Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyệnYên Hưng 1 Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện yên hưng tỉnh quảng ninh, thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 41)

2.2.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Sau 20 năm đổi mới, kinh tế nông thôn ở nước ta nói chung và ở huyện nói riêng có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ

trọng công nghiệp và dịch vụ; hướng chuyển dịch trong nông nghiệp là giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng giá trị chăn nuôi và thuỷ sản.

Bằng sự cố gắng nỗ lực, kết hợp sức mạnh của hệ thống chính trị và của toàn dân, phát huy nội lực, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh có được, huy động và tập trung các nguồn lực đầu tư cho kinh tế – xã hội nên những năm qua, kinh tế – xã hội huyện Yên Hưng liên tục tăng, thể hiện ở giá trị tổng sản phẩm của huyện qua các năm luôn tăng.

Bảng 1: Giá trị tổng sản phẩm của huyện (theo giá cố định năm 1994).

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Hưng.

Nhìn chung, từ năm 2001 – 2006, giá trị tổng sản phẩm của huyện không ngừng tăng từ 726.063 triệu đồng lên 1.182.800 triệu đồng, tăng 456.737 triệu đồng, tức tăng gấp 1,63 lần. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 1,65 lần; giá trị công nghiệp – xây dựng tăng, giảm không đều, sau 6 năm giảm 5.250 triệu đồng; đặc biệt, giá trị sản phẩm ngành thương mại – dịch vụ – du lịch tăng mạnh nhất, gấp 8 lần so với năm 2001. Điều đó chứng tỏ sự trỗi dậy mạnh mẽ cuả ngành thương mại – dịch vụ – du lịch trong toàn nền kinh tế huyện.

Sự chuyển biến giá trị sản phẩm giữa các ngành kinh tế đã cho thấy tương đối rõ nét sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Yên Hưng từ năm 2001 - 2006.

Chỉ tiêu 2001 2004 2005 2006

Giá trị tổng sản phẩm 726.063 1.014.677 1.041.600 1.182.800 Nông nghiệp

Trong đó: + Chăn nuôi + Trồng trọt + Thuỷ sản + Lâm nghiệp 308.618 54.345 131.485 98.934 23.854 478.864 80.200 154.952 208.800 28.400 495.000 82.470 158.895 234.500 33.000 509.000 98.00 156.000 245.000 10.000

Công nghiệp – xây dựng 380.050 420.754 313.100 374.800

Bảng 2: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Yên Hưng

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2001 2004 2005 2006

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0

Nông nghiệp 42,5 47,2 47,5 43,0

Công nghiệp – xây dựng 52,3 41,5 30,1 31,7

Thương mại – dịch vụ – du lịch. 5,2 11,3 22,4 25,3

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Hưng.

Nếu như những năm 90 trở về trước, ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng ưu thế trong cơ cấu kinh tế của huyện thì từ năm 2000 huyện đã tăng cường thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Nhờ đó, tỷ trọng của ngành nông nghiệp bắt đầu giảm xuống còn 42,5% (năm 2001). Tuy nhiên, đến năm 2005, tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng lên (đạt 47,5%) và tới năm 2006 giảm xuống còn 43% song vẫn còn cao hơn tỷ trọng năm 2001 là 0,5%.

Huyện Yên Hưng cũng như nhiều địa phương khác tại Việt Nam, trong giai đoạn đầu thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đều chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng. Năm 2001, công nghiệp – xây dựng chiếm 52,3% tỷ trọng các ngành kinh tế tại huyện với sự có mặt của trên 696 cơ sở sản xuất công nghiệp và nhiều công trình xây dựng trọng điểm như cầu Sông Chanh, chợ Rừng, Uỷ ban nhân dân huyện…

Song từ năm 2001, tỷ trọng ngành này giảm mạnh. Đến năm 2005, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế huyện còn 30,1% (giảm 22,2%) so với năm 2001. Năm 2006, tỷ trọng ngành này có tăng nhưng không đáng kể và vẫn còn thấp so với năm 2001 (chỉ chiếm 31,7%, tăng 1,6% so với năm 2005, giảm 20,6% so với năm 2005). Nguyên nhân chủ yếu do giá trị sản xuất của một số đơn vị công nghiệp trên địa bàn giảm sút vì thiếu nguyên liệu, thị trường, đổi mới mô hình quản lý nên sản xuất gặp nhiều khó khăn như công nghiệp chế biến thuỷ sản, xí nghiệp sản xuất khung xe máy và lắp ráp xe máy… Ngoài ra còn do đến năm 2004, nhiều công trình trọng điểm đã hoàn thành mà chưa có công trình kế cận làm giảm giá trị ngành xây dựng. Tuy nhiên, sự giảm sút này chỉ mang tính tạm thời.

Mặc dù Yên Hưng là một huyện chủ yếu phát triển nông nghiệp nhưng trong những năm gần đây, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng có những bước phát triển mới với sự ra đời của hàng loạt các công ty, xí nghiệp như: Công ty chế biến thuỷ sản Phú Minh Hưng, Công ty TNHH Vân Đồn và Công ty Thương mại Ngọc Hà chuyên chế biến thức ăn gia súc, Công ty Cổ phần tàu thuỷ Sông Chanh… đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân và góp phần phát triển kinh tế huyện. Đặc biệt, Yên Hưng còn hình thành các khu công nghiệp tập trung như khu Công nghiệp Đông Mai, cụm Công nghiệp Hà An… Một số đơn vị từ quy mô sản xuất nhỏ bé đã mạnh dạn đổi mới quản lý, đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại, vươn lên là đơn vị tiêu biểu trong lĩnh vực ngành của tỉnh về năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm như: Công ty Cổ phần đóng tàu Thuỷ An đã đóng được tàu 3000 tấn, năng lực sản xuất tăng gấp 5 lần so với năm 2000, Công ty Cổ phần Hạ Long I – VIGLACERA nâng công suất từ 5 triệu viên gạch/ năm lên trên 80 triệu viên/ năm… Việc chuyển giao khoa học công nghệ trong công nghiệp cũng được huyện chú trọng như: chuyển giao công nghệ phun cát làm sạch vỏ tàu, máy phóng dạng, máy phun sơn trong công nghiệp đóng tàu, công nghệ sản xuất gạch tuynen trong công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng… Nhờ vậy, ngành công nghiệp của huyện hoạt động năng suất hơn, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng hơn.

Qua đó có thể thấy, mặc dù tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng của huyện trong 3 năm gần đây có giảm song với tiềm năng về công nghiệp (nhất là công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp đóng tàu), cùng với sự nỗ lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của chính quyền huyện, ngành công nghiệp – xây dựng sẽ phát triển hơn nữa và chiếm tỷ trọng cao hơn nữa trong cơ cấu kinh tế huyện Yên Hưng.

Kết quả nổi trội nhất sau 6 năm đầu thế kỷ thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện là tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ – du lịch không ngừng tăng mạnh. Điều này cũng phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới: chuyển từ khu vực sản xuất vật chất sang khu vực sản xuất phi vật chất.

Trong 6 năm, giá trị sản phẩm ngành thương mại – dịch vụ – du lịch tăng 8 lần thì tỷ trọng của ngành này tăng trên 20%. Đây thực sự là một bước đi dài trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Từ năm 2001 – 2006, số cơ sở kinh doanh thương mại – dịch vụ – du lịch trên địa bàn huyện tăng từ 1.797 lên 5.020 cơ sở, tăng 2,8 lần. Trong đó, các cơ sở thương mại chiếm ưu thế và tăng mạnh nhất với khoảng 3.523 cơ sở (năm 2006) tăng 2,55 lần so với năm 2001, chiếm 70,2% tổng số các cơ sở kinh doanh thương mại – dịch vụ – du lịch.

Năm 2006, giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ – du lịch đạt khoảng 170.000, riêng ngành kinh doanh vận tải đạt khoảng 36.280 triệu đồng. Trong 2 năm qua, để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, Ban Quản lý Bến xe huyện Yên Hưng đã khai trương thêm nhiều tuyến xe đường xa như Quảng Yên – Móng Cái, Liên Vị – Cái Rồng, Quảng Yên – Hà Nội giúp nhân dân đi lại thuận tiện hơn. Cũng phải khẳng định rằng, nhờ sự đầu tư và phát triển hệ thống giao thông, nhất là việc hoàn thành cây cầu sông Chanh nối liền 2 vùng Hà Bắc và Hà Nam đã giúp xe cộ lưu thông thuận lợi, tạo điều kiện cho ngành dịch vụ vận tải phát triển mạnh, và hơn hết là phục vụ tốt hơn cho nhân dân địa phương. Ngoài ra, huyện còn có tiềm năng phát triển vận tải ven sông biển.

Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung vào việc quy hoạch, xây dựng chương trình phát triển các ngành dịch vụ, từng bước đầu tư hạ tầng phát triển du lịch. Huyện cũng chủ trương tôn tạo lại các di tích lịch sử như Bãi cọc Bạch Đằng, Miếu Vua Bà, Đền thờ Trần Hưng Đạo, các lễ hội truyền thống như lễ hội Tiên Công, các trò chơi dân gian như cờ người, đánh đu, chọi gà… kết hợp khai thác, quản lý các danh thắng trong vùng như Thác Mơ, rừng thông Yên Lập… nhằm thu hút khách tham quan khắp nơi và thúc đẩy ngành du lịch huyện phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên đây là những thuận lợi cho ngành thương mại – dịch vụ – du lịch huyện Yên Hưng không ngừng phát triển và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Yên Hưng qua các năm được biểu diễn cụ thể qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế huyện Yên Hưng qua các năm

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế huyện Yên Hưng thời kỳ 2001 – 2006 đã có sự chuyển dịch đúng định hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và ngành thương mại – dịch vụ – du lịch. Kinh tế – xã hội toàn huyện phát triển khá, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu còn chậm. Tỷ trọng ngành nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng tăng, giảm không đều. Tỷ trọng ngành nông nghiệp còn cao (43%) trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng lại giảm nhiều.Vì vậy, đây là vấn đề quan trọng đòi hỏi chính quyền huyện quan tâm, có biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện.

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lao động của huyện cũng có những thay đổi.Yên Hưng có số dân khoảng 136.150 người, trong đó, số người trong độ tuổi lao động là trên 70 vạn người, tạo cho huyện lực lượng lao động xã hội dồi dào. Trong những năm qua, số người tham gia lao động trực tiếp trên địa bàn huyện liên tục tăng:

Bảng 3: Tổng số người tham gia lao động trực tiếp trên tại huyện.

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Hưng

Như vậy, tổng lao động của huyện sau 6 năm tăng 5.225 người. Năm 2006, tổng số lao động toàn huyện là 70.768 người, chiếm 52% dân số. Tỷ số phụ thuộc chung (tỷ số giữa những người ở độ tuổi phụ thuộc – dưới 15 tuổi và trên 60 tuổi – so với những người trong độ tuổi lao động) của Yên Hưng khoảng 0,92, tức là cứ 1 người lao động nuôi 1 người. Nhờ vậy, đời sống của nhân dân trong huyện cũng bớt khó khăn, từng bước được ổn định và cải thiện hơn.

Trong những năm qua, lực lượng lao động trực tiếp trong các ngành kinh tế tại huyện có sự thay đổi như sau:

- Yên Hưng là một huyện thuần nông nên phần lớn lao động tham gia nông nghiệp, chiếm 75,7% tổng lao động toàn huyện. Tuy nhiên, cùng với việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, số lao động trực tiếp ngành này tại huyện có xu hướng giảm từ 56.777 – 53.557 người (giảm 3.220 người). Mặc dù lao động ngành nông nghiệp nói chung giảm nhưng lao động làm việc trong ngành thuỷ sản tăng thêm 2.636 người chứng tỏ sự phát triển ngày càng mạnh của ngành thuỷ sản.

- Trong khi đó, lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng. Lao động trong ngành công nghiệp tăng 2,3 lần. Lao động trong ngành dịch vụ tăng 1,8 lần. Sự gia tăng lao động trong hai ngành này là tất yếu và phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ của huyện và dự báo những năm tiếp theo lao động trong hai ngành này sẽ tăng cao.

Theo đó, cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế có sự thay đổi như sau: - Tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp giảm từ 86,6% xuống 75,7% (giảm 10,9%).

Tiêu chí 2001 2004 2005 2006

Tổng lao động 65.543 70.109 70.530 70.768

Lao động trong nông nghiệp Trong đó, lao động thuỷ sản

56.777 7.364 54.030 8.900 54.583 9.000 53.557 9.000 Lao động trong CN – XD 2.768 5.850 6.450 6.461 Lao động trong TM – DV - DL 5.998 10.201 10.500 10.750

- Tỷ lệ lao động ngành công nghiệp tăng từ 4,2% lên 9,1% (tăng 5,1%). - Tỷ lệ lao động ngành dịch vụ tăng từ 9,2% lên 15,6% (tăng 6,4%).

Năm 2001 Năm 2006

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện yên hưng tỉnh quảng ninh, thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 41)