Giảm bớt tỷ trọng TSCĐ không dùng trong SXKD khiến cho TSCĐ hiện có phát huy hết tác dụng của nó bằng cách: điều chỉnh TSCĐ giữa các đơn vị thành viên để
phục vụ kinh doanh có hiệu quả hơn. Chủ động nhượng bán hết TSCĐ không dùng để thu hồi vốn. Chủ động thanh lý TSCĐ hư hỏng, lạc hậu mà không thể nhượng bán hoặc hư hỏng mà không thể có khả năng phục hồi, đối với TSCĐ tạm thời chưa dùng đến thì cho thuê, cầm cố, thế chấp để huy động vốn đầu tư vào lĩnh vực khác.
Công ty cần cải tiến tình hình sử dụng thiết bị sản xuất là khâu cơ sở có tính
quyết định trong việc cải tiến tình hình sử dụng toàn bộ TSCĐ. Muốn cải tiến tình hình sử dụng thiết bị cần chú ý:
Thứ nhất: Tăng thời gain sử dụng thiết bị sản xuất bằng cách tăng thêm thời
gian làm việc thực tế của máy móc, thiết bị sản xuất phù hợp với định mức thiết kế, nâng cao hiệu suất và chất lượng công tác sửa chữa, thực hiện chế độ làm viejc hai hoặc ba ca một ngày, khắc phục tính thời vụ trong sản xuất, đảm bảo thiết bị sản xuất làm việc đều đặn trong cả năm.
Thứ hai: Nâng cao năng lực sử dụng máy móc, thiết bị sản xuất bằng cách áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới, cải tiến quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất theo lối dây chuyền và chuyên môn hóa thiết bị sản xuất, cải tiến chất lượng nguyên, vật liệu… Ngoài ra, nâng cao trình độ của công nhân và áp dụng phổ biến những kinh nghiệm thao tác tiên tiến cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến tình hình thiết bị sản xuất. Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao thích hợp nhằm phản ánh đúng mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ vào giá thành sản phẩm.
Thực hiện chế độ bảo dưỡng TSCĐ để duy trì năng lực hoạt động bình thường của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Để bảo dưỡng TSCĐ, công ty nên tiến hành sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn. Chi phí phát sinh trong thời gian sửa chữa được tính trực tiếp vào đối tượng sử dụng TSCĐ đó nếu là sửa chữa thường xuyên, trường hợp sửa chữa lớn phải ngừng hoạt động, chi phí cho mỗi lần sửa chữa cần phải được phân bổ hoặc trích trước chi phí vào đối tượng sử dung.
70
Ngoài ra, công ty có thể cân nhắc sử dụng TSCĐ thuê tài chính trong ngắn hạn
khi công ty chưa thể huy động đủ vốn cần thiết. Khi hết hợp đồng thuê, công ty có thể lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính tuy có sự tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hết hợp đồng, nhưng khi thuê số tiền này được trả thành nhiều kỳ nên công ty ít chịu gánh nặng thanh toán hơn so với việc đi mua. Phương pháp này ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam và được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Công ty cũng nên tiến hành nâng cấp và đổi mới TSCĐ trong thời gian tới. Cụ thể: công ty nên xem xét viejc mua sắm TSCĐ đúng phương hướng, đúng mục đích, điều này có ý nghĩa to lớn và cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung, điều đó giúp cho việc tính khấu hao của công ty chính xác hơn và giảm được hao mòn vô hình. Nếu công ty không chủ động đầu tư để đổi mới máy móc thiết bị thì chắc chắn sẽ bị thua kém trong cạnh tranh. Đây là vấn đề chiến lược lâu dài mà công ty cần có phương hướng đầu tư đúng đắn, tuy nhiên, cần phải xem xét hiệu quả của sự đầu tư mang lại, công ty mua sắm
cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Việc mua sắm nhiều máy móc, thiết bị hiện đại, phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, công suất lớn cho sản phẩm đạt chất lượng cao, do đó hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho công ty. Doanh thu tiêu thụ lớn, lợi nhuận tăng nhanh góp phần tích cực trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng.
Bên cạnh đó, cần tiến hành quản lý chặt chẽ TSCĐ là một việc làm cần thiết để có thể có những biện pháp thích hợp cho việc quản lý và sử dụng VCĐ. Một trong những phương pháp giúp công ty quản lý tốt TSCĐ là công ty nên tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận nội bộ của công ty, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đồng thời kiểm kê, đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ trong năm. Đối với TSCĐ thuộc loại thanh lý hay nhượng bán thì công ty phải tiến hành lập hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định về giá trị tài sản.
Tài sản đem nhượng bán phải tổ chức đấu giá, thông báo công khai.
Tài sản thanh lý dưới hình thức hủy, dỡ bỏ, hỏng hóc phải tổ chức hội đồng thanh lý do Ban giám đốc quyết định.
71
Công ty cũng nên thực hiện đánh giá lại TSCĐ vào cuối mỗi kỳ hoặc niên độ kế toán. Trong nền kinh tế thị trường giá cả thường xuyên biến động, hiện tượng hao mòn vô hình xảy ra rất nhanh chóng, điều này làm cho nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ không còn chính xác, phản ánh sai lệch so với giá trị hiện tại của chúng. Việc thường xuyên đánh giá lại TSCĐ giúp công ty lựa chọn cho mình được phương pháp khấu hao hợp lý nhằm thu hồi lại vốn hoặc có những biện pháp xử lý kịp thời đối với tài sản mất giá, tránh tình trạng thất thoát vốn.
72
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích và tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng sử dụng vốn tại Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị phần nào giúp em hiểu được tính cấp bách của việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. Mặc dù, Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị đã có bề dày trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thực phẩm, đã tạo được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, nhưng công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần giải quyết kịp thời nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung. Với những biện pháp mang tính định hướng trong bài luận, hy vọng công ty sẽ nghiên cứu và áp dụng để đạt được hiệu quả cao hơn trong công tác quản lý và sử dụng vốn tại đơn vị mình.
Thời gian thực tập tại công ty tuy ngắn ngủi nhưng đã giúp cho em tiếp cận được với thực tế kinh doanh, có điều kiện áp dụng được những kiến thức đã học trong trường vào thực tiễn. Dưới góc độ tài chính, em nhận thấy rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý và sử dụng vốn tại bất kỳ lĩnh vực nào.
Do thời gian có hạn, cùng với đó là trình độ còn nhiều hạn chế nên bài luận này không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự quan tâm và góp ý của các thầy cô để bài luận được hoàn thiện hơn và có đủ căn cứ khoa học cũng như giá trị
thực tiễn giúp cho những giải pháp nêu trên được đưa vào sử dụng tại nhiều doanh nghiệp.
Qua đây, một lần nữa, em xin chân thành cảm ươn sự chỉ bảo tận tình của giảng viên Th.S Trịnh Trọng Anh và các thầy cô Bộ môn Kinh tế Đại học Thăng Long cùng các cô chú, anh chị trong Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị đã hết sức tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian qua.
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2014 Sinh viên
Nguyễn Trung Hiếu 73