang Ngoài ga Nha Trang thành phố còn có 1 ga phụ là Ga Lương Sơn,nhưng ga này ít khi đón khách

 Đường Thủy: Cảng Nha trang là một cảng biển nằm trong vịnh Nha Trang,

là đầu mối vận chuyển hàng hóa và hành khách quan trọng bằng đường biển củathành phố Nha trang, tỉnh Khánh Hoà nói riêng và khu vực Nam trung bộ nóichung

Trang 10

Chương 2: Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển

Nha Trang

Nha Trang với điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan thiênnhiên, khí hậu, cùng với nền tảng về lịch sử và nhân văn tạo dựng nên một NhaTrang có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng., bên cạnh nhữngloại hình du lịch khá phổ biến thì hiện nay đã xuất hiện thêm nhiều loại hình dulịch mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách và góp phần vào sự pháttriển của ngành du lịch Các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang baogồm: Du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch khám phá,

du lịch thiền, du lịch Mice,…

2.1 Loại hình du lịch tham quan:

Du lịch tham quan là loại hình du lịch khá phổ biến và đang được ưa chuộng

ở thành phố Nha Trang Nhờ vào sự đa dạng và phong phú của nguồn tài nguyên

du lịch phục vu nhu cầu tham quan, tìm hiểu đã tạo ra cho thành phố này cónhiều địa điểm tham quan hấp dẫn, có giá trị và có sức thu hút du khách đến đểtham quan, để tận hưởng những giá trị mà nó mang lại Khi nói đến loại hình dulịch này không thể không nhắc đến các địa danh nổi tiếng đã tạo nên nét riêngbiệt và độc đáo của thành phố và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình

du lịch này như: Tháp Bà, Nhà thờ Núi, Viện Hải dương học Nha Trang, biệt thựCầu Đá, chùa Long Sơn, Chợ Đầm, Tháp Trầm Hương, Hòn Chồng, Hòn Vợ …

* Tháp Bà: Ðến Nha trang không thể không nhắc đến một thắng cảnh độc đáo

đó là tháp Bà (còn gọi là Tháp po Nagar, tháp Thiên Y Thánh Mẫu) Tháp Bànằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 50 m so với mực nước biển thuộcphường Vĩnh phước, cách trung tâm Tp Nha trang khoảng 2 km về phía bắc     Tháp Bà Ponagar là một cụm đền tháp toạ lạc về hướng Nam, trên một ngọnđồi có tên là cù Lao, có độ cao khoảng 10 – 12 mét so với mực nước biển phíaBắc của hòn Cù Lao này có tu viên La San, trường Đại Học Thuỷ sản, dướichân nó là Xóm Bóng, Quốc lộ 1A, cầu Xóm Bóng, cửa Sông cái Nha Trang,nơi tiếp giáp giữa sông và biển Đứng trên Tháp phóng tầm mắt bốn bề, dukhách không khỏi ngạc nhiên đến sững sờ và phải ngưỡng mộ khả năng lựachọn vị trí xây tháp “độc nhất vô nhị” của người Chăm cổ Đã qua ngàn năm

Trang 11

biến thiên của thời gian mà quần thể Tháp Bà vẫn sừng sững, uy nghi và lại ăn

ý với những công trình của hậu thế, tuyệt vời với núi non, sông biển của mộtvùng non nước Nha Trang

Tháp bà Chăm được xây dựng suốt từ

những năm đầu thế kỷ I đến thế kỷ thứ XV

Đền Tháp Chăm tại Nha Trang có quy mô

kiến trúc lớn, khu đền thờ uy nghi nhất của họ

có dấu sứt mẻ nào

Tháp được xây dựng bằng gạch nung màu đỏ, kích cở 30x17x15 cm, hạtmịn, đồng nhất, kết dính cao, chịu lực lớn…và những viên gạch này có đồngkích cở, đồng độ nung chín của gạch, đồng một màu sắc, không bị vênh váo,chính xác đến kinh ngạc, lại được gắn kết với nhau bằng một chất liệu rất “kiêncường” với thời gian Có những viên gạch, phần ngoài đã biến thành bụi phấnhoặc bị bào mòn lõm sâu vào mà chất kết dính giữa viên trên và dưới vẫn tồn tạimột lớp mỏng Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản để tháp tồn tại hàngngàn năm cho đến ngày hôm nay Còn chất liệu để tạo nên chất kết dính này thiđến ngày nay, với khoa học hiện đại vẫn chưa đưa ra được kết kuận chắc chắnđược làm từ những chất liệu nào

Trang 12

Chính giữa tháp chính trong khoảng không gian thờ tự 36m2 là một bệ thờbằng đá hoa cương, được cấu tạo bằng nhiều đá nhỏ, gọt đẻo và xếp rất kít nhautrông như nguyên khối.

Tượng Bà được đặt trang trọng trên bệ thờ, tượng được tạc bằng đá hoacương nguyên khối Tượng cao 1m6, tư thế ngồi, được đặt trên một ioni lớn Đó

là hình tượng người đàn bà được khắc hoạ cực kỳ tinh vi và sắc sảo, có dángchắc khoẻ, vừa kiêu hảnh, vừa diệu dàng, rất sống động

   Đây là một công trình kiến trúc độc đáo còn tồn tại trên mặt đất ở Việt Namhàng chục thế kỷ nay

* Nhà thờ Núi: tên chính thức là Nhà thờ

Chánh tòa Kitô Vua, nhà thờ này còn có tên

gọi khác là Nhà Thờ Đá, được liệt kê vào di

tích và thắng cảnh của tỉnh Khánh Hòa

Nhà thờ Chính Tòa do cha Louis Vallet

khởi công xây dựng ngày 3-9-1928 và hoàn

thành tháng 5-1933 với diện tích 720 m2

(36mx20m) Nhà thờ Núi

Nằm ở khu vực trung tâm Thành phố Nha Trang, trên một đồi cao Xưa kia làmột vùng đồi núi hoang sơ, để xây dựng công trình này, người ta đã cho nổ 500quả mìn, san bằng ngọn đồi, để có diện tích 4.500 m2 và mở đường vận chuyểnvật liệu lên khu vực xây dựng

Nhà thờ được xây dựng kiên cố, kết cấu bằng bê tông cốt thép, toàn bộ cácbức tường không sử dụng gạch nung, mà dùng những khối xi măng đúc sẳn cókích cở 15 cm x 41 cm, x 22  cm do đó Nhà Thờ rất vững chải,  kiên cố nhưđược xây bằng đá và từ đó còn có tên là Nhà Thờ Đá

    Nhìn tổng thể, công trình có bố cục chắc, khỏe với những khối lập thể nhỏdần từ thấp vươn lên, cao vọt lên trời xanh Ðiểm cao nhất là nơi đặt Thánh Giátrên đỉnh tháp chuông, cao 38m tính từ mặt đường Một nét đọc đáo ở Nhà ThờNúi Nha Trang là ba quả chuông Đây là những quả chuông do hảng chuông nổitiếng Bourdon Carillond cuả Pháp chế tạo Quả chuông đầu tiên có âm mi giáng,quả thứ hai có âm  đô, quả thứ ba có âm la Trên tháp chuông có gắn 4 chiếc

Trang 13

đồng hồ lớn quay về 4 hướng, khánh thành vào tháng 2 năm 1935 Hiện nay vẫnhoạt động tốt và đúng giờ.

Dọc theo lối đi lên, phía bên phải là những hộc nhỏ đựng di cốt những ngườiquá cố được ghép vào tường đá Tuy đã xây dựng trên 75 năm qua nhưng quy

mô bề thế và cách cấu trúc độc đáo vẫn còn nguyên giá trị và kiểu dáng ban đầu

* Viện hải dương học Nha Trang: Là một viện nghiên cứu đời sống động thực

vật hải dương Viện Hải dương học được người Pháp thành lập năm 1922, đượcxem là một trong những cơ sở nghiên cứu sớm nhất ở Việt Nam và là nơi có bộsưu tầm các hiện vật về cuộc sống hải dương lớn nhất Đông Nam Á Hiện nayviện không những là một viện nghiên cứu mà còn là điểm tham quan hấp dẫn đốivới du khách yêu thích sinh vật biển

Viện hải Dương học nằm ngay bên

Cảng Nha Trang cách Thành phố

khoảng 5 km về phía Nam Viện do phủ

toàn quyền Đông Dương thành lập năm

1923 và do người Pháp trực tiếp điều

hành, cho đến năm 1952 mới giao lại

cho người Việt nam Diện tích 20 mẫu

bao gồm toàn bộ cái đầu con “Thanh

Long hý thuỷ”, cả khu du lịch Bảo Đại

bây giờ Đây là một vị trí tối ưu để xây

dựng nên một viện nghiên cứu biển Phòng trưng bày (viện Hải Dương Học)

Đông dương, vì bờ biển Khánh hoà thuộc loại sâu nhất Việt nam, cách hải phậnQuốc Tế không xa và cũng là nơi gặp gỡ của hai dòng hải lưu nóng và lạnh, một

từ phương Bắc đổ xuống và một từ xích đạo chảy ngược lên

Viện bảo tàng Hải dương học nơi lưu trữ trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000loài sinh vật biển và động thực vật trong các ao hồ, sông suối nước ngọt, suốt từbiển Đông xuống vịnh Thái Lan và Biển Hồ Cam pu chia

Tại một phòng trưng bày riêng của Bảo tàng ta còn bắt gặp đại diện của cácloài Cá heo và Cá mập trắng nhồi bông Đặc biệt là bộ xương của Cá Voi lưng

gù dài 18 mét, cao 3 mét, nặng 10 tấn…Bộ xương con Bò Biển “Mỹ nhân ngư”

Trang 14

nặng 300 kg, đây là loài động vật có vú, sinh con và nuôi con bằng sữa, mangthai 18 tháng và chỉ sinh một con,có rất nhiều huyền thoại về loài cá này màchúng ta đã xem qua sách báo hoặc phim ảnh…

Ngoài ra viện cũng là nơi trưng bày rất nhiều sinh vật biển quý hiếm, là nơiđáng để quý khách đến tham quan và tìm hiểu thêm về Thế giới Đại dương.Sau khi tham quan Hải Dương Học, quý khách có thể ghé đến những cửa hàngbán quà lưu niệm phía trước Viện và cũng có thể mua rượu được ngâm với nhiềuhải sản : Cá ngựa, Long biển…hoặc Cá Ngựa sống, đông lạnh, hoặc khô và rấtnhiều hải sản khác và quà lưu niệm

* Biệt thự Cầu Đá (Lầu Bảo Đại): tọa lạc trên đỉnh núi Chụt (núi Cảnh Long),

là một di tích lịch sử văn hóa khá nổi tiếng, nằm cách trung tâm thành phố NhaTrang khoảng 6km Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp hàihòa giữa phong cách kiến trúc phương Tây với nghệ thuật hoa viên phươngĐông Lầu Bảo Đại được người Pháp đã xây dựng năm 1923 ban đầu là một cụm

5 biệt thự trên núi Chụt để làm nơi ăn ở cho các nhà hải dương học đến nghiêncứu vùng biển Đông Nam Á tại Viện hải dương học Đông Dương (hiện là Việnhải dương học Nha Trang) người Pháp đặt tên cho các ngôi biệt thự này theo têncác loài cây và hoa trồng xung quanh Lần lượt từ mỏm núi trở vào là biệt thựXương Rồng, Bông Sứ, Bông Giấy, Phượng Vĩ, Cây Bàng Từ năm 1940 đến

1945, hoàng đế Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương thường đến nghỉ ngơi ở biệtthự Xương Rồng và Bông Sứ nên từ đó cụm di tích này được gọi là Lầu Bảo Đại Trên ngọn núi Chụt, 5 ngôi biệt thự được xây dựng có kiểu dáng kiến trúckhác nhau nhưng đều hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên Trong đó biệt thự NghinhPhong ( Xương Rồng) và Vọng Nguyệt (Cây Sứ) được chọn làm nơi nghỉ mátcủa vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương Cả hai ngôi biệt thự được xây dựngtheo nghệ thuật kiến trúc cổ điển Pháp có sự kết hợp hài hoà với nghệ thuật hoaviên xây dựng cung điện

Biệt thự Nghinh Phong có dáng hình hộp chữ nhật, cao 2 tầng, cửa chính củabiệt thự quay về hướng Đông Từ sân trước của biệt thự có hai đường vòng theohai hướng xuống chân đồi Đường vòng hướng Tây trải nhựa men theo sườngđồi đi xuống Đường vòng hướng Nam là đường bậc thang dẫn đến bãi tắm

Trang 15

"Hoàng Hậu", giữa đường này nơi gành biển có hòn đá to mà Vua Bảo Đại tậnhưởng thú vui câu cá.

Biệt thự Vọng Nguyệt nằm ở đồi thứ hai cũng cao hai tầng và có dáng hìnhhộp chữ nhật Khi vua Bảo Đại ở đây tầng trệt được dung làm phòng họp, chiêuđãi khách quan; tầng trên là nơi nghỉ ngơi của vua và hoàng hậu Phía trên sânthượng là nơi vua và hoàng hậu đón gió ngắm trăng lên Mặt tiền biệt thự quay

về hướng Bắc nên đứng ở đây có thể thấy rõ toàn cảnh Nha Trang Hướng Đôngcủa Vọng Nguyệt có đường đi sang Nghinh Phong được tạo dáng thành hoa viên.Bao quanh hai ngôi biệt thự có nhiều cây cổ thụ, me, bàng, phượng, sứ xoè tánrộng phủ mát một vùng Từ khuôn viên Lầu Bảo Đại du khách có thể phóng tầmmắt từ xa nhìn toàn cảnh thành phố Nha Trang, về phía đông sẽ thấy đảo lớn đảonhỏ nhấp nhô ngoài biển

* Chùa Long Sơn: : hay còn gọi là Chùa Phật trắng trước có tên là Đăng Long

Tự, tọa lạc ở số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn dưới chân đồi TrạiThủy ở Nha Trang

được xây dựng mới vào năm 1940 với nghệ

thuật kiến trúc, điêu khắc mang đậm dấu ấn

thời hiện đại Chùa được cất trên một khu đất

cao, thoáng mát, cây cối xanh tươi, gần kề

ngay đường giao thông và khu phố đông đúc

mà vẫn giữ được vẻ thâm u, tĩnh mịch, uy

nghiêm, huyền bí, cao siêu nơi cửa Phật nhờ

có sự phối hợp tuyệt vời giữa công trình kiến

trúc với cảnh quan thiên nhiên và những phần

tạo dựng do con người

Ngôi chùa này được xây dựng cách đây Tượng Kim Thân Phật Tổ

hơn một trăm năm, trải qua nhiều lần trùng trong chùa Long Sơn

tu, và đến nay là một trong những ngôi chùa vào loại lớn nhất và cũng ở vào mộtđịa thế trang nghiêm, đẹp nhất trong các ngôi chùa còn lại ở Khánh Hòa và cũng

là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Nha Trang Trên đỉnh đồi là bức

Trang 16

tượng Kim Thân Phật tổ (còn gọi là tượng Phật trắng) ngồi thuyết pháp, tượngcao 21 m, đài sen làm đế cao 7 m, rất dễ nhìn thấy tại một khu vực rộng xungquanh Chùa Tượng được xây từ năm 1963 do sự đóng góp của tăng ni phật tửcủa vùng lân cận Xung quanh đài sen là chân dung bảy vị hòa thượng, đại đức

đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm trongkhoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1963 Dưới chân đài sen là bứctường chia thành những ngăn nhỏ để chứa hài cốt do các gia đình Phật tử gửi

* Chợ Đầm: Là chợ trung tâm của thành phố biển Nha Trang, là một công trình

kiến trúc đẹp, độc đáo Đây là chợ lớn nhất và cũng là biểu tượng thương mạicủa thành phố biển này Đây là trung tâm thương mại mua sắm và cũng là điểmtham quan du lịch Chợ có tên chợ Đầm là vì chợ nằm trên một cái đầm cũ rộngđến 7 mẫu tây, ăn thông ra cửa sông Nha Trang dưới chân cầu Hà Ra nay đã bịlấp Chợ hiện nay bán rất nhiều sản phẩm gia dụng lẫn những mặt hàng lưuniệm, hải sản rất phong phú Ngay tại cửa ra vào, bãi đậu xe là tới khu vực chợ,tại các cánh cung bọc 2 bên chợ là bán hải sản, khô, nem nướng và các mặt hànglưu niệm Trung tâm chợ bán các mặt hàng thiết yếu

Công trình Tháp Trầm Hương do kiến trúc sư (KTS) Lê Thanh Tùng phốihợp với Công ty TNHH Tư vấn Kiến trúc Đẹp - Nha Trang thực hiện Triển khaichủ trương lập mô hình thiết kế mới trên cơ sở chỉnh lý và giữ lại phần lớn hiệntrạng công trình nghệ thuật Hoa Biển là một vấn đề rất khó khăn cho chủ đầu tưkhi tiếp nhận công trình Chủ đầu tư đã mời nhiều đơn vị tư vấn với nhiều KTS

có kinh nghiệm nghiên cứu theo nhiều mô hình khác nhau và đã nhiều lần thôngqua Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành tượng đài và tranh hoành tráng của tỉnh

để góp ý, tìm kiếm mô hình phù hợp với cảnh quan tổng thể tại khu vực Quảng

Trang 17

trường 2-4 Phương án kiến trúc này cũng đã được Hội KTS Khánh Hòa cũngnhư nhiều tổ chức đoàn thể, các vị cách mạng lão thành góp ý trước khi đượcUBND tỉnh đồng ý thông qua

Công trình Tháp Trầm Hương gồm 3 tầng cấu trúc: Tầng 1 là công viên vớisân, hồ phun nước, vườn hoa, các cụm tượng trang trí và hệ thống 5 cụm điêukhắc tạo hình sóng biển cách điệu Tầng 2 là thân tháp mang hình tượng kiến

trúc giàu tính điêu khắc, thể hiện bằng mộtbiểu tượng đa nghĩa: những cánh buồm,những cánh hoa… Tầng 3 là ngọn thápmang hình một lõi trầm cách điệu, vừa nhưmột lồng xông hương trầm vừa như mộtngọn hải đăng Trên đỉnh ngọn tháp là mộtquả cầu thủy tinh tượng trưng cho sự kếttinh cao độ những thành quả của nền kinh

tế, văn hóa - xã hội của Khánh Hòa - nhưmột viên ngọc tỏa sáng

Phần không gian kiến trúc, tòa tháp sau

phòng kỹ thuật, thang máy, điện, nước, nhà vệ sinh… Tầng trệt có trung tâm sânhình ngũ giác là tòa tháp dựa trên hiện trạng tòa tháp có 5 cánh hoa Phần này sẽđược giữ lại gồm 1 sảnh chính, 4 sảnh phụ, làm nơi trưng bày quảng bá hình ảnhcủa doanh nghiệp và du lịch Khánh Hòa Trên các vách tường tại tầng này lànhững chi tiết điêu khắc phù hợp với nội dung theo chủ đề trong phần ý tưởngvới những phù điêu sang trọng Tầng 1,2,3,4 là không gian trưng bày ảnh nghệthuật về đất nước, con người Khánh Hòa, các tiêu bản sinh vật biển quý hiếm, tổchim yến, các mô hình khai thác tổ yến, các chế phẩm từ yến sào Đặc biệt, đâycũng là nơi trưng bày trầm hương, kỳ nam, các chế phẩm và dụng cụ đốt thưởngthức hương trầm… Không gian nội thất được mở nhiều cửa sổ để lấy ánh sáng

và gió tự nhiên giúp cho khách vừa tham quan vừa thưởng ngoạn gió biển khithời tiết tốt Sân thượng là khu đặt tháp Tâm Linh - một kiến trúc rỗng, đườngkính 4,5m, cao 9m, ban ngày như một đài hương trầm, ban đêm tỏa sáng như

Ngày đăng: 01/08/2014, 11:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Huy Bá, Du lịch sinh thái, NXB Khoa học & Kĩ thuật, Hà Nội, 2006 Khác
2. Non nước Việt Nam, NXB Hà Nội, 2005 Khác
4. www.baokhanhhoa.com.vn 5. www.dulịch.org.vn Khác
7. www.nhatrangtravel.com Khác
8. www.nhatrangholidaytour.com 9. www.nhatrangclub.vn Khác
10.www.vietnamtourism.com Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w