Bảng 3.1. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 Tỷ lệ tăng kế Thực hiện Kế hoạch STT Chỉ tiêu ĐVT hoạch 2012 2013 2012/2013 Triệu 1 Tổng doanh thu 949.269 982.000 103,45% đồng Triệu 2 Nộp ngân sách 43.277
41.000 94,74% đồng Triệu 3
Lợi nhuận trước thuế 29.110 29.000 99,62% đồng 4 Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu Tấn 16.103 16.035 - Triệu 5 Thu nhập bình quân 4,5 5 111% đồng
Bảng 3.2. Ƣớc tính thực hiện quý I/2013 Tỷ lệ tăng kế Thực hiện Kế hoạch STT Chỉ tiêu ĐVT hoạch 2012 2013 2012/2013 Triệu 1 Tổng doanh thu 225.798 250.500 110,90% đồng Triệu 2
17.500 102,26% đồng Triệu 3
Lợi nhuận trước thuế 12.990 13.200 101,62% đồng 4 Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu Tấn 3.740 3.800 101,60% Triệu 5 Thu nhập bình quân 3,484 4,053 116,30% đồng 64 3.1.2.2 Biện pháp thực hiện a. Biện pháp thị trường
Chiến lược sản phẩm và thương hiệu
Theo đuổi chiến lược phát triển thương hiệu Nhãn cho từng dòng sản phẩm
(Salsa, Tipo, Omoni, Kexo…). Tuy nhiên chi phí cơ bản để xây dựng một nhãn sản phẩm bánh kẹo tại thị trường Việt Nam hiện tại bình quân khoảng 18 tỷ (Với nguồn lực hiện tại của công ty không thể đồng thời triển khai các nhãn).
Sử dụng nhãn Hữu Nghị cho sản phẩm Trung thu và Mứt tết.
Tập trung phân khúc trung và cao cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị và công nghệ mới.
Định hướng sản phẩm mang tính “cổ truyền”, tính tự nhiên, thực phẩm “sạch”. Kế hoạch thị trường
Miền Bắc, miền Trung Tây Nguyên:
Tách ra kênh bán hàng và quản lý hệ thống: bánh tươi, bánh khô, thời vụ… Rà soát phân chia, sáp nhập địa bàn các nhà phân phối một cách khoa học và phù hợp hơn.
Miền Nam:
Mở rộng kênh phân phối
Xuất khẩu:
Trung Quốc, Thái Lan, Philippine, Lào, Indonesia…
Hiện nay công ty đang áp dụng ISO 9001/2008, HCCAP và đang xây dựng hoàn thiện ISO 22000. Mặt khác, hoàn thiện các chứng chỉ Halal, chứng nhận FDA… để tiếp cận với thị trường khó tính như Mĩ, Nhật, Hàn Quốc, các nước đạo hồi… Sản xuất và các công tác khác
Tiếp tục rà soát định mức và định mức lại.
Phát huy sáng kiến kỹ thuật tăng năng suất lao động. Tiến hành nghiên cứu phương án tự động hóa đóng gói wafer, cookies, cracker…
Tiếp tục triển khai nghiên cứu Dự án phát triển chuỗi Bakery kết hợp phong cách truyền thống và hiện đại.
Triển khai xây dựng Quy chế trả lương nhằm tạo động lực cho cán bộ công nhân viên, trả lương đúng người, đúng việc.
Tăng cường nhân sự cao cấp có trình độ cho thị trường, phòng marketing, phòng bán hàng, phòng R&D.
65
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản trị Công ty.
Đầu tư và cải tiến dây chuyền sản xuất cookies. Tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để triển khai các dự án di dời (Định Công, Bình Dương).
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị Hữu Nghị
Trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế, việc bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Qua kết quả phân tích ở chương 2, ta thấy được các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng VKD nói chung, VLĐ và VCĐ nói riêng cũng như khái quát tình hình tài chính của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị trong ba năm 2010-2012. Trên cơ sở những mục tiêu, định hướng phát triển hoạt động SXKD của công ty trong năm tới và những mặt còn tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng VKD của công ty trong những năm qua như đã phân tích trên đây, em xin dưa ra một số kiến nghị mang tính chất tham khảo và xây dựng, nhằm góp phần nâng cao hiệu suất sử dung vốn trong công ty cũng như góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của công ty trong những năm tới.
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ 3.2.1.1 Xác định chính xác nhu cầu VLĐ của công ty 3.2.1.1 Xác định chính xác nhu cầu VLĐ của công ty
Như đã biết, VLĐ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động SXKD, là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp hoạt động, và quyết định đến quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, việc xác định được nhu cầu VLĐ là một việc hết sức cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Phương pháp dự báo dựa vào chu kỳ vận động của vốn:
Bước 1: Dự kiến doanh thu thuần trong kỳ tiếp theo
Giả sử, theo dự kiến tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần năm 2013 đạt 982.000 triệu đồng
Bước 2: Xác định vòng quay VLĐ kỳ trước Doanh thu thuần trong kỳ
Doanh thu thuần năm 2012 là: 949.269 triệu đồng
TSLĐ sử dụng bình quân trong năm 2012 là: 224.584 triệu đồng Vậy: Vòng quay VLĐ = 949.269 = 4,23 (vòng) 66 224.584
Bước 3: Xác định nhu cầu VLĐ Doanh thu dự kiến năm kế hoạch Nhu cầu VLĐ =
Vòng quay VLĐ Trong dó:
Doanh thu dự kiến năm kế hoạch là: 982.000 triệu đồng (xác định ở bước 1) Vòng quay VLĐ là: 4,23 vòng (xác định ở bước 2) Vậy: 982.000 Nhu cầu VLĐ = = 232.151 (triệu đồng) 4,23
Như vậy, nhu cầu VLĐ dự kiến của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị trong năm 2013 khoảng 232.151 triệu đồng. Từ con số dự đoán này, công ty có thể mạnh dạn hơn trong việc đầu tư mở rộng quy mô SXKD.
Trên cơ sở nhu cầu vốn đã xác định như trên, công ty cần xây dựng kế hoạch huy động bao gồm việc lựa chọn nguồn tài trợ tích cực nhất, xác định khả năng vốn có, hiệu quả của công ty, số vốn thiếu cần tìm nguồn tài trợ thích hợp đảm bảo cung ứng vốn đầy đủ cho sản xuất, với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, hạn chế tối đa rủi ro xảy ra và tạo cho công ty có cơ cấu vốn linh hoạt.
3.2.1.2 Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn nói chung và VLĐ nói riêng một cách hợp lý và linh hoạt cách hợp lý và linh hoạt
Toàn bộ các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đều cần phải có vốn để đảm bảo cho các hoạt động SXKD của mình. Do đó, công tác xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này, trước hết công ty phải xây dựng kế hoạch kinh doanh sát với thực tế, làm cơ sở cho việc xác định nhu cầu vốn lưu động tối thiểu, thường xuyên, cần thiết cho năm kế hoạch. Kế hoạch này được lập trên cơ sở khả năng tài chính hiện có và có mối quan hệ với các đối tác bên ngoài với nguyên tắc huy động được nguồn vốn có khả năng cung ứng nhiều nhất với chi phí sử dụng thấp nhất.
Hiện tại, tình hình của công ty đang là hệ số nợ vượt trội hoàn toàn hệ số vốn chủ sở hữu, do vậy trong trường hợp cần thiết, công ty có thể thêm một khoản lợi ích từ 67
việc sử dụng nguồn vốn này. Tuy nhiên, tránh việc phải đi vay nợ từ ngân hàng, công ty có thể lựa chọn các nguồn vốn sau để huy động vốn.
Huy động vốn từ nguồn lực bên trong doanh nghiệp
Các quỹ và lợi nhuận để lại của công ty, lợi nhuận chưa phân phối, vốn từ tiền
khấu hao TSCĐ mà công ty chưa có nhu cầu đầu tư mua sắm mới, sử dụng số tiền này để đáp ứng nhu cầu vốn. Tuy rằng số vốn huy động nội bộ này còn nhỏ so với nhu cầu vốn của công ty nhưng sẽ giúp công ty tức thời trong ngắn hạn, chủ động trong quá trình SXKD, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài.
Huy động nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp
Nên sử dụng các khoản mang tính chất như một nguồn tài trợ nhưng không phải trả chi phí như những khoản tiền trả trước của khách hàng. Ngoài ra còn có những nguồn vay ngắn hạn, nợ phải trả có tính chất chu kỳ như các khoản phải trả cho nhà cung cấp, phải trả người lao động và các khoản phải nộp khác, những khoản này phát sinh thường xuyên trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên chúng chưa đến kỳ thanh toán. Công ty cần sử dụng linh hoạt nhưng vẫn phải chú ý thanh toán đúng thời han. Tóm lại, Ban lãnh đạo công ty cần có sự phân tích kỹ lưỡng các phương án thực sự phù hợp với tình hình tài chính của công ty trong huy động vốn, lựa chọn thời điểm thích hợp cho công tác huy động để thực hiện một cách tốt nhất. Sau khi huy động vốn, công ty cần phải chủ đông cung ứng kịp thời, đầy đủ, đảm bảo cho quá trình SXKD không bị gián đoạn. Trong trường hợp thừa vốn, công ty cần có các biện pháp sử lý linh hoạt như: đầu tư tài chính, mua thêm máy móc, dụng cụ, cho vay, mua trái phiếu, đầu tư vào liên doanh liên kết, bất động sản… tránh tình trạng ứ đọng vốn, không sinh lời và lãng phí vốn.
3.2.1.3 Tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ
Xây dựng và mở rộng hệ thống dịch vụ ở những thị trường đang có nhu cầu,
thông qua hệ thống tổ chức và công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng. Đây chính là cầu nối giữa công ty với khách hàng. Qua đó, công ty có thể thu thập thêm những thông tin cần thiết và đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, củng cố niềm tin của khách hàng với công ty.
Áp dụng chính sách ưu tiên về giá cả, điều kiện thanh toán và phương tiện vận chuyển với những đơn vị mua hàng nhiều, thường xuyên hay có khoảng cách vận chuyển xa.
Tăng cường quan hệ hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách hàng đồng thời thiết lập hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối tiêu thụ trên diện rộng.
68
3.2.1.4 Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng
của doanh nghiệp, giúp theo dõi, thu tiền, thông báo với khách hàng về tình trạng thu tiền. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn.
3.2.1.5 Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho
Như đã xem xét ở chương 2, thấy rằng, hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng VLĐ, và chủ yếu là nguyên vật liệu và thành phẩm. Với lượng dự trữ nguyên vật liệu và thành phẩm nhiều như vậy, công ty sẽ phải tốn một khoản chi phí không nhỏ cho việc cất trữ và bảo quản kho. Bởi vậy, việc đưa ra các giải pháp là điều cần thiết trong việc quản lý kho. Một số giải pháp như:
Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo chi tiết về số lượng theo từng tháng, từng quý. Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu khi nhập về. Nếu hàng nhập kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù, tránh thiệt hại cho công ty.
Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ
sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn.
Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó, dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của công ty.
3.2.1.6 Biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra
Khi đã kinh doanh trong nền kinh tế thị trường công ty luôn phải nhận thức được rằng mình phải sẵn sàng đối phó với mọi sự thay đổi, biến động phức tạp có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như: nền kinh tế lạm phát, giá cả thị trường tăng lên, khủng hoảng kinh tế… mà nhiều khi nhà quản lý không lường hết được. Vì vậy, để hạn chế phần nào những tổn thất có thể xảy ra, công ty phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khi nguồn vốn nói chung và VLĐ nói riêng bị hao hụt, công ty có ngay nguồn để bù đắp, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục. Cụ thể, các biện pháp mà công ty có thể áp dụng là: Mua bảo hiểm hàng hóa đối với những hàng hóa đang đi đường cũng như
hàng hóa nằm trong kho. Việc này giúp công ty có được chỗ dựa vững chắc, một tấm 69
lá chắn tin cậy về kinh tế, giúp công ty có điều kiện về tài chính để chống đỡ có hiệu quả mọi rủi ro, tổn thất bất ngờ xảy ra mà không ảnh hưởng nhiều đến VLĐ.
Trích lập quỹ dự phòng tài chính, quỹ nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Cuối kỳ, công ty cần kiểm tra, rà soát, đánh giá lại vật tư hàng hóa, vốn bằng tiền, đối chiếu số sách kế toán để xử lý chênh lệch.
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ
Giảm bớt tỷ trọng TSCĐ không dùng trong SXKD khiến cho TSCĐ hiện có phát huy hết tác dụng của nó bằng cách: điều chỉnh TSCĐ giữa các đơn vị thành viên để
phục vụ kinh doanh có hiệu quả hơn. Chủ động nhượng bán hết TSCĐ không dùng để thu hồi vốn. Chủ động thanh lý TSCĐ hư hỏng, lạc hậu mà không thể nhượng bán hoặc hư hỏng mà không thể có khả năng phục hồi, đối với TSCĐ tạm thời chưa dùng đến thì cho thuê, cầm cố, thế chấp để huy động vốn đầu tư vào lĩnh vực khác.
Công ty cần cải tiến tình hình sử dụng thiết bị sản xuất là khâu cơ sở có tính
quyết định trong việc cải tiến tình hình sử dụng toàn bộ TSCĐ. Muốn cải tiến tình hình sử dụng thiết bị cần chú ý:
Thứ nhất: Tăng thời gain sử dụng thiết bị sản xuất bằng cách tăng thêm thời
gian làm việc thực tế của máy móc, thiết bị sản xuất phù hợp với định mức thiết kế, nâng cao hiệu suất và chất lượng công tác sửa chữa, thực hiện chế độ làm viejc hai hoặc ba ca một ngày, khắc phục tính thời vụ trong sản xuất, đảm bảo thiết bị sản xuất làm việc đều đặn trong cả năm.
Thứ hai: Nâng cao năng lực sử dụng máy móc, thiết bị sản xuất bằng cách áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới, cải tiến quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất theo lối dây chuyền và chuyên môn hóa thiết bị sản xuất, cải tiến chất lượng nguyên, vật liệu… Ngoài ra, nâng cao trình độ của công nhân và áp dụng phổ biến những kinh nghiệm thao tác tiên tiến cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến tình hình thiết bị sản xuất. Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao thích hợp nhằm phản ánh đúng mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ vào giá thành sản phẩm.
Thực hiện chế độ bảo dưỡng TSCĐ để duy trì năng lực hoạt động bình thường của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Để bảo dưỡng TSCĐ, công ty nên tiến hành sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn. Chi phí phát sinh trong thời gian sửa chữa được tính trực tiếp vào đối tượng sử dụng TSCĐ đó nếu là sửa chữa thường xuyên, trường hợp sửa chữa lớn phải ngừng hoạt động, chi phí cho mỗi lần sửa chữa cần phải được phân bổ hoặc trích trước chi phí vào đối tượng sử dung.
70
Ngoài ra, công ty có thể cân nhắc sử dụng TSCĐ thuê tài chính trong ngắn hạn
khi công ty chưa thể huy động đủ vốn cần thiết. Khi hết hợp đồng thuê, công ty có thể lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện thỏa thuận trong