0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Kế thừa và biến đổi nội dung các đặc điểm ưu trội:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐẤT NƯỚC TA TỪ MỘT NỀN KINH TẾ NGHÈO NÀN LẠC HẬU ĐẠNG BƯỚC VÀO THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ POTX (Trang 68 -75 )

2. Trong tổ chức cộng đồng và thiết chế của làng xã, giữ vai trò quan trọng nhất là gia đình gắn liền với dòng họ, giáp và hương ước

2.2.1 Kế thừa và biến đổi nội dung các đặc điểm ưu trội:

Trong chương 1, Luận văn đã liệt kê các giá trị truyền thống hay giá trị nhân văn, đạo đức của người Việt Nam:

- Có đức hi sinh và lòng dũng cảm

- Có tinh thần tự lập, tự cường.

2) Cần cù, thông minh, sáng tạo, nhanh nhẹn, tháo vát.

- Hiếu học, trọng thầy

3) Có ý thức cộng đồng, nhân ái, vị tha, rộng lượng

- Dễ thích nghi, thích hài hoà, không ưa cực đoan.

Đó chính là những phẩm chất truyền thống của con người Việt Nam; những con người của một dân tộc người không đông, đất không rộng đã làm nên những kỳ tích phi thường trong lịch sử nhân loại. Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, các đặc điểm đó sẽ được kế thừa và biến đổi như thế nào? Chúng ta hãy cùng phân tích và dự đoán.

2.2.1.1 Yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội là một thể thống nhất:

Có thể nói lòng yêu nước của dân tộc ta là đặc điểm ưu trội nhất, giá trị truyền thống rạng rỡ nhất và mang tính bền vững nhất; là giá trị nhân văn, có khả năng chi phối các phẩm chất khác, tôn vinh những mặt tốt và làm hạn chế những mặt chưa tốt. Chính vì có lòng yêu nước, ta có quyền tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, có quyền tự hào về những gì ta đã đạt được trong những năm khôi phục và phát triển kinh tế (tuy còn là khiêm tốn). Chúng ta có quyền tự hào về những đổi mới có tính cách mạng của Đảng, đã đưa đất nước ta vượt qua những chặng đường khó khăn gian khổ nhất và ngày càng phát triển.

Là người Việt Nam yêu nước không thể không làm hết mình vì sự nghiệp “Dân

giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Muốn làm cho dân giàu nước

mạnh phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phải lao động, học tập phấn đấu hết mình. Ngày nay, đức hy sinh và lòng dũng cảm cũng cần có như khi chiến đấu chống kẻ thù xâm lược bởi vì, tấn công vào lâu đài khoa học, đem kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để phát triển nền kinh tế, làm cho đất nước giầu mạnh cũng là nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Phải lao động và học tập một cách thông minh, sáng tạo với tinh thần tự lập, tự cường như ngày xưa ông cha ta đánh giặc, luôn phải khéo dụng binh, lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh. Phương châm “đi tắt, đón đầu” trong xây dựng và phát triển kinh tế mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc đó. Bởi vì nếu xuất phát từ thực tế khách quan như: dân trí còn thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật vừa yếu vừa lạc hậu, thiếu vốn, thiếu chuyên gia giỏi .v.v… thì ta sẽ mãi mãi tụt hậu so với các nước khác. Yếu tố con người trong “đi tắt, đón đầu” ở đây là vô cùng quan trọng.

- Là người Việt Nam yêu nước, biết tự trọng, không thể không hổ thẹn khi nhìn thấy mình trong bảng xếp thứ hạng của Liên hiệp quốc (UNDP) về xoá đói giảm nghèo, về phát triển con người năm 2003: Việt Nam vẫn còn ở thứ hạng 109/175. Nghĩa là, nước ta với bề dầy lịch sử hơn 4000 năm Văn hiến, với lịch sử chống ngoại xâm hiển hách vào bậc nhất thế giới, mà ngày nay sau 30 năm khôi phục và phát triển kinh tế, sau gần 20 năm đổi mới toàn diện đất nước, vẫn chưa thoát khỏi khu vực các nước kém phát triển nhất thế giới.

- Là người Việt Nam yêu nước không thể chấp nhận thói hèn nhát, tự ti dân tộc, kém ý chí vươn lên, hoặc thái độ vong bản như sùng ngoại, sính ngoại, chạy theo đồng tiền, bán rẻ lương tâm cho quỷ dữ.

- Là người Việt Nam yêu nước phải hết lòng vì dân, thương dân. Bởi vì đối với truyền thống Việt Nam, yêu nước và thương dân luôn được ghép với nhau trong một phạm trù thống nhất. Đó cũng chính là sự trùng hợp tự nhiên về mục tiêu giữa yêu nước

và yêu Chủ nghĩa Xã hội. Ngày nay “Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh” vẫn còn tiếng kèn thôi thúc mọi người trong cuộc đấu tranh mới. Mặc dù trong trận chiến này không phải hy sinh cả tính mệnh tài sản của mình, nhưng đó là trận chiến thầm lặng đòi hỏi sự lao động dũng cảm, thông minh, với động cơ trong sáng và nhiệt tình cháy bỏng.

- Là người Việt Nam yêu nước phải biết hy sinh cho độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, với xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá ngày càng rộng mở thì khái niệm độc lập cần được hiểu và định hướng một cách đúng đắn để tranh thủ tốt nhất mặt tích cực và giảm thiểu mặt tiêu cực của hoàn cảnh. Rõ ràng là ngày nay không tồn tại khái niệm “Độc lập tuyệt đối”, khép kín tất cả trong đường biên giới của mình như sự co mình trong vỏ ốc mà là sự liên kết đa phương đa chiều và phải chấp nhận sự phụ thuộc lẫn nhau, ngay cả trong một số tầng lớp, sự phụ thuộc nào đó mang tính bị động và bất đắc dĩ, cũng như phải chấp nhận cạnh tranh cho dù còn có quá nhiều khó khăn, thách thức.

Tóm lại, lòng yêu nước là đặc điểm truyền thống ưu trội, mãi mãi sẽ là phẩm chất tốt đẹp, bền vững của dân tộc. Ngày nay nội dung yêu nước được nâng lên và đồng nhất giữa yêu nước với yêu chủ nghĩa xã hội, bởi sự đồng nhất về mục tiêu vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” cũng chính là mục tiêu giống nhau của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

2.2.1.2 Đặc điểm nổi trội thứ hai là cần cù và hiếu học:

Cần cù là đặc điểm truyền thống ưu trội rất đặc thù của người Việt Nam. Đó là

sự kiên nhẫn, bền bỉ, nhẫn nại trong học tập, chịu thương chịu khó, “hay lam hay làm”

trong sản xuất với sự đam mê công việc và sự cố gắng hết mình để hoàn thành bằng được công việc đó.

Ngày nay ta vẫn còn bắt gặp các bà lão tuổi 80, 90 vẫn làm việc không ngơi tay, bởi lẽ cần cù đã thành thói quen, thành bản chất, khi thì ngồi khâu vá, lúc thì vẫn quét cái sân cái nhà. Những người nước ngoài cũng có cùng những nhận xét như vậy khi tiếp xúc với người Việt Nam, nhưng họ không thể hiểu nổi sức mạnh của sự cần cù ở con người Việt Nam khi làm nên hệ thống chiến hào tấn công của trận Điện Biên Phủ, khi đào đường hầm khoét sâu vào lòng đồi A1 để đặt 11 tấn thuốc nổ phá tung trận địa địch, làm hiệu lệnh tấn công; khi làm nên địa đạo Củ Chi (Sài Gòn), địa đạo Vĩnh Mốc (Quảng Trị). Trong cuộc sống đời thường, nhiều cán bộ công nhân viên, ngoài giờ lao động còn kiếm việc làm thêm ở nhà. Họ cần cù lao động và cóp nhặt như vậy để có thêm khoản chi tiêu vào việc của gia đình. Đành rằng, chủ yếu là mưu sinh, song cần cù - đối với nhiều người đã thành thói quen trong công việc.

Ngày nay, đặc điểm truyền thống đó càng cần được phát huy. Tuy nhiên để có hiệu quả lớn thì phẩm chất ấy phải được lồng ghép với ưu điểm khác, để tạo nên sự ưu trội cao hơn.

1/- Cần cù và thông minh trong học tập:

Ngày nay, học không còn là việc “Tầm chương trích cú” để đỗ đạt thành ông Nghè ông Cống nữa, cũng không phải học chỉ cốt có mảnh bằng, để kiếm việc làm, để có điều kiện thăng quan tiến chức, mà thực sự phải học giỏi, nắm chắc được khoa học – công nghệ, thuật kinh doanh; nắm chắc được kỹ năng nghề nghiệp của mình. Muốn vậy bên cạnh cần cù học tập phải biết học một cách thông minh, nghĩa là học có phương pháp biết chọn lọc. Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu thì chỉ số thông minh của người Việt Nam tính theo số đông thì không cao nhưng nếu biết học tập một cách thông minh thì hiệu quả chắc chắn là tốt hơn nhiều lần. Ngày xưa trong những ngày đầu của Cách mạng tháng 8, người biết chữ còn rất hiếm, bởi vì 95% dân tộc mù chữ nên có khi phải “lấy cần cù bù dốt nát”. Ngày nay, nói chung không nên vận dụng cách làm bất đắc

dĩ đó bởi lẽ: dốt nát + cần cù = 0; Sẽ là việc làm của:“Dã tràng xe cát biển đông, nhọc

lòng mà chẳng nên công cán gì”.

2/- Cần cù và sáng tạo trong lao động:

Cần cù ngày nay không thể là sự kiên định lặp lại một cách máy móc kinh nghiệm cũ đã lỗi thời mà phải kết nối cần cù với sáng tạo thì thành quả lao động sẽ ngày càng cao. Bởi lẽ cần cù lao động tạo nên giá trị mới, đặt ra yêu cầu mới. Mặt khác, một khi giải đáp được yêu cầu mới đó thì chính là sáng tạo và làm nên giá trị mới cao hơn.

3/- Năng động, tháo vát, nhanh nhẹn:

Bên cạnh phẩm chất cần cù, thông minh, sáng tạo cũng cần kể đến phẩm chất truyền thống khác như năng động, tháo vát, nhanh nhẹn của người Việt Nam, nếu được kết hợp với các phẩm chất ưu trội trên sẽ tạo nên hiệu quả cao hơn. Năng động, tháo vát, nhanh nhẹn là phong cách của hành động có khả năng hiện thực hoá. Thói quen và phẩm chất này rất cần cho lao động trong cơ khí hoá, điện khí hoá, tin học hoá, cũng như của người trí thức trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ.

Năng động, tháo vát, nhanh nhẹn còn có thể coi như sức sống và khả năng tồn tại trong nền kinh tế thị trường của người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cần phải rèn luyện, phát huy và nâng cao khả năng đó, phải biết năng động trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, tiếp thu tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tháo vát và nhanh nhẹn trong kinh doanh cũng như biết quyết đoán, không trông chờ và ỉ lại. Nhất là trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh diễn ra vô cùng quyết liệt. Nói cách khác, đó là một cuộc chạy đua không biết mệt mỏi. Vì vậy, con người Việt Nam, dù là Nhà nước hay cá nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng cần phải có phẩm chất năng động, tháo vát, nhanh nhẹn.

2.2.1.3 Phẩm chất của sức mạnh đoàn kết, sự giao lưu và hội nhập:

Phẩm chất truyền thống nổi trội thứ ba của người Việt là có ý thức cộng đồng. Cùng với những tính cách và khả năng hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng, lòng nhân ái, vị tha, rộng lượng, dễ thích nghi, thích hài hoà, không ưa cực đoan đã tạo nên thuận lợi một cách tự nhiên của người Việt Nam trong giao lưu, hội nhập, đoàn kết gia tộc, làng xã, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Chính vì vậy, Việt Nam là nơi giao thoa một cách hoà bình của nhiều nền văn hoá. Ngay cả đối với kẻ thù, phương châm ứng xử của ta vẫn là:

“Lấy đại nghĩa thắng hung tàn

Lấy chí nhân thay cường bạo” [2,8]

Khi quân thù đã hạ vũ khí, ông cha ta với lòng vị tha, độ lượng không những đã sẵn lòng tha tội chết cho họ, cấp lương thảo, thuyền, ngựa cho họ cút về nước mà còn hơn thế, biết hạ mình để xin hoà hiếu, thậm chí còn chấp nhận triều cống cùng với các đòi hỏi có khi rất ngang ngược khác để giữ cho được độc lập và mối bang giao.

Ngày nay phẩm chất đó đã mở ra khả năng thuận lợi cho hoà hợp dân tộc cũng như khép lại quá khứ để hướng về tương lai trong quan hệ giữa ta với Hoa Kỳ. Khả năng đó còn là phép ứng xử văn minh khi bước vào thế kỷ của sự hội nhập kinh tế toàn cầu và giao lưu văn hoá rộng rãi giữa các dân tộc trên thế giới.

Đặc biệt, tính cách dễ thích nghi, thích hài hoà là lợi thế rất lớn trong một thế giới đa cực với rất nhiều biến đổi. Chúng ta cần phải dễ thích nghi với hoàn cảnh quốc tế mới trong sự hài hoà của các mối quan hệ mới. Tuy nhiên, sẽ không thể và không bao giờ chúng ta được đánh mất chủ quyền và bản sắc văn hoá của mình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐẤT NƯỚC TA TỪ MỘT NỀN KINH TẾ NGHÈO NÀN LẠC HẬU ĐẠNG BƯỚC VÀO THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ POTX (Trang 68 -75 )

×