Bản chất và đặc điểm quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu đạng bước vào thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá potx (Trang 63 - 66)

2. Trong tổ chức cộng đồng và thiết chế của làng xã, giữ vai trò quan trọng nhất là gia đình gắn liền với dòng họ, giáp và hương ước

2.1.1Bản chất và đặc điểm quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

Từ lâu, Đảng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, coi đó là nhiệm vụ trung tâm của suốt thời kỳ đi lên Chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện,

có thời kỳ Đảng ta chịu ảnh hưởng của khuynh hướng sai lầm chung của phong trào Cộng sản quốc tế và xa rời thực tiễn, đã phạm sai làm chủ quan, duy ý chí, nhấn mạnh cải tạo Xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ sản xuất Xã hội chủ nghĩa không gắn với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, nên đã đưa đến những trì trệ, khó khăn trong đời sống xã hội.

“Trong những năm 1976 – 1980, đã đề ra kế hoạch quá cao về xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất không coi trọng đúng mức việc khôi phục và xếp sắp lại nền kinh tế, thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn, không tập trung sức giải quyết về căn bản vấn đề lương thực thực phẩm và phát triển sản xuất

hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Kết quả là, đầu tư nhiều, nhưng kết quả rất thấp…” [2,1]

Thời kỳ 1981 – 1986, do không nghiêm chỉnh thực hiện nghị quyết của Đại hội

Đảng nên đã phạm “Một khuyết điểm lớn là hầu như không sắp xếp lại các cơ sở sản

xuất để khắc phục sự chồng chéo, bất hợp lý; không tập trung được nguồn năng lượng,

nguyên liệu, vốn” [2,1b] nên đã gây thêm khó khăn ngày càng chồng chất về kinh tế và

xã hội, lòng tin giảm sút nhất, là trong bối cảnh thế giới biến động và sự sụp đổ của hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.

Tuy vậy, với sự dũng cảm và năng động của một Đảng Mác xít đã dầy dạn trong đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã dám nhìn vào sự thật, nghiêm khắc phê phán những khuyết điểm, sai lầm của mình, mạnh dạn đổi mới toàn diện đất nước, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, xuất phát từ thực tiễn là:

1- Nước ta, mặc dù đã đạt được số thành tựu trên các mặt kinh tế và xã hội, nhưng nhìn chung trình độ sản xuất còn kém phát triển, kỹ thuật công nghệ cũ, lạc hậu, trình độ dân trí thấp.

2- Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta tiến hành trong bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi, song cũng không ít thách thức. Đó là sự bùng nổ mạnh mẽ của những thành tựu khoa học. Cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ của những thành tựu đó lạ đã thúc đẩy tiến bộ rất nhanh về khoa học và công nghệ, làm cho kinh tế thế giới càng phát triển ở quy mô toàn cầu, thúc đẩy sự liên kết và hội nhập quốc tế thành xu thế tất yếu.

Có thể nói, nếu Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh dấu mốc son của sự nghiệp đổi mới thì Đại hội VII đã cụ thể hoá tư duy đổi mới đó bằng đường lối và khẳng định đổi mới là tất yếu khách quan.

“Điểm mới hiện nay là gắn việc xây dựng Chủ nghĩa xã hội với Hiện đại hoá đất nước, áp dụng rộng rãi những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thời đại để mau chóng đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng một nước nghèo và kém phát triển.

Thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”[2,2].

Đảng ta cũng chỉ rõ nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là

“Quá trình biến đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, quản lý kinh tế xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động và công nghệ và phương pháp tiên tiến dựa trên sự phát triển

khoa học công nghệ, tạo ra nhịp sống cao”[2.3]

Trong đó Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Hiện đại hoá là khái niệm rộng lớn hơn. Là con đường đi tất yếu của các nước đang phát triển. Đó là quá trình cải biến một xã hội cổ truyền với nền kinh tế chậm phát triển và trình độ dân trí thấp thành một xã hội hiện đại có trình độ văn minh cao hơn, thể hiện không chỉ ở nền khoa học công nghệ – tiên tiến, nền kinh tế phát triển cao, xã hội có tổ chức khoa học hợp lý mà còn ở đời sống chính trị văn hoá, tinh

thần của xã hội. Còn khái niệm Công nghiệp hoá như Đại hội VII Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ đó là:

“Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh được

vững chắc, dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” [2,4]

Quan điểm [2,3] và [2,4] chính là bản chất và đặc điểm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu đạng bước vào thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá potx (Trang 63 - 66)