Những hạn chế còn tồn tại trong sử dụng vốn của công ty cổ phần

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị (Trang 147 - 148)

phần thực phẩm Hữu Nghị

2.3.5.1 Những thành tích đã đạt được trong sử dụng vốn của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị phẩm Hữu Nghị

Như đã nói ở trên, Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị là công ty sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm chế biên bánh kẹo. Mặc dù trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế như hiện nay, những doanh nghiệp cùng ngành cũng gặp rất nhiều khó khăn nên những thành tích mà doanh nghiệp đã đạt được như LNST tăng trưởng ổn định và bền vững, và đặc biệt là duy trì việc tăng lương thưởng và phụ cấp cho cán bộ công nhân viên để mọi người yên tâm, hăng say làm việc, cống hiến là một thành tích đáng ghi nhận.

Năm 2012, dù doanh thu của công ty có giảm so với năm 2011, tuy nhiên nhờ sự điều chỉnh hợp lý và kịp thời của Ban lãnh đạo khi cắt giảm giá vốn hàng bán và phần nào chi phí hoạt động SXKD không cần thiết mà LNST của công ty vẫn duy trì ổn định, tăng thêm so với năm trước, trong khi tiền nộp thuế và nộp khác vào Ngân sách Nhà nước vẫn tăng.

Năm 2012, công ty duy trì lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng cao hơn nhiều so với 2 năm trước, đảm bảo cho khả năng thanh toán trong ngắn hạn của mình. Ngoài ra, uy tín của công ty vẫn duy trì tốt khi vẫn chiếm được nhiều khoản tín dụng của khách hàng và nhà cung cấp tin tưởng công ty.

Năm 2012, công ty cũng tăng tỷ lệ sinh lời của tài sản, của vốn kinh doanh đáng kể, là một thành tích đáng biểu dương.

61

Để hoàn thành và thực hiện tốt những thành tích nêu trên, không thể không kể đến sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong công ty, đảm bảo hoạt động diễn ra liên tục. Cùng với đó là sự linh hoạt, tài tình, nhanh nhạy với các chuyển biến trong thị trường, trong nền kinh tế của ban giám đốc công ty.

2.3.5.2 Những hạn chế còn tồn tại trong sử dụng vốn của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị Hữu Nghị

vừa rồi, ta cũng cần nhìn lại những điều chưa đạt được và cần khắc phục ngay khi bước sang năm 2013.

Thứ nhất, cần phải nói tới là số vòng quay VKD của công ty trong năm 2012 đã

giảm sút, dẫn tới tăng kỳ luân chuyển VKD, cho nên gây gia tăng chi phí sử dụng vốn không cần thiết, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong năm 2012 giảm đi so với năm 2011. Điều này chủ yếu tới từ sự giảm số vòng quay VLĐ.

Thứ hai, cần kể đến hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty giảm sút, thể hiện qua

việc giảm các chỉ số hiệu suất sử dụng VCĐ. Bên cạnh đó, tỷ số LNST trên vốn CSH bình quân (ROE) cũng giảm, đó là sự một sự không hài lòng của chủ đầu tư khi khoản vốn của mình không được sử dụng tốt như năm 2011.

Thứ ba, Công ty vẫn chưa đạt mức doanh thu và LNST như kỳ vọng. mặc dù

LNST của công ty đã có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2011 nhưng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh, điều này chứng tỏ năm vừa qua công ty đã gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, cần nhanh chóng tìm kiếm biện pháp khắc phục, tránh để lặp lại tình trạng vừa rồi trong năm 2013.

Xuất phát từ thực trạng các vấn đề nêu trên, công ty cần nhìn nhận và đánh giá lại hoạt động của minh trong việc quản lý VKD năm vừa qua, đồng thời có những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao doanh thu cùng LNST hơn nữa trong năm 2013 sắp tới, luôn hướng tới mục tiêu cốt lõi là tăng lợi nhuận và giá trị tài sản cho CSH công ty. Để góp phần vào việc khắc phục nhược điểm này, tiếp sau đây, ở Chương 3, em cũng xin đóng góp một số ý kiến và nhận xét để dẫn tới các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty, hy vọng sẽ giúp đỡ được Ban giám đốc công ty nâng cao thành tích kinh doanh hơn nữa trong những năm tiếp theo.

62

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị (Trang 147 - 148)