cách hợp lý và linh hoạt
Toàn bộ các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đều cần phải có vốn để đảm bảo cho các hoạt động SXKD của mình. Do đó, công tác xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này, trước hết công ty phải xây dựng kế hoạch kinh doanh sát với thực tế, làm cơ sở cho việc xác định nhu cầu vốn lưu động tối thiểu, thường xuyên, cần thiết cho năm kế hoạch. Kế hoạch này được lập trên cơ sở khả năng tài chính hiện có và có mối quan hệ với các đối tác bên ngoài với nguyên tắc huy động được nguồn vốn có khả năng cung ứng nhiều nhất với chi phí sử dụng thấp nhất.
Hiện tại, tình hình của công ty đang là hệ số nợ vượt trội hoàn toàn hệ số vốn chủ sở hữu, do vậy trong trường hợp cần thiết, công ty có thể thêm một khoản lợi ích từ 67
việc sử dụng nguồn vốn này. Tuy nhiên, tránh việc phải đi vay nợ từ ngân hàng, công ty có thể lựa chọn các nguồn vốn sau để huy động vốn.
Huy động vốn từ nguồn lực bên trong doanh nghiệp
Các quỹ và lợi nhuận để lại của công ty, lợi nhuận chưa phân phối, vốn từ tiền
khấu hao TSCĐ mà công ty chưa có nhu cầu đầu tư mua sắm mới, sử dụng số tiền này để đáp ứng nhu cầu vốn. Tuy rằng số vốn huy động nội bộ này còn nhỏ so với nhu cầu vốn của công ty nhưng sẽ giúp công ty tức thời trong ngắn hạn, chủ động trong quá trình SXKD, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài.
Huy động nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp
Nên sử dụng các khoản mang tính chất như một nguồn tài trợ nhưng không phải trả chi phí như những khoản tiền trả trước của khách hàng. Ngoài ra còn có những nguồn vay ngắn hạn, nợ phải trả có tính chất chu kỳ như các khoản phải trả cho nhà cung cấp, phải trả người lao động và các khoản phải nộp khác, những khoản này phát sinh thường xuyên trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên chúng chưa đến kỳ thanh toán. Công ty cần sử dụng linh hoạt nhưng vẫn phải chú ý thanh toán đúng thời han. Tóm lại, Ban lãnh đạo công ty cần có sự phân tích kỹ lưỡng các phương án thực sự phù hợp với tình hình tài chính của công ty trong huy động vốn, lựa chọn thời điểm thích hợp cho công tác huy động để thực hiện một cách tốt nhất. Sau khi huy động vốn, công ty cần phải chủ đông cung ứng kịp thời, đầy đủ, đảm bảo cho quá trình SXKD không bị gián đoạn. Trong trường hợp thừa vốn, công ty cần có các biện pháp sử lý linh hoạt như: đầu tư tài chính, mua thêm máy móc, dụng cụ, cho vay, mua trái phiếu, đầu tư vào liên doanh liên kết, bất động sản… tránh tình trạng ứ đọng vốn, không sinh lời và lãng phí vốn.