Đánh giá chung về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện yên hưng tỉnh quảng ninh, thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 72)

II. Đất trồng cây lâu năm 22,0 0,2 7,8 0,

2.3. Đánh giá chung về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng

2.3.1. Ưu điểm

Nhìn chung, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp tại huyện tương đối rõ nét. Chương trình chuyển dịch cơ cấu giống, mùa vụ, vật nuôi, cây trồng đã có bước tiến bộ đáng kể. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,5%/ năm.

Công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành đã được quan tâm xây dựng. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông – lâm – thuỷ sản, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có nhiều tiến bộ. Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn có nhiều cố gắng, đã tranh thủ được nhiều nguồn vốn (xem phụ bảng 3 kèm theo). Nhiều cơ chế chính sách được ban hành tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế xã hội nông nghiệp, nông thôn phát triển (chính sách đất đai, chính sách tín dụng ngân hàng, chính sách hỗ trợ tiếp thị và mở rộng thị trường…). Sự nghiệp văn hoá xã hội có nhiều khởi sắc,

đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ nét, niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước được củng cố.

2.3.2. Tồn tại

Mặc dù việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu như trên nhưng nói chung vẫn còn chậm và thiếu đồng bộ. Tuy đã đạt được một số chỉ tiêu về năng suất, sản lượng nhưng chất lượng và giá trị sản phẩm chưa đạt được mục tiêu sản xuất hàng hoá để đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Việc triển khai một số biện pháp lớn của cấp huyện còn chậm như: Công tác quy hoạch còn chậm so với tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. Quy hoạch chi tiết các loại rau màu trong vùng trọng điểm còn chậm được triển khai, các hộ sản xuất còn mang tính tự phát. Quy hoạch vùng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản đã được triển khai nhưng tiến độ còn chậm (mới chuyển đổi được trên 246 ha/500 ha cần chuyển đổi), một số địa phương không thực hiện quy hoạch để các hộ chuyển đổi tự phát dẫn đến các ao nuôi không phù hợp với định hướng lâu dài.

Đầu tư cơ sở vật chất kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế – xã hội nông nghiệp, nông thôn tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra. Một số dự án đầu tư cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp tốc độ đô thị hoá và hiện đại hoá nông thôn, nợ đọng trong xây dựng cơ bản còn nhiều, nhiều địa phương khó khăn trong khả năng thanh toán.

Các nguồn lực, lợi thế của huyện chưa được khai thác, phát huy mạnh mẽ nên sự phát triển của nhiều ngành trong nền kinh tế nói chung và trong nông nghiệp nói riêng chưa tương xứng với tiềm năng.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện yên hưng tỉnh quảng ninh, thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w