Biểu đồ 2.4. Chỉ tiêu đánh giá về hệ số nợ, hệ số vốn chủ sở hữu, hệ số đảm bảo nợ
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2010-2012)
Nhìn vào biểu đồ 2.4 đã thể hiện các chỉ số ở trên, ta có thể thấy rằng, hệ số nợ
của công ty như vậy là hợp lý. Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán nợ bằng nguồn vốn, chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành. Tỷ số nợ càng thấp thì mức độ bảo vệ dành cho các chủ nợ càng cao trong trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản. Hệ số này ổn định trong khoảng 0,6 đến 0,7 phản ánh muốn sử dụng 1 đồng vốn thì công ty phải vay nợ bên ngoài 0,6 đến 0,7 đồng. Ngược lại, hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn dùng để đo lường sự ổn định của việc tăng vốn. Hệ số vốn chủ sở hữu phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp đang sử dụng 37
có bao nhiêu đồng do chủ sở hữu DN bỏ ra. Nếu hệ số vốn chủ sở hữu càng cao, các khoản nợ của DN càng được đảm bảo khả năng thanh toán và dĩ nhiên tài chính của DN càng nằm trong giới hạn an toàn . Ta có thể thấy qua 3 năm 2010-2012 hệ số vốn chủ sở hữu của công ty tăng đều đặn từ 0,234 năm 2010 đến 0,296 năm 2011 và 0,39 năm 2012, cho thấy doanh nghiệp ngày càng phát triển ổn định và làm chủ vốn kinh doanh của mình. Đó là tín hiệu tốt cho sự phát triển của công ty trong tương lai. Hệ số đảm bảo nợ ở trên cho ta thấy cứ 1 đồng vốn từ nợ vay thì được đảm bảo bằng 0,305 đồng vốn chủ sở hữu năm 2010, 0,421 đồng vốn chủ sở hữu năm 2011 và 0,641 đồng vốn chủ sở hữu năm 2012. Hệ số đảm bảo nợ càng ngày càng tăng Như vậy, công ty đã thanh toán được các khoản vay phải trả lãi, tăng cường vốn chủ sở hữu và ngày càng có khả năng tự chủ về tài chính.