Phương hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng đến năm

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện yên hưng tỉnh quảng ninh, thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 84)

- Thu nhập bình quân đầu người tăng 1,8 lần so với năm 2005.

3.2.3.Phương hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng đến năm

Thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa IX về “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010” và các Nghị quyết của huyện ủy về việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huyện Yên Hưng tiếp tục thực hiện có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu trong nông – lâm – thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng giá trị trên đơn vị diện tích, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Từng bước xây

dựng thương hiệu sản phẩm hàng hoá cho nông dân. Phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường. Hình thành rõ nét và có cơ chế, chính sách cho vùng sản xuất tập trung như: Vùng lúa cao sản, đặc sản; vùng rau an toàn; vùng trồng hoa; vùng nuôi thuỷ sản thâm canh; vùng chăn nuôi bò, gia cầm… Phát triển mạnh các ngành nghề truyền thống và các dịch vụ khu vực nông thôn để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động.

3.2.3.1. Cây lương thực

+ Cây lúa:

Trong thời gian tới, lúa vẫn là cây trồng chính, đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân trong huyện. Huyện thực hiện tốt công tác thau chua rửa mặn, nâng độ phì nhiêu của đất đồng thời đẩy mạnh việc dồn đổi ruộng đất để phát triển sản xuất lúa tập trung. Định hướng phát triển cây lúa đến năm 2010 có diện tích gieo trồng 11.000 ha, năng suất bình quân đạt 52,4 tạ/ ha, tổng sản lượng lúa đạt từ 55.000 – 60.000 tấn.

Trong sản xuất lúa, chủ yếu dựa vào thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để lai tạo và gieo trồng những giống lúa mới cho năng suất và chất lượng cao, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cho thích hợp với điều kiện tự nhiên để đáp ứng có hiệu quả, đa dạng thị trường tiêu thụ. Khuyến khích xen canh tăng vụ, mở rộng diện tích rau vụ đông, nâng hệ số quay vòng đất đến năm 2010 lên 2,6 lần/ năm, giảm áp lực sâu bệnh trên lúa và đa dạng hoá cây trồng. Một số xã sản xuất lúa kém hiệu quả chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc trồng hoa màu đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài ra, huyện còn quy hoạch một số vùng sản xuất lúa đặc sản có giá trị cao và những cánh đồng 50 triệu/ha nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.

Yên Hưng có một diện tích đất trồng lúa được phù sa bồi tụ, bị nước mặn xâm nhập được nhân dân khoanh vùng đắp đê, khai hoang, cải tạo qua nhiều thế hệ nên đồng ruộng phì nhiêu tươi tốt. Vì vậy, trong những năm tới, huyện Yên Hưng cần tiếp tục đầu tư hệ thống đê đập và kênh mương để thau chua rửa mặn, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đầu tư kiên cố hoá kênh mương với tổng kinh phí trên 13 tỷ đồng, đồng thời, tiếp tục cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Yên

Lập. Phấn đấu đến năm 2010, cơ bản hoàn thành kênh tưới tiêu nội đồng. Tỉnh, huyện Yên Hưng cũng quan tâm chỉ đạo và đầu tư với số lượng kinh phí lớn cho việc tu bổ đê và phòng chống lụt bão.

+ Cây ngô:

Để đáp ứng nhu cầu ngô phục vụ cho chế biến thức ăn gia súc, định hướng của huyện là phát triển cây ngô lai ngắn ngày, luân canh với cây lúa với diện tích khoảng 1.200 ha và sản lượng đạt 702 tấn (năm 2010).

Để giữ độ phì nhiêu của đất, trên diện tích trồng ngô lai dự kiến trồng xen canh các loại cây công nghiệp ngắn ngày như đỗ tương, cây lạc, mía…

+ Cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu:

Để chuyển dịch cơ cấu cây trồng góp phần khai thác tốt tiềm năng đất đai và lao động, đa dạng hoá sản phẩm, huyện Yên Hưng định hướng phát triển các loài rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày như sau:

Duy trì diện tích trồng mía, lạc trên 200 ha ở vùng Hà Nam, xã Sông Khoai… khi có đầu ra, giá cả hợp lý hơn sẽ tăng quy mô diện tích trồng theo nhu cầu của thị trường vì huyện còn nhiều tiềm năng phát triển loại cây này.

Phát triển vùng chuyên canh rau màu dọc Quốc lộ 10, tập trung ở các xã Cộng Hoà, Tiền An với những loại rau thích hợp nhất như rau ăn lá, rau gia vị, dưa gang… để cung cấp cho thành phố Hạ Long và những vùng lân cận. Đến năm 2010, huyện tiếp tục quy hoạch và phát triển các vùng trồng rau sạch tập trung vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của thị trường và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Mở rộng diện tích trồng rau toàn huyện lên 400 ha với khoảng 20 tấn rau sạch/ ngày cho thị trường trong huyện và toàn tỉnh.

+ Cây ăn quả:

Đời sống con người ngày càng nâng cao thì nhu cầu sử dụng các loại trái cây sẽ tăng lên cả về số lượng và chất lượng vì hoa quả có nhiều vitamin và chất khoáng rất có lợi cho sức khoẻ. Để khai thác tốt tiềm năng và đáp ứng nhu cầu thị trường, huyện Yên Hưng định hướng phát triển cây ăn quả như sau:

Tiếp tục đầu tư thâm canh, cải tạo giống, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, đảm bảo trồng cây ăn quả cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Cải tạo hết diện tích vườn tạp còn lại, mở rộng diện tích vườn ở những vùng trồng cây hàng năm hiệu quả thấp, vùng đồi thấp trong huyện.

Phát triển đa dạng các loại cây ăn quả và xây dựng các vùng chuyên canh cây trái có quy mô lớn như vùng trồng vải Minh Thành, xoài ở Yên Giang, nhãn ở Cộng Hoà và một số vùng trồng chuối, chanh, na… Dự kiến đến năm 2010, diện tích trồng cây ăn quả khoảng 481 ha.

3.2.3.2. Ngành chăn nuôi

Chăn nuôi là hướng phát triển quan trọng, lâu dài trong sản xuất nông nghiệp, là một nghề truyền thống lâu đời gắn với trồng trọt và kinh tế gia đình, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.

Ngành chăn nuôi của huyện Yên Hưng phải giải quyết tốt nhu cầu thực phẩm cho người dân trong huyện, cung cấp cho các vùng trong tỉnh và khu vực. Muốn vậy, phải phát triển chăn nuôi và từng bước đưa thành ngành sản xuất chính, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp (trên 50%), trọng tâm là phát triển nuôi lợn, bò, vịt; thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá.

Định hướng phát triển chăn nuôi trong tương lai như sau:

• Đối với nuôi lợn: là con vật được nuôi từ lâu đời của người nông dân, là thế mạnh trong ngành chăn nuôi của huyện và sẽ tiếp tục được đầu tư để nâng tổng đàn lợn lên trên 70.000 con vào năm 2010. Đồng thời, huyện tiếp tục thực hiện tốt chương trình cải tạo giống lợn theo hướng nạc hoá, giảm tỷ lệ tiêu tốn thức ăn, tăng trọng nhanh để đáp ứng nhu cầu thị trường, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh. Áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phục vụ cho ngành chăn nuôi lợn như: thú y, chế biến thức ăn, quy trình chăn nuôi… Phát triển đồng thời 2 loại hình về quy mô chăn nuôi lợn là chăn nuôi tập trung với tổng đàn lợn lớn theo quy trình bán công nghiệp, công nghiệp ở các hộ có điều kiện và các hợp tác xã chăn nuôi với chất lượng sản phẩm cao và đồng đều, phục vụ cho tiêu thụ của thành phố Hạ Long và những vùng lân cận. Bên cạnh đó, phát triển chăn nuôi quy mô nhỏ ở hộ gia đình nhằm tận dụng

những phụ phẩm nông nghiệp với năng suất, chất lượng từ trung bình đến khá phục vụ nhu cầu tại chỗ.

• Đối với chăn nuôi bò: Nhu cầu tiêu thụ thịt bò sẽ ngày càng gia tăng trong cơ cấu bữa ăn khi mức sống con người được nâng lên. Trong thời gian tới, huyện Yên Hưng cần tăng cường phát triển đàn bò do huyện có nhiều đồng cỏ (ở các xã Hoàng Tân, Sông Khoai, Hiệp Hoà…), lại có nguồn thức ăn dồi dào từ công nghiệp chế biến và từ trồng trọt… là những tiềm năng lớn cần phát huy tốt hơn nữa. Dự kiến đến năm 2010, tổng đàn bò toàn huyện có quy mô trên 7.500 con và sẽ là nguồn thực phẩm cung cấp cho nhân dân trong vùng và tiêu thụ bên ngoài.

• Đối với gia cầm: chủ yếu là con gà và vịt. Những năm trước, gia cầm chủ yếu được nuôi thả nhà, ao vườn nhưng nay được nuôi tập trung theo phương pháp công nghiệp nhằm kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm mà chất lượng vẫn tốt, khả năng cạnh tranh cao so với một số vùng xung quanh. Nhìn chung, chăn nuôi gia cầm có xu hướng phát triển mạnh trong những năm tới. Dự kiến đến năm 2010, tổng đàn gia cầm toàn huyện khoảng 405.000 con.

Trong lĩnh vực chăn nuôi thì chăn nuôi gia đình vẫn là hình thức chăn nuôi chủ yếu để tạo ra các sản phẩm thịt, trứng đáp ứng nhu cầu vì nó tận dụng được đất đai, thức ăn, lao động, nguồn vốn và các nguồn lợi khác mà ở quy mô lớn khó có thể sử dụng được. Tuy nhiên, khi các xí nghiệp chăn nuôi tư nhân, quốc doanh phát triển tốt thì chăn nuôi gia đình có thể sẽ trở thành các vệ tinh chăn nuôi gia công mang tính chất chuyên môn hoá hơn.

3.2.3.3. Ngành thuỷ sản

Trong tương lai, thuỷ sản sẽ trở thành ngành xuất khẩu lớn nhất trong ngành nông nghiệp của Việt Nam. Đây cũng là ngành có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với Yên Hưng, tiềm năng phát triển thuỷ sản còn rất lớn với diện tích mặt nước ngọt trên sông, ao đầm, ruộng lúa, trong đó còn đến 8.362,7 ha diện tích mặt nước chưa sử dụng có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

Ngành thuỷ sản của huyện sẽ được đầu tư phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cơ cấu nông – lâm – thuỷ sản, giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng 11%/ năm, để từng bước trở thành ngành sản xuất quan trọng của huyện. Định hướng phát triển thuỷ sản đến năm 2010 của huyện Yên Hưng:

+ Đối với lĩnh vực nuôi trồng: phải được đầu tư mở rộng để tăng trưởng

nhanh và nâng dần tỷ trọng trong cơ cấu ngành thuỷ sản. Phát triển thuỷ sản theo hướng nuôi đa dạng giống loài với nhiều hình thức nuôi đảm bảo hiệu quả và bền vững, phát triển diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh tạo thành các vùng nuôi tập trung một cách hợp lý. Yên Hưng có diện tích đất bãi triều khoảng 12.000 ha, thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản có đê cống. Ngoài ra, còn có thể tận dụng diện tích nước sâu, trũng có đủ điều kiện ở các cửa sông như Sông Hốt, Đầu đá, Sông Rút để nuôi cá lồng bè (dự kiến toàn huyện có từ 4 – 6 lồng bè ở xã Liên Vị và Hiệp Hoà). Cần tận dụng diện tích bãi triều ven sông, ven đê, ven đầm để nuôi trồng thuỷ sản không đê cống (khoảng 200 ha) gồm các loài nhuyễn thể như sò huyết, hầu hà ở các xã Hoàng Tân, Hà An, Liên Hoà, Yên Hưng.

Ưu tiên đầu tư nuôi trồng các loại thuỷ sản đặc sản có giá trị cao như sò huyết, cá vược, tôm he chân trắng, mực, cua bể, rau câu… ở một số xã vùng Hà Nam, Hà An… để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Công tác nuôi trồng thuỷ sản phải được xây dựng thành một hệ thống đồng bộ, hợp lý ở các khâu: giống – kỹ thuật – thức ăn – phòng trị bệnh để giúp người dân an tâm nuôi trồng có hiệu quả và tránh được rủi ro trong sản xuất. Trong đó, chú trọng phát triển đồng bộ các cơ sở sản xuất giống để đáp ứng yêu cầu phát triển của người dân và công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và xây dựng mô hình thí điểm.

Dự kiến đến năm 2010, diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện là 8.807 ha, trong đó, nuôi nước ngọt là 700 ha; nuôi nước lợ: 7.907 ha; nuôi bè bãi: 200 ha. Sản lượng đạt 6.000 tấn.

+ Đối với lĩnh vực khai thác: Từ nay đến năm 2010, huyện tiếp tục củng

phương tiện khai thác tuyến nửa lộng, nửa khơi phù hợp với khả năng của ngư dân…

Đồng thời, huyện cần quản lý và xử lý nghiêm theo pháp luật những trường hợp dùng hoá chất độc, xung điện để đánh bắt thuỷ sản mang tính huỷ diệt, kết hợp với việc tiến hành tốt các biện pháp đảm bảo cho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, khai thác hợp lý nhằm cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.

Dự kiến sản lượng khai thác thuỷ sản đến năm 2010 đạt 11.000 tấn.

Huyện cũng đầu tư phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá và nâng cao năng lực chế biến, tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản. Phát triển mạnh xuất khẩu thuỷ sản đồng thời mở rộng tiêu thụ nội địa sản phẩm thuỷ sản qua chế biến.

Tóm lại, từ nay đến năm 2010, ngành thuỷ sản huyện Yên Hưng sẽ tiếp

tục phát triển và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản – trong nuôi trồng, tăng tỷ trọng nuôi cá và tôm, kết hợp với việc bảo vệ tốt và khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.

3.2.3.4. Ngành lâm nghiệp

Để tăng độ che phủ của rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện có, nhất là rừng phòng hộ đặc dụng, rừng ngập mặn ven biển để bảo vệ môi trường và đê điều, Yên Hưng tiếp tục triển khai thực hiện tốt chương trình trồng mới 5.000 ha rừng.

Quản lý, bảo vệ, trồng bổ sung mới thêm cây sú, vẹt ở khu vực phòng hộ ở các xã ven sông, ven biển như Hà An, Tiền An, Hoàng Tân và các xã khu vực Hà Nam, đặc biệt là rừng phòng hộ Yên Lập đảm bảo an toàn cho đời sống và sản xuất của nhân dân trong huyện.

Chăm sóc, bảo vệ và khai thác theo chu kỳ hợp lý diện tích rừng sản xuất (chủ yếu là rừng thông khai thác nhựa). Đặc biệt là tập trung đầu tư các chương trình, thiết bị để chống cháy rừng, kết hợp chăn nuôi dê, bò trên diện tích rừng thông ở xã Hoàng Tân, Minh Thành. Căn cứ vào tiềm năng đất đai và mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của huyện đến năm 2010, huyện Yên Hưng sẽ tiến hành chuyển một phần diện tích rừng sản xuất sang trồng cây ăn quả (khoảng

49,35 ha), chuyển sang đất chuyên dùng, đất ở… Dự kiến đến năm 2010, diện tích rừng sản xuất là 2.520,91 ha.

3.3. Một số giải pháp chủ yếu thúcddaayr chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp huyện Yên Hưng

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện yên hưng tỉnh quảng ninh, thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 84)