Phát triển kinh tế đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu đạng bước vào thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá potx (Trang 90 - 99)

2. Trong tổ chức cộng đồng và thiết chế của làng xã, giữ vai trò quan trọng nhất là gia đình gắn liền với dòng họ, giáp và hương ước

2.3.3.Phát triển kinh tế đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Để tâm lý tiểu nông sớm được khắc phục, phải sớm xoá bỏ tận gốc nền sản xuất nhỏ phân tán và manh mún ở nước ta; phải phát triển sản xuất và phát triển thị trường thực sự làm yếu tố động lực. Nghĩa là nó phải thể hiện được giá trị đặc trưng của kinh tế thị trường: Bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các chủ thể sản xuất, bảo đảm tự do mua bán, cạnh tranh thị trường, bảo đảm cho các quy luật của kinh tế thị trường được hoạt động một cách khách quan.

Mặt khác phải mở rộng giao lưu, hợp tác trong và ngoài nước là biện pháp quan trọng để phá vỡ sự biệt lập, khép kín của các quan hệ xã hội - cơ sở kinh tế- xã hội của tâm lý phường hội, cục bộ địa phương và tính thiển cận hẹp hòi. Đồng thời với việc áp dụng rộng rãi các tiến bộ của khoa học - công nghệ vào sản xuất, làm cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện biến đổi tự thân của sản xuất và tạo nên những yếu tố khác để xoá bỏ nền sản xuất nhỏ.

Để nhận thức cụ thể hơn về giải pháp phát triển kinh tế đến hình thành nhân cách, ta hãy xem xét các tiêu chí công nghiệp hoá, hiện đại hoá dưới đây:

1. Tiêu chí của Công nghiệp hoá.

Công nghiệp hoá là một phạm trù không nhất quán, luôn thay đổi theo không gian và thời gian nên cho đến nay chưa có một định nghĩa chung nào được đông đảo các nhà khoa học chấp nhận. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc thì các giai đoạn của chủ nghĩa xã hội sẽ được phân chia như sau, căn cứ vào thu nhập bình quân tính theo đầu người:

Bảng số 7

Sự phân chia các giai đoạn tăng trưởng của chủ nghĩa xã hội.

Giai đoạn Thời kỳ Thu nhập bình quân (USD)

Giai đoạn tiền Công nghiệp hoá 1 140 –280

Giai đoạn hai của công nghiệp hoá

2 280 – 560

- 3 560 – 1120

- 4 1120 –2100

Giai đoạn ba: Kinh tế phát triển 5 2100 - 3360

- 6 3360 - 5040

2. Tiêu chí về Hiện đại hoá được xây dựng trên 5 phương diện:

Chính trị, kinh tế, xã hội, nhân văn, thể chế, đã được nhà xã hội học Mỹ Yingker đưa ra với 10 tiêu chí về Hiện đại hoá như sau:

- Tỷ trọng giá trị sản lượng nông nghiệp trong GNP ở dưới mức 12-15%.

- Tỷ trọng giá trị khu vực dịch vụ trong GNP phải trên 45% .

- Tỷ trọng của lực lương lao động phi nông nghiệp trong tổng lực lượng lao

động phải là 70%.

- Tỷ lệ người biết chữ trên 80 %.

- Tỷ lệ người học Đại học trong tổng số dân chiếm trên 10- 15%.

- Mỗi thầy thuốc phục vụ dưới 1000 người.

- Tuổi thọ trung bình của dân cư là 70%

- Tỷ lệ dân số đô thị chiếm trên 50%.

- Tỷ lệ tăng trưởng dân số dưới 1%.

Từ những tiêu chí về Hiện đại hoá nêu trên cũng như những mục tiêu 2020 của Đảng ta, chúng ta rút ra nhận xét là:

- 4 tiêu chí đầu biểu thị phát triển kinh tế ở trình độ cao, sự phân công lao động xã hội đã chuyển dịch mạnh mẽ.

- Cuối cùng 3 tiêu chí còn lại thể hiện những phúc lợi to lớn của xã hội.

Chính sự năng động của nền kinh tế phát triển sẽ hình thành nên những phẩm chất năng động sáng tạo của con người, hình thành nên tâm lý dám nghĩ, dám làm, dám cạnh tranh, dám khẳng định mình, dám chịu trách nhiệm. Đó là phong cách công nghiệp, phong cách thị dân, là lối sống có văn hoá, lối làm ăn có tính toán biết trọng chữ tín và tuân theo pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nói một cách khác, sự phát triển kinh tế -xã hội ở trình độ cao sẽ tạo nên những phẩm chất cao đẹp của con người. Đến lượt nó, con người mới lại là động lực để phát triển kinh tế xã hội ở mức độ cao hơn.

2.3.4. Tuyên truyền sâu rộng chủ nghĩa Mác Lênin- Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Từ sau Cách mạng tháng 8, nhất là từ sau khi tiến hành đổi mới toàn diện đất nước, bên cạnh những thành tựu về kinh tế, các lĩnh vực về văn hoá xã hội cũng có nhiều biến đổi tích cực. Những tàn dư của chế độ phong kiến thực dân bị xoá bỏ, những phẩm chất mới của con người xã hội chủ nghĩa đã và đang được hình thành, làm cho xã hội ta ngày càng tốt đẹp hơn, con người văn minh hơn, nhân hậu hơn. Tuy nhiên mặt xấu, mặt tiêu cực cũng như những biểu hiện suy thoái về đạo đức có chiều hướng phát triển nhanh trong một số tầng lớp nhân dân, đang trực tiếp làm biến đổi thang giá trị đạo đức của xã hội mà nguyên nhân chủ yếu của nó là sự tác động của mặt trái của cơ chế thị trường trong khi sự lãnh đạo về tư tưởng văn hoá bị buông lỏng, kỷ cương phép nước không nghiêm. Không ít cán bộ Đảng viên suy thoái biến chất biểu hiện ở thói cửa quyền, quan liêu, xa rời quần chúng. Nhất là tệ nạn tham nhũng thì ngày càng trầm trọng như một quốc nạn trong giới quan chức, làm mất lòng tin đối với nhân dân và trở thành tấm gương xấu đối với quần chúng.

Nạn trốn thuế, làm hàng giả, kinh doanh kiểu chộp dựt, chạy theo đồng tiền bằng mọi giá .v.v… Nhưng điều đáng quan ngại nhất là sự ô nhiễm ấy đã và đang bôi bẩn lên phẩm chất của thanh niên- Những người chủ tương lai của đất nước. Không ít thanh niên ngày nay:

- Phai nhạt lý tưởng, thờ ơ với chính trị, chạy theo lối sống hưởng thụ, quan hệ tình dục phóng khoáng, nghiện hút, cờ bạc, ham mê văn hoá đồi truỵ, làm cho tỷ lệ mắc các tệ nạn xã hội trong thanh niên ngày càng tăng nhanh.

Để khắc phục sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức nói trên cần có sự ra quân tổng lực của xã hội. Đó là sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình, giữa các cơ quan pháp luật và các đoàn thể chính trị. Đặc biệt, vai trò có tính chất quyết định ở đây là sự lãnh đạo của Đảng trong việc định ra các chính sách, thể chế, cũng như huy động tổng lực xã hội để thực hiện chiến lược về văn hoá tư tưởng một cách chủ động, hạn chế tối đa mặt trái của kinh tế thị trường. Muốn vậy như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Trước hết Đảng ta phải trong sạch, phải đoàn kết và gương mẫu.

Về công tác giáo dục tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cần phải khẳng định: chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. Đây là sự tổng kết sâu sắc không những đối với thực tiễn cách mạng Việt Nam trong quá khứ mà còn nguyên giá trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và ngày nay trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Chủ nghĩa Mác - Lênin chính là nền tảng của thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng, là phép biện chứng duy vật. Đó chính là học thuyết giải phóng con người, giải phóng nhân loại một cách triệt để nhất. Còn tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam.

Theo chủ tịch Hồ Chí Minh thì muốn có Chủ nghĩa xã hội thì phải xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Con người mới đó phải có những đặc tính sau:

a. Có trí tuệ và bản lĩnh cách mạng, vững vàng phấn đấu vì độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển của nước ta so với các nước tiên tiến trên thế giới.

b. Có lối sống lành mạnh, tâm hồn và nhân cách cao thượng. Đó là những con người “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”, biết sống trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước. Có ý thức tập thể, cộng đồng, phấn đấu vì lợi ích chung, tạo sự hài hoà giữa lợi ích cá nhân và tập thể làm cho sự phát triển toàn diện và hài hoà của mỗi cá nhân với cộng đồng cũng chính là sự phát triển tự do của tất cả mọi người. Cần kiên quyết chống lại sự thoái hoá và biến chất về đạo đức, vẩn đục trong tâm hồn và tầm thường về nhân cách.

c. Cần giáo dục lao động (trong đó có học tập sáng tạo cũng là một dạng lao động), tạo nên ý thức thường xuyên và thói quen của mọi người. Chống thói ăn bám, dựa dẫm, ỉ lại, coi thường lao động chân tay cũng như phải chống lại cách chọn ngành nghề vụ lợi, ngại đi vào các lĩnh vực khó khăn, sợ làm việc ở các nơi vùng sâu, vùng xa …

Trên đây là 3 định hướng cơ bản về giáo dục tư tưởng. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp đồng bộ với nó như:

- Phát huy sức mạnh của truyền thông đại chúng trong việc nêu cao gương người tốt, việc tốt một cách sinh động và đấu tranh trực diện, kiên quyết với những thói hư tật xấu của xã hội.

- Cần làm dấy lên một cách mạnh mẽ các phong trào cách mạng của quần chúng như thanh niên lập nghiệp, thanh niên tình nguyện, câu lạc bộ giám đốc trẻ, giải Sao đỏ về chất lượng ... Để kích thích sự năng động và sáng tạo của quần chúng, tránh sự tuyên truyền rỗng, hô hào xuông.

- Gắn sự giáo dục với việc thực hiện các cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như nội quy, quy chế của cộng đồng. Mọi người phải được bình đẳng trước pháp luật, trong đó cán bộ Đảng viên phải là những người gương mẫu.

Kết luận

Từ việc vận dụng lý luận, tư duy triết học và sự phân tích thực tiễn, vấn đề đặt ra của luận văn có thể được kết luận như sau:

Thứ nhất, đặc điểm truyền thống của người Việt Nam được hình thành từ hàng ngàn năm lịch sử, trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, cũng như trong quá trình dựng nước và giữ nước. Những truyền thống đó mang tính ổn định và kế thừa, không ngừng phát triển và biến đổi theo dòng lịch sử. Trong đó, sự biến đổi cơ sở vật chất của xã hội chính là nguyên do hình thành ý thức mới - đặc điểm mới của con người. Trong từng thời điểm nhất định, dựa trên những định hướng giá trị của xã hội, những đặc điểm truyền thống đó có thể thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh mới của xã hội. Trong tính đặc thù của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đã tích hợp được nhiều bản chất quý báu; đồng thời cũng sản sinh ra cả những đặc điểm hạn chế đối với sự phát triển. Từ đó, sự đánh giá lại các đặc điểm ưu trội và những hạn chế của truyền

thống để tìm sự phù hợp và không phù hợp khi đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là việc làm tất yếu và vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, yếu tố con người ở đây vừa là động lực, vừa là mục tiêu của tiến trình cách mạng.

Vì vậy, việc nghiên cứu để hiểu rõ những đặc điểm ưu trội của truyền thống cũng như những hạn chế của con người Việt Nam giúp ta phát huy tốt vai trò động lực của con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vận dụng phương pháp luận triết học Mác – Lênin, Luận văn đã làm rõ thêm cơ sở hình thành những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam, những giá trị của những đặc điểm ưu trội, cũng như những hạn chế của con người Việt Nam. Từ đó, hy vọng có những đóng góp về nhận thức những đặc điểm truyền thống con người Việt Nam và đề xuất những giải pháp để phát huy những ưu trội, khắc phục những hạn chế trong tiến trình đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.

Thứ hai, sự phát huy của những truyền thống ưu trội không những có tác dụng làm giảm đi những mặt hạn chế mà còn tạo nên tính tích cực mới của người Việt Nam. Đó cũng là phương châm giáo dục của chủ tịch Hồ Chí Minh: luôn lấy người tốt, việc tốt để làm gương.

Trong những truyền thống ưu trội, nét nổi bật và đáng quý nhất của người Việt Nam là lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và chí khí cách mạng quật cường. Trong

lịch sử đấu tranh huy hoàng của mình, nhiều lần tinh thần yêu nước Việt Nam đã “xuất

thần” tạo nên những kỳ diệu. Từ lòng yêu nước vô hạn, có thể nảy sinh những phẩm

chất tốt đẹp khác. Chắc chắn, lòng yêu nước Việt Nam cũng sẽ là động lực, là cứu cánh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Thứ ba, việc hình thành nên những con người Việt Nam phù hợp với quá trình cộng nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải làm đồng bộ từ hai phía:

- Một là phải nhanh chóng tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội

và chuyển dịch nhanh chóng cơ cấu kinh tế trên cơ sở ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Điều này có ý nghĩa rất cơ bản để tạo ra con người có tác phong công nghiệp, con người đô thị cũng như những phẩm chất cần có của con người trong xã hội hiện đại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hai là phải đầu tư hơn nữa cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách. Mặt khác,

phải phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều tác nhân khác của xã hội vào việc xây dựng con người mới, làm hạn chế những mặt tiêu cực của truyền thống cũng như những mặt chưa tốt được sản sinh từ hoàn cảnh mới – từ mặt trái của cơ chế thị trường và từ môi trường đơn điệu của máy móc công nghiệp. Tác nhân đó là gia đình, các đoàn thể chính trị, là các cơ quan luật pháp … Trong đó vai trò lãnh đạo của Đảng là vô cùng quan trọng. Bởi vì, từ tầm nhìn chiến lược của mình, Đảng là người định ra các chiến lược phát triển kinh tế xã hội và văn hoá trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Hai mặt của sự tác động qua lại trên có mối liên hệ biện chứng với nhau; đó là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong quá trình phát triển.

Tóm lại, do vị trí trung tâm của con người trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên đã có nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh chủ đề này, đặc biệt là những nghiên cứu rất đa dạng và có hệ thống của đề tài KX – 07 và một số công trình khoa học có tiếng khác.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu đề tài “Những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” có tính đặc thù của

“thuật dùng người”, đề tài vừa có tính lý luận triết học sâu sắc, vừa có tính thực tiễn phong phú, dựa trên thuật dùng binh của ông cha ta đánh giặc ngày xưa:

“Biết địch, biết ta,

trăm trận đánh, trăm trận thắng”

Sự hấp dẫn của chủ đề này, tác giả luận văn mong muốn được mở rộng trong việc nghiên cứu những vấn đề góc cạnh khác của con người. Đó là sự không hài hoà giữa cuộc sống vật chất và tinh thần của con người hiện đại trong thời kỳ phát triển cao

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu đạng bước vào thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá potx (Trang 90 - 99)