Phát triển Giáo dục Đào tạo nâng cao dân trí:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu đạng bước vào thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá potx (Trang 82 - 87)

2. Trong tổ chức cộng đồng và thiết chế của làng xã, giữ vai trò quan trọng nhất là gia đình gắn liền với dòng họ, giáp và hương ước

2.3.1Phát triển Giáo dục Đào tạo nâng cao dân trí:

Đảng ta rất coi trọng giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, thể hiện không chỉ là sự ưu tiên về đầu tư (đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo trong tài khoá 2004 là 17% tổng chi ngân sách quốc gia), mà còn ở sự quan tâm sát sao, sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng trong phát triển Giáo dục - Đào tạo.

Tư tưởng chiến lược của Đảng ta về phát triển Giáo dục - Đào tạo đã được nêu rõ :

“Nhằm xây dựng những con người và thế hệ phát triển toàn diện, thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý thức

kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc … giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam. Có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, sống có lý có tình, ứng xử có tình có nghĩa, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại. Có tư duy khoa học sáng tạo, có kỹ thuật thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, đủ năng lực kế tiếp sự nghiệp cách mạng của cha

anh, bảo vệ tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội”. [2,17]

Đảng ta cũng đã nhận thức rất rõ Giáo dục - Đào tạo cùng với Khoa học – Công nghệ là nhân tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nói một cách khác, đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho phát triển.

2.3.1.1 Mục tiêu của chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo nâng cao dân trí.

a. Mục tiêu tổng quát:

- Thực hiện giáo dục toàn diện ở tất cả các bậc học.

- Giáo dục chính trị tư tưởng.

- Giáo dục phẩm cách nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài.

b. Mục tiêu cụ thể:

- Từ năm 2000 đảm bảo hầu hết trẻ em 5 tuổi được học mẫu giáo.

- Hoàn thành xoá nạn mù chữ, phổ cập chương trình Phổ thông cơ sở cho người lớn.

- Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2000.

- Thực hiện phổ cập giáo dục Phổ thông cơ sở đúng độ tuổi vào năm 2010.

- 70% thanh niên 18 tuổi học Trung học phổ thông. Trong đó, 1/2 số học sinh Trung học phổ thông sẽ đi vào các trường nghề và Trung học chuyên nghiệp.

- 40% số lao động được đào tạo nghề nghiệp vào năm 2010.

- Điều chỉnh quy mô đào tạo ở các trường Đại học, Cao đẳng, đảm bảo cân đối về ngành nghề, trình độ, giới tính, dân tộc, khu vực, tăng quy mô đào tạo để đạt được quy mô trung bình của một số nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Chú trọng chất lượng đào tạo toàn diện, đức tài và kỹ năng nghề nghiệp.

2.3.1.2 Những thành tựu và hạn chế của giáo dục và đào tạo:

Trải qua gần 20 năm đổi mới, nước ta đã có một hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất và đa dạng với nhiều loại hình đào tạo. Quy mô đào tạo tăng ngày càng nhanh, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của xã hội và giáo dục các cấp. Giáo dục đại học và chuyên nghiệp đã từng bước vươn lên, đào tạo đội ngũ khoa học kỹ thuật đông đảo ở nhiều trình độ khác nhau, đã đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Tuy nhiên so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế ngày nay, giáo dục Việt Nam nói chung còn nhiều yếu kém bất cập:

- Đào tạo đại học còn kém xa các nước công nghiệp và các khu vực về số lượng (xem bảng 1).

- Các ngành nghề trong đào tạo Đại học còn hạn hẹp và lạc hậu.

- Chất lượng giáo viên còn yếu, thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng chuyên môn, trước hết là ngoại ngữ, tin học và thiếu khả năng tiếp cận khoa học – công nghệ mới.

- Thiếu sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng, giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Chất lượng đào tạo còn thấp, thiếu nghiêm trọng kỹ thuật viên lành nghề và các nhà khoa học đầu đàn của những ngành then chốt.

- Chưa có khả năng đáp ứng nhân lực cho các ngành công nghệ cao.

- Số lượng lao động được đào tạo nghề nghiệp còn thấp. Các trường dạy nghề vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về cơ sở vật chất, chưa tạo được sự hấp dẫn và hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông.

- Chưa có sự cân đối giữa đào tạo đại học, trung cấp và dạy nghề (xem bảng 4). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo dục đạo đức và thẩm mỹ trong các cấp giáo dục còn yếu và kém hấp dẫn.

Nước Từ đại học trở lên/trên 1000 dân

Việt Nam 10 Nhật Bản 71 Hàn Quốc 53 Philipin 37 Singapo 16 Bảng số 2 [2,14]

(Thống kê năm học 2002 – 2003 về giáo dục đại học)

Năm

Chức danh

1986 – 1987 2002 – 2003

Sinh viên 1.027.670 người 1.027.670 người

Thạc sĩ 10.599 người 10.599

Tiến sĩ 5.743 người 5.743

Giáo sư, phó giáo sư 1.604 người 1.604

Bảng số 3 [2,15] Khối

Năm

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

1998 25,75 33,35 41

2010 17 40 43

(Tỷ trọng % các khối trong GDP)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu đạng bước vào thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá potx (Trang 82 - 87)