Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
250,5 KB
Nội dung
I. MỞ ĐẦU Hoà cùng xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang chuyển mình đổi thay và đã thu được những thành tựu phát triển kinh tế- xã hội quan trọng và hết sức đáng mừng, được cả cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Trong bối cảnh đó, vai trò của kiểm toán là không thể phủ nhận và là nhu cầu tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động của các công ty kiểm toán rất phát triển ở các nước có nền kinh tế phát triển. Ở Việt Nam kiểm toán ra đời đánh dấu bằng sự ra đời của kiểm toán độc lập vào năm 1991 và cho đến nay đã có những bước phát triển nhanh tróng bằng việc hình thành một hệ thống các công ty kiểm toán với đầy đủ hình thức sở hữu (Nhà nước , TNHH, 100% vốn nước ngoài, liên doanh…). Kiểm toán độc lập đặc biệt là kiểm toán báo cáo tài chính nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng đôí với sự phát triển của nền kinh tế bởi nó có thể mang lai niềm tin cho không chỉ doanh nghiệp, ngân hàng, các chủ đầu tư, các tác nhân kinh tế, công chúng, và xã hội. Một nền kinh tế phát triển lành mạnh và an toàn đòi hỏi phải được cung cấp các dịch vụ kiểm toán hoàn hảo, có chất lượng cao. Vì vậy để hiểu rõ hơn về kiểm toán độc lập thì chúng tôi đi nghiên cứu và tìm hiểu về nó. II. NỘI DUNG 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm Trên thế giớ thuật ngữ kiểm toán đã có từ lâu, theo tiếng Latinh là Auditus. Có rất nhiều khái niềm về kiêm toán. Theo định nghĩa của Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán thì “ kiểm toán là việc các nhà kiểm toán viên đôc lập kiểm tra và trình bày ý kiền của mình về các bản báo cáo tài chính”. Trong giáo trình kiểm toán của các tác giả Alvin A.Rens và James K.Loebbecker đã định nghĩa: “ Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền thu nhập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập”… Theo qui chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Nghị định số 07/CP của Chính phủ ngày 29/1/94 có nêu: “Kiểm toán độc lập là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức (gọi chung là đơn vị được kiểm toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này.” 2.1.2 Quá trình hình thành phát triển kiểm toán độc lập trên thế giới Hoạt động kiểm toán độc lập trên thế giới đã xuất hiện trên 100 năm. Kiểm toán đã hình thành và phát triển từ thế kỷ XV, ở châu Âu và ngày càng phát triển mạnh mẽ. tuy nhiên hình thức tổ chức của các tổ chức kiểm toán ở các nước không hoàn toàn giống nhau,nó xuất hiện và phát triển theo nhu cầu tự thân của doanh nghiệp và nhà đầu tư, sau đó được Nhà nước thừa nhận do hiệu quả và tính chất xã hội của nó. Ngày nay, hoạt động kiểm toán độc lập đã được quốc tế hóa, thể hiện ở chỗ có tổ chức Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), có chuẩn mực kiểm toán quốc tế, có chứng chỉ hành nghề kiểm toán được hầu hết các nước thừa nhận; có nhiều tập đoàn kiểm toán toàn cầu (Big 4) mà mỗi tập đoàn có hàng trăm nghìn nhân viên, có hàng trăm văn phòng trên khắp thế giới. Tất cả các nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada, cộng đồng châu Âu đều có luật hoặc các điều khoản luật về kiểm toán độc lập hoặc luật kế toán viên công chứng. Tại Anh, Mỹ, việc quy định về báo cáo tài chính và kiểm toán được quy định cụ thể trong 1 chương của Luật Công ty. Tại Liên bang Nga có Luật Kiểm toán được Hội đồng Liên bang phê duyệt từ năm 2001. Ở Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore đều có Luật Kế toán viên công chứng được ban hành từ nhiều năm qua trong đó đều có các qui định chung về các qui tắc hoạt động của các kế toán viên công chứng. Luật Kiểm toán viên công chứng của Trung Quốc được ban hành nhằm qui định vai trò của kế toán viên công chứng (CPA)- các kiểm toán viên độc lập - trong nền kinh tế và xã hội, tăng cường quản lý hoạt động của kiểm toán độc lập, qua đó bảo vệ lợi ích của cộng đồng cũng như quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Còn Luật Kiểm toán viên Công chứng của Hàn Quốc được ban hành nhằm xây dựng vững chắc một hệ thống cho các kế toán viên công chứng nhằm góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích của người dân, quản lý tốt các doanh nghiệp, và phát triển nền kinh tế quốc gia. 2.1.3 quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán độc lập tại Việt Nam Kế toán xuất hiện ở nước ta từ rất sớm nhưng tới năm 1957, lần đầu tiên Nhà nước ban hành chế độ sổ sách kế toán bao gồm 27 nhật ký dùng cho các đơn vị kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước. Trong mỗi nhật ký đã kểt hợp cả yêu cầu thông tin cho quản lý và yêu cầu kiểm tra hoạt động tài chính. Đây là dấu mốc đầu tiên thể hiện mục tiêu thể chế và thực hiện sự thống nhất và tiêu chuẩn hóa công tác kế toán. Sau khi ban hành chế độ sổ sách kế toán đầu tiên nhà nước ta dần hoàn thiện chế độ kế toán bằng các văn bản luật được ban hành lần lượt vào năm: 1971; 1988; 1989; và năm 1995 hệ thống kế toán được chính thức ban hành Kiểm toán độc lập ra đời đầu tiên ở nước ta vào năm 1991 nhưng tới năm 1994 kiểm toán nhà nước mới ra đời và kiểm toán nội bộ ra đời vào thnags 10 năm 1997 Nguyên nhân chính làm cho kiểm toán độc lập phát triển tại Việt Nam đầu tiên là do Từ năm 1991 đến năm 1994: Đất nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với đặc trưng là nền kinh tế nhiều thành phần kinh tế, là tự do sản xuất, kinh doanh và cạnh tranh. Sự xuất hiện của nền kinh tế nhiều thành phần đã tác động đến bản chất và đặc thù của nghề kế toán. Nhiều thuật ngữ trong lĩnh vực kế toán ra đời như khái niệm lãi, lỗ, lợi nhuận… mà đối với nhiều kế toán viên chỉ quen làm trong nền kinh tế bao cấp là khá trừu tượng và khó hiểu. Mỗi doanh nghiệp đều có những biện pháp hạn chế mặt trái, tiêu cực của cơ chế thị trường và tự thân vận động phù hợp với những đòi hỏi có tính quy luật của nó. Nhận thấy những hạn chế còn tồn tại trong cách tổ chức, điều hành, tình hình tài chính của các công ty đi trước, các công ty lúc bấy giờ đã chọn cho mình cách tổ chức mới, minh bạch về tài chính. Từ nhu cầu này các tổ chức kiểm toán ra đời, tổ chức kiểm toán độc lập là những doanh nghiệp không cạnh tranh với các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp kiểm toán) mà bạn hàng giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cạnh tranh. Ngày 13/5/1991 theo giầy phép số 975/PPLT của Thủ tướng Chính phủ, Bộ tài chính đã ký quyểt định thành lập hai công ty: Công ty kiểm toán Việt Nam với tên giao dịch là VACO ( QĐ 165- TC/ QĐ/ TCCB) và công ty dịch vụ kế toán Việt Nam với tên giao dịch là ASC (QD 164-TC/QD/ TCCB) sau này đổi tên thành công ty dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán – AASC ( quyết định 639 – TC/QD/TCCB ngày 14/9/1993). Với cương vị là công ty đầu ngành, VACO và AASC đã có nhiều đóng góp không chỉ trong việc phát triển công ty, mở rộng địa bàn kiểm toán mà cả trong việc cộng tác với công ty và tổ chức nước ngoài để phát triển sự nghiệp kiểm toán Việt Nam. Cũng trong năm 1991, còn có công ty Ernst and Young là công ty kiểm toán nước ngoài đầu tiên được Nhà nước Việt Nam cho chấp nhận lập văn phòng hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên Thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới (WTO) chính phủ ban hành quy định tại Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 và Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 về kiểm toán độc lập, tất cả các công ty kiểm toán có sở hữu nhà nước phải chuyển đổi sở hữu sang các mô hình khác có thể là mô hình công ty TNHH hoặc công ty hợp danh. . Nhằm mục đích điều chỉnh các vấn đề về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả kiểm toán Chính vì vậy, nó không đảm bảo được hiệu lực pháp lý đầy đủ để những tổ chức, cá nhân có liên quan thự thi quyền và trách nhiệm của mình. Thực tế, đến tháng 5/2007 này, hầu hết các công ty kiểm toán có sở hữu nhà nước đã cơ bản hoàn thành chuyển đổi sang mô hình TNHH hai thành viên trở lên. Quá trình chuyển đổi sở hữu thành công cùng với việc độc lập hoàn toàn với Bộ Tài chính là những điều kiện tiên quyết để VACO chính thức trở thành hiện diện đầy đủ của Deloitte Touche Tohmatsu tại Việt Nam ngày hôm nay Tháng 10 năm 1997, VACO, với sự đại diện của Phòng dịch vụ quốc tế (ISD), đã chính thức được công nhận là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế Deloitte Touche Tohmatsu (DTT). Hiện tại VACO - ISD là đại diện hợp pháp của DTT tại Việt Nam với sự hợp tác về mọi mặt từ các văn phòng của DTT trên toàn cầu. Với sự kết hợp thế mạnh của Công ty Kiểm toán Việt Nam, thông hiểu về môi trường kinh doanh và luật pháp tại Việt Nam với một hãng kiểm toán hàng đầu quốc tế có bề dầy lịch sử và danh tiếng hàng trăm năm, VACO hiện nay là công ty kiểm toán đầu tiên của Việt Nam đạt trình độ quốc tế, cung cấp các dịch vụ chuyên ngành cho một lượng khách hàng lớn nhất trong các công ty kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam với chất lượng cao Cùng thời gian chuyển đổi với VACO công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thuộc Bộ Tài chính cũng tách ra thành lập công ty kiểm toán độc lập lấy tên Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC). Hiện nay, AASC có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và Văn phòng đại diện tại Quảng Ninh Từ khi thành lập tới nay kiểm toán độc lập không ngừng được nâng cao và phát triển. Thông qua hoạt động dịch vụ kiểm toán và tư ván tài chính kế tóan các doanh nghiệp, tổ chức nắm bắt kịp thời, đầy đủ và tuân thủ đường lối chính sách kinh tế, tài chính, loại bỏ được chi phí bất hợp lý, tạo lập được những thông tin tin cậy, và tăng cường lòng tin của người sử dụng các thông tin tài chính, từng bước đưa công tác quản lý tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp vào nề nếp…Có thể nói hoạt động kiểm toán độc lập đã xác định được vị trí trong nền kinh tế thị trường, góp phần ngăn ngừa và phát hiện lãng phí, góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện công khai minh bạch báo cáo tài chính (BCTC), phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành kinh tế-tài chính, của doanh nghiệp và Nhà nước + Sự khác nhau về bản chất của kiểm toán độc lập,kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước: - Bản chất kiểm toán độc lập Theo phó giáo sư, tiến sỉ Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam, về bản chất, kiểm toán độc lập là một loại hình dịch vụ có điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp, tạo lập môi trường đầu tư bình đẳng, lành mạnh. Kết quả và kết luận của kiểm toán là đánh giá và xác nhận quan trọng về độ tin cậy, về uy tín và về thực trạng tiềm lực, thực trạng tài chính để chính doanh nghiệp và các đối tác quyết định đầu tư hoặc quyết định các quan hệ kinh tế - bản chất kiểm toán nội bộ là một loại hình kiểm toán có có tổ chức mà chức năng là đo lường và đánh giá hiệu quả của những việc kiểm soát khác và mang tính nội kiểm. Kiểm toán nội bộ là một bộ phận cấu thành, là bộ phận trọng tâm của hệ thống kiểm toán nội bộ, nó hoạt động theo những nguyên tắc của kiểm toán - Bản chất của kiểm toán nhà nước là công việc kiểm toán do cơ quan kiểm toán nhà nước tiến hành theo luật định và không thu phí kiểm toán. Kiểm toán nhà nước nhận xét, đánh giá và xác nhận việc chấp hành các chính sách, chế độ tài chính, kế toán ở đơn vị. Bên cạnh đó kiểm toán Nhà nước còn có quyền góp ý và yêu cầu các đơn vị được kiểm toán sửa chữa sai phạm và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính kế toán cần thiết. 2.1.4 - Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC 2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP 2.2.1 Kiểm toán độc lập trên thế giới Qua quá trình phát triển với lịch sử lâu đời hiện nay trên thế giới ngành kế toán nói chung và kiểm toán nói riêng đang phát triển mạnh mẽ với số lượng công ty nhiều, số lượng kiểm toán viên cũng tăng mạnh về số lượng và chất lượng. Quy mô của các công ty cũng ngày càng mở rộng. Điển hình ở Hoa Kỳ, hiện nay có hơn 45000 tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp. ở cộng hòa Pháp hiện có 24 văn phòng kiểm toán khu vực và 2500 văn phòng con cơ sở trực tiếp là dịch vụ và hơn 10000 người là kiểm toán. Tại : Singapore, một đất nước nhỏ bé mà có tới 22.000 kiểm toán viên; Philipine mỗi năm cũng có thêm 2.000 kiểm toán viên. Theo điều tra của PayScale (Mỹ) về mức lương trung bình của một kiểm toán viên ở California hay New York vào khoảng 50.000USD/năm. Mức lương trung bình của một kiểm toán viên có kinh nghiệm vào khoảng 60.000USD/năm. Ở các nước khác , luật pháp quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức kiểm toán thừa nhận sự khách quan và độc lập của kiểm toán, chấp nhận giá trị pháp lý của các tài liệu có chữ ký của kiểm toán. Ví dụ về công ty kiểm toán Ernst &Young Ernst &Young là công ty hàng đầu thế giới cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn doanh nghiệp, tư vấn thuế và tư vấn giao dịch tài chính cho các khách hàng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các cơ quan chính phủ, các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ. Đến nay, Ernst & Young có mạng lưới toàn cầu gồm văn phòng tại 140 quốc gia với hơn 144.000 nhân viên chuyên nghiệp cùng đoàn kết chia sẻ các giá trị chung và cam kết kiên định về chất luợng. Ernst & Young tạo sự khác biệt thông qua việc hỗ trợ nhân viên, khách hàng và cả cộng đồng phát huy tối đa tiềm năng của mình. Ernst & Young luôn coi trọng và đi đầu trong việc phát triển nguồn nhân lực trên nền tảng văn hoá Công ty “Nhân lực là ưu tiên hàng đầu” (“people-first culture”), trú trọng đào tạo và chuyển giao tri thức cho đội ngũ nhân viên với chu trình khép kín. Ernst & Young Việt Nam là công ty tư vấn kiểm toán quốc tế và dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập đầu tiên tại Việt Nam năm 1992. Hiện nay, Ernst &Young có đội ngũ hơn 800 nhân viên chuyên nghiệp làm việc tại văn phòng Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Lào và Campuchia. Năm 2010, Ernst & Young Việt Nam đã cung cấp dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn cho hơn 1200 doanh nghiệp, bao gồm nhiều Tập đoàn Kinh tế lớn, các Tổ chức tín dụng và các Tập đoàn tư nhân hàng đầu. Tại Việt Nam, Ernst & Young cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn doanh nghiệp, trong đó bao gồm dịch vụ “Nâng cao hiệu quả Quản lý Nguồn Nhân lực” Còn với công ty Arthur Andersen thì sao? Trước năm 2002, thị trường tư vấn tài chính và kiểm toán thế giới chịu sự thống trị tuyệt đối của ngũ đại gia: KPMG, Deloitte & Touche, Ernst & Young, PriceWaterhouseCooper, và Arthur Andersen. Họ chiếm ba phần tư doanh số của thị trường tư vấn - kiểm toán trị giá hàng trăm tỉ đô la mỗi năm. Trong 100 công ty lớn nhất thế giới, 99 công ty sử dụng dịch vụ của ngũ đại gia. Nhưng từ đầu năm 2002, người ta đã hiểu là một trong ngũ đại đã diệt vong, và từ nay chỉ còn "tứ đại gia". Bắt đầu từ vụ vỡ lở vào cuối năm 2001 và đầu năm 2002, mọi người mới nhìn kỹ hơn đến nhà kiểm toán Arthur Andersen. Đây không phải lần đầu đại gia này bị lâm vào rắc rối. Nhưng tất cả các lần rắc rối trước, Andersen đều thoát ra bằng cách chi tiền "dàn xếp" với bên nguyên đơn. Luật pháp Mỹ cho phép bên bị đơn chi tiền để dàn xếp các vụ kiện dân sự trong khi vẫn không nhận lỗi. Nhưng đến vụ Enron thì Andersen không còn có thể dàn xếp, vì đây là vụ án hình sự. Công ty Enron công ty năng lượng lớn nhất của nước Mỹ đã sụp đổ năm 2006 Nguyên nhân: Làm ăn liều lĩnh dẫn tới thua lỗ nhưng báo cáo láo để lừa dối cổ đông. Do sự liên kết của công ty và công ty kiểm toán danh tiếng Công ty tư vấn và kiểm toán Arthur Andersen. [...]... kiểm toán Địa chỉ một số công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam Công ty TNHH kiểm toán độc lập Quốc gia Việt Nam VNFC Công ty TNHH Deloitte Việt Nam Web: Deloitte.com.vn Công ty TNHH tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) Web: aasc.com.vn Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn (A&C) web: auditconsult.com Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán (AFC) Web: CPAvietnam.vn Công ty kiểm toán và. .. một phần nhu cầu của thực tế … Trong quá trình hoạt động, phát triển, hoạt động kiểm toán độc lập đã đạt được một số thành công khá cơ bản và đáng khích lệ Một, nhận thức về kiểm toán nói chung, kiểm toán độc lập nói riêng, nhận thức và vai trò, vị thế của kiểm toán độc lập ngày càng được khẳng định trong nền kinh tế thị trường Việt Nam Hai, hoạt động kiểm toán độc lập đã góp phần tạo lập môi trường... pháp kiểm soát về đạo đức nghề nghiệp đối với những người hành nghề kế toán, kiểm toán 2.2.3 Một số giải pháp cụ thể để phát triển kiểm toán độc lập tại Việt Nam Từ những thành công đạt được cũng như những hạn chế mà kiểm toán độc lập đang còn tồn tại Đồng thời để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của kiểm toán độc lập, đáp ứng xu thế phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và. .. toán, kiểm toán và làm nảy sinh không ít vụ kiện có liên quan đến trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và các công ty kiểm toán độc lập Điển hình là vụ kiện của tập đoàn Worldcom, tập đoàn Enron đối với công ty kiểm toán Arthur Andersen về tính độc lập và trung thực của kiểm toán viên ở Việt Nam chưa có các vụ kiện lớn về kiểm toán Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện những sai phạm của công ty kiểm toán. .. xếp với cổ đông của WorldCom, khi công ty viễn thông lớn thứ nhì nước Mỹ phá sản 2.2.2 Kiểm toán độc lập tại Việt Nam hiện nay Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán độc lập đã hình thành và phát triển, ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện cả nước có 1.700 kiểm toán viên, trong... những trăn trở về họat động của kiểm toán độc lập Trong đó, nổi cộm nhất là chất lượng họat động của kiểm toán độc lập, số lượng và chất lượng của đội ngũ kiểm toán viên, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, không minh bạch trên thị trường dịch vụ tài chính, kế toán và kiểm toán của Việt Nam So với sự phát triển của nền kinh tế, với nhu cầu hiện nay thì số lượng kiểm toán viên chưa nhiều, về chất... cao hiệu quả và năng lực quản lý Hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam còn non trẻ, vì vậy việc ban hành luật kiểm toán, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, đào tạo nguồn nhân lực… là hết sức cần thiết để đưa nghành kiểm toán Việt Nam phát triển ngang tầm khu vực và thế giới Trong những năm gần đây kiểm toán đã trở thành một nghề có “giá” trong xã hội của nền kinh tế và là đích đến của nhiều học... 04/03/2010, Ủy ban kinh tế của Quốc hội và Bộ Tài chính đã tổ chức Hội thảo về Dự án Luật Kiểm toán độc lập đặc biệt là Bộ Tài chính đã có sự chuẩn bị rất công phu và đầy đủ trong mấy năm qua cho Dự án Luật Kiểm toán độc lập; Bộ Tài chính đã sưu tầm và dịch được 18 Luật và quy định về Kiểm toán độc lập của các nước, đã tổ chức tổng kết kinh nghiệm 18 năm hoạt động Kiểm toán độc lập ở Việt Nam; Đã hệ thống hóa... Kế toán và Kiểm toán: Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) - Bộ Tài chính được thành lập ngày 13/05/1991 theo Quyết định số 164 TC/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính AASC là một trong hai tổ chức hợp pháp đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán, ... kê của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam) • AASC là một trong số ít các công ty Kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam được Ủy ban chứng khoán Nhà nước (SSC) chấp thuận cho kiểm toán các công ty chứng khoán và các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán; • Tháng 7 năm 2005, AASC chính thức trở thành thành viên của Mạng lưới kế toán quốc tế (INPACT), một tổ chức gồm các công ty kiểm toán, kế toán độc . phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích của người dân, quản lý tốt các doanh nghiệp, và phát triển nền kinh tế quốc gia. 2.1.3 quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán độc lập tại Việt Nam Kế. sản. 2.2.2 Kiểm toán độc lập tại Việt Nam hiện nay. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán độc lập đã hình thành và phát triển, ngày càng trở thành nhu cầu tất. nghiệp và Nhà nước + Sự khác nhau về bản chất của kiểm toán độc lập ,kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước: - Bản chất kiểm toán độc lập Theo phó giáo sư, tiến sỉ Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán