Thực hiện kịp thời, linh hoạt các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện yên hưng tỉnh quảng ninh, thực trạng và giải pháp (Trang 90 - 99)

- Phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông rộng rãi trên địa bàn huyện tạo thuận lợi cho nhân dân liên lạc, trao đổi thông tin, góp phần làm cho bộ mặt

3.3.7. Thực hiện kịp thời, linh hoạt các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước

nông thôn của Đảng và Nhà nước

3.3.7.1. Chính sách đất đai

Chính sách đất đai là một vấn đề quan trọng trong hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp như Nghị quyết TW4 khoá VIII đã nêu: “Thực hiện chính sách ruộng đất phù hợp với sự phát triển nông nghiệp hàng hoá và chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm và thu nhập cho người dân nghèo”. Để thực hiện tốt chính sách đất đai, huyện Yên Hưng cần tập trung vào những giải pháp cơ bản sau:

+ Tạo điều kiện thuận lợi, có chủ trương thoáng, thủ tục hành chính đơn giản để nhân dân dẽ dàng thực hiện các quyền của mình theo quy định của luật đất đai.

+ Khuyến khích nhân dân sử dụng đất đai vào mục đích sản xuất nông – lâm – thuỷ sản một cách tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả, khai thác kết hợp với bảo vệ và bồi bổ đất đai.

+ Khẩn trương hoàn thành việc đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân (tính đến năm 2006, UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện giao đất lâu dài cho nông dân và đã cấp 29.508 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất canh tác). Quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng quyền sử dụng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Đánh giá, phân loại cụ thể các trường hợp nông dân không còn đất sản xuất để có chủ trương, biện pháp xử lý thích hợp đối với từng trường hợp theo hướng vừa không để nông dân bị bần cùng hoá do không có đất sản xuất, vừa tạo điều kiện tích tụ ruộng đất ở mức độ hợp lý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Phát triển mạnh ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn để giúp hộ nông dân thiếu đất có cơ hội lập nghiệp mới hoặc có việc làm và thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân.

+ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để từng cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.

+ Tiến hành thường xuyên và chặt chẽ các công tác nghiệp vụ như đo đạc, khảo sát, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, chỉnh lý biến động đất đai….

+ Giải quyết kịp thời các tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền để ổn định tình hình sản xuất và an ninh chính trị ở địa phương.

3.3.7.2. Chính sách đầu tư và tín dụng

Để thực hiện các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện thì nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều đơn vị, tổ chức huy động và cho vay vốn như: Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, tiết kiệm Bưu điện và các tổ chức, đoàn thể cho vay vốn… Năm 2006, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho vay tín dụng trung hạn và dài hạn khoảng 70,132 tỷ đồng; Ngân hàng chính sách xã hội cho vay gần 12 tỷ đồng, tạo điều kiện cho nhân dân đầu tư phát triển sản xuất.

Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho nông nghiệp, thực hiện có hiệu quả chính sách đầu tư và tín dụng của Nhà nước, huyện Yên Hưng cần có những giải pháp và chủ trương hữu hiệu để huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau (ngân sách nhà nước TW, tỉnh hỗ trợ, ngân sách nhà nước huyện, các nguồn vốn tín dụng từ nhiều kênh cung cấp và nguồn vốn tự có của nhân dân), cụ thể như:

+ Đối với nguồn vốn ngân sách: Chủ yếu tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng

và chuyển giao khoa học công nghệ và khuyến nông. Huyện cần chủ động xây dựng các kế hoạch, chương trình, dự án có mục tiêu cụ thể và tính khả thi cao để ngân sách cấp trên xét duyệt và đầu tư. Đối với ngân sách huyện, cần nuôi dưỡng, khai thác và mở rộng nguồn thu đồng thời tiết kiệm các khoản chi thường xuyên để dành vốn cho đầu tư phát triển, tăng tỷ trọng và quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp.

+ Đối với nguồn vốn tín dụng: nhu cầu vốn tín dụng để đầu tư phát triển,

mở rộng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế là rất lớn và đa dạng. Do vậy, huyện cần có những chủ trương, biện pháp đồng bộ để quản lý, hỗ trợ và thu hút các kênh cung cấp vốn tín dụng trên địa bàn như quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng nhà Đồng bằng sông Cửu Long, các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và loại hình tín dụng nội bộ của các HTX, các Đoàn thể, Hội nghề nghiệp….

Xây dựng các dự án phát triển cơ sở hạ tầng: đê bao, trạm bơm điện, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt và chợ nông thôn… để xin vay vốn tín dụng ưu đãi từ

quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của tỉnh. Chỉ đạo ngành nông nghiệp kết hợp với các đoàn thể xây dựng các dự án phát triển cây, con, cơ giới hoá, phát triển ngành nghề… để các ngân hàng, các tổ chức tín dụng chủ động trong xây dựng kế hoạch và cung cấp vốn tín dụng phù hợp với nhu cầu và chu kỳ sản xuất. Các ngân hàng cần đơn giản các thủ tục cho vay, tăng nguồn vốn cho vay trung, dài hạn theo chu kỳ cây – con, thực hiện đúng quy định của Ngân hàng nhà nước trong vấn đề khoanh nợ, dãn nợ, hoãn nợ và xoá nợ đối với những hộ, những vùng gặp rủi ro thiên tai. Cần chú ý thời hạn cho vay, ngoài tính toán theo chu kỳ sản xuất còn phải kể đến vấn đề tiêu thụ của nông dân để tránh thiệt hại vào các thời điểm thu hoạch rộ, giá thị trường giảm mạnh. UBND các xã, thị trấn phải tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục để người dân vay vốn kịp thời; hỗ trợ hoạt động của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn huyện nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của các quỹ tín dụng.

+ Đối với các nguồn vốn tự có của nhân dân: huyện cần công khai các

chương trình, dự án, các định hướng khuyến khích phát triển để thu hút nhân dân và các thành phần kinh tế an tâm và phấn khởi bỏ vốn ra đầu tư phát triển sản xuất. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về kinh tế của các cấp chính quyền, thực hiện tốt những chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện.

3.3.7.3. Chính sách về thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá

Sản xuất nông nghiệp ở nước ta một mặt nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, mặt khác hướng mạnh cho xuất khẩu những mặt hàng chủ lực như: gạo, cà phê, thuỷ hải sản, hạt điều… Thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá luôn là vấn đề nóng bỏng, bức xúc, được các cấp, các ngành và nhân dân quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến thu nhập và đới sống của hơn 70% dân số, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế – chính trị – xã hội ở nông thôn.

Vì vậy, đối với huyện Yên Hưng, thị trường tiêu thụ nông sản cũng là vấn đề quan trọng cần có sự quản lý, điều hành của chính quyền địa phương. Để thực hiện tốt chính sách về thị trường tiêu thụ nông sản nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện, cần tiến hành một số giải pháp sau:

+ Chính quyền huyện phải thường xuyên theo dõi và nắm bắt thông tin thị trường để quyết định các phương án quy hoạch, kế hoạch; xác định cơ cấu sản xuất phù hợp, gắn với thị trường và sản xuất để sản phẩm có khả năng tiêu thụ được.

+ Định hướng phát triển những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao như: đặc sản, sản phẩm chất lượng cao, an toàn…

+ Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng, giảm giá thành nông sản để nâng cao khả năng cạnh tranh.

+ Đầu tư nâng cấp, xây dựng chợ trung tâm huyện và mạng lưới chợ nông thôn, phát triển mạnh mạng lưới giao thông đường thuỷ, đường bộ để mở rộng khả năng tiêu thụ hàng hoá.

+ Đẩy mạnh việc xây dựng các hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để thực hiện việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá đối với hộ nông dân. Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh về chế biến và thương mại thuộc các thành phần kinh tế thực hiện ký hợp đồng tiêu thụ với các HTX hoặc ký trực tiếp với nông dân, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

3.3.7.4. Về lao động và việc làm

+ Tạo điều kiện cho các ngành nghề truyền thống phát triển: Bên cạnh

việc khôi phục một số ngành nghề truyền thống như đóng mới và sửa chữa tàu thuyền ở Hà An, đan lát ngư cụ ở Nam Hoà, làm bánh bún ở Hiệp Hoà… cần thực hiện cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HTX đào tạo nghề, phát triển nghề và tổ chức cho lãnh đạo các xã, các hộ sản xuất đi thăm quan các mô hình đan lát xuất khẩu, nghề thêu ren, móc sợi ở một số tỉnh để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong huyện.

+ Đẩy mạnh công tác thông tin và phổ biến kiến thức cho nông dân, trước

hết là kiến thức về sản xuất nông nghiệp, về ngành nghề, dịch vụ, về thị trường tiêu thụ, về văn hoá, lối sống, môi trường… để mọi người có cơ hội, khả năng

tạo việc làm, chủ động, sáng tạo tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống của mình.

+ Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức huyện, xã những kiến

thức về quản lý kinh tế, thị trường, sản xuất nông nghiệp. Xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý các HTX và các tổ chức kinh tế hợp tác.

+ Có chủ trương khuyến khích, chính sách đãi ngộ để thu hút lực lượng

giáo viên, cán bộ kỹ thuật về nông nghiệp, cán bộ quản lý… về công tác ở nông thôn.

KẾT LUẬN

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia, nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam. Đây là khu vực sản xuất chủ yếu, đảm bảo đời sống và việc làm cho xã hội, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế, cung cấp nguồn nhân lực và nguồn tích luỹ cho quá trình phát triển đất nước. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cho nông sản.

Trong 6 năm qua, huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm còn 44,9%, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ tăng lên 55,1%). Sản xuất nông nghiệp của huyện tăng trưởng cao và cơ cấu kinh tế nông – lâm – thuỷ sản có sự chuyển dịch tích cực, đúng hướng: tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản, cơ cấu sản phẩm ngày càng đa dạng… Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn còn nhiều tồn tại, ngành chăn nuôi, thuỷ sản chưa khai thác tốt các tiềm năng sẵn có, cơ cấu kinh tế nông nghiệp có chuyển dịch nhưng còn chậm, việc tiêu thụ nông sản hàng hoá còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập và đời sống nông dân còn thấp.

Vì vậy, việc tăng cường quản lý Nhà nước, tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy sự phát triển và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Yên Hưng là rất cần thiết. Trong đó, có thể kể đến một số giải pháp quan trọng như đổi mới và kiện toàn bộ máy tổ chức của các cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp ở huyện, xã; xây dựng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức; xây dựng quy hoạch phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tê nông nghiệp; thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ và ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng; triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới.

Trong thời gian ngắn, phạm vi khảo sát chỉ dừng trong địa bàn huyện nên luận văn chưa đủ điều kiện để phát hiện những vấn đề mới cho lý luận cũng như chưa khái quát được toàn diện mọi mặt của hoạt động quản lý Nhà nước về nông nghiệp mà chỉ xin trình bày thực trạng và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng. Mặc dù đã cố gắng song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của các thầy cố và các bạn để luận văn này được hoàn chỉnh hơn.

PHỤ LỤC

Biểu 1: Diện tích – Năng suất – Sản Lượng 1 số cây trồng chính của huyện Yên Hưng thời kỳ 2005 – 2006.

Lúa

Ngô Khoai Mía Lạc

Tổng số ĐXChia raMùa 1. Diện tích (ha) 2005 10.689,0 4.917,6 5.771,4 267,6 709,6 67,0 159,6 2006 10.663,9 4.903,4 5.760,5 176,3 667,7 40,7 135,6 2. Nsuất (tạ/ha) 2005 49,3 53,9 45,5 34,3 57,9 500,5 14,5 2006 48,1 55,4 41,8 35,2 56,3 494,6 17,1 3. Slượng (tấn) 2005 52.691,9 26.509,8 26.182,1 917,3 4.112,1 3.353 231,4 2006 51.255,4 27.151,3 24.104,1 620,2 3.757,4 2.013 231,8

Biểu 2: Tình hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông – lâm – thuỷ sản tại huyện Yên Hưng.

Tiêu chí ĐVT 2001 2004 2005 2006 1. Tổng nhân lực Người 65.543 70.109 70.530 70.768

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện yên hưng tỉnh quảng ninh, thực trạng và giải pháp (Trang 90 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w