Bên cạnh, môi trường học tập và học cụ giữ vai trò quan trọng, qua kinh nghiệm tiếp xúc với học cụ trẻ tự học và khám phá kiến thức và khả năng của mình.. • Trẻ học qua thử nghiệm với họ
Trang 1QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC MONTESSORI
Trình bày: Ths Nguyễn Thị Ngọc Dung
I GIỚI THIỆU VỀ MONTESSORI
Là một quá trình Giáo Dục do tiến sĩ Montessori nghiên cứu và khám phá ở trẻ Bà thành lập Trường mẫu giáo đầu tiên tại Roma vào 1907 Sau này phương pháp Montessori được nhân rộng ra nhiều nước từ mẫu giáo đến cấp I, II, và III
Montessori đặt nền tảng tự do, nhu cầu, và hứng thú của trẻ trên hết Bên cạnh, môi trường học tập và học cụ giữ vai trò quan trọng, qua kinh nghiệm tiếp xúc với học cụ trẻ tự học
và khám phá kiến thức và khả năng của mình Trong quá trình tiếp xúc với môi trường, trẻ học qua khám phá và đặc biệt trẻ học qua trải nghiệm và lỗi của mình
II DI SẢN CỦA MONTESSORI ĐỂ LẠI CHO GDMN
1 Triết học của Montessori
Triết học của Montessori xây dựng trên nền tảng trẻ phát triển và suy nghĩ khác với người lớn do đó Tiến sĩ Maria Montessori đấu tranh cho quyền lợi của trẻ và tôn trọng trẻ như một nhân vị, qua đó bà đã hình thành phương pháp
Trang 2hướng dẫn trẻ phát triển phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ
Qua nghiên cứu, Bà xác định rằng, học là tự nhiên và xẩy
ra vào đúng thời điểm của trẻ Và tất cả mọi trẻ đều có khả năng lĩnh hội Bà tin rằng mỗi trẻ sinh ra đều có những khả năng lĩnh hội, do đó GV giúp trẻ phát triển khả năng của trẻ cách trọn vẹn về thể lý, trí tuệ, tình cảm, và tinh thần
Qua đó Bà hình thành quan điểm Giáo Dục:
2 Đặc điểm của Montessori
Trang 33 Phương pháp sư phạm
• Trẻ tự chọn khu vực học và theo đuổi hứng thú của mình đến khi trẻ muốn đổi qua hoạt động khác
• Trẻ chủ động trong các hoạt động và làm chủ tình hình
• Học cụ và môi trường xung quanh giữ vai trò quan trọng trong quá trình trẻ lĩnh hội kiến thức
• Trẻ học qua thử nghiệm với học cụ
• Trẻ lập lại các các hoạt động với học cụ cho đến khi nắm bắt được kiến thức
• Montessori không có hệ thống thi đua Nhưng đánh giá kết quả học tập của trẻ qua các kỹ năng kỹ sảo của mỗi cá nhân qua một thời điểm nhất định Bên cạnh nêu ra những hạn chế của trẻ để điều chỉnh
• Bà xác định rằng trẻ có khả năng lĩnh hội từ môi trường
Trang 4và tự hoàn thiện các kỹ năng Hiện tượng này thể hiện qua khả năng trẻ lập lại các hoạt động
• Trẻ làm chủ môi trường và chủ động trong việc học Qua
đó chuẩn bị trẻ tự lập và tự khám phá và tự sửa sai
• Phát triển chương trình dạy dưa trên khả năng lĩnh hội của trẻ Giáo viên phải thiết kế bài học linh hoạt và đa dạng theo trình độ riêng của từng trẻ
• Giai đoạn chuyển tiếp cách đều 3 năm, đây là mốc tuổi nhạy bén của quá trình phát triển:
VD: 0 - 3 tuổi, 3 - 6 tuổi, 6 - 9 tuổi, and 9 - 12 tuổi
4 Vai trò của Giáo viên
• Động viên trẻ cách tự quyết định cho mình
• Quan sát trẻ hoạt động với học cụ là cơ sở phát triển
chương trình học cho trẻ
• Yêu cầu phụ huynh cộng tác vào việc GD, chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh
• Hoạch ra tiêu chuẩn để xác định mốc phát triển của trẻ để chuẩn bị các bài tập và hoạt động phù hợp với trẻ nhằm tạo động cơ và thúc đẩy trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, kỹ
năng kỹ sảo
• Học cụ được GV dùng để hướng dẫn trẻ khám phá và
Trang 5phát triển tư duy cách logic
• Giáo Viên là người huớng dẫn và quan sát trẻ
• Giáo Viên giới thiệu học cụ cho trẻ và để trẻ tự thực hành (cụ thể) cho đến khi trẻ khám phá ra ý nghĩa (trừu tượng)
• Giáo Viên giúp trẻ tự lập và tự tin
• Giáo Viên để trẻ tự khám phá ra cái sai và tự sửa qua tiếp xúc với học cụ
• Học cụ được sắp xếp theo thứ tự, từ đơn giản đến phức tạp và sắp xếp theo môn học
• Mỗi học cụ cụ thể biểu hiện khái niệm (trừu tượng)
III Phương pháp GD dựa trên những cơ sở cụ thể của triết học Montessori
• Xu hướng phát triển: Phương pháp thực hành của
Montessori dựa trên nhu cầu và xu hướng phát triển của con người với các mục đích sau:
• Khám phá,
• Linh động,
• Chuyển động,
• Chia sẻ với nhóm,
• Tự lập
Trang 6• Học tự quyết định và có trách nhiệm với quyết định của mình, ngăn nắp,
• Nề nếp,
• Phát triển tính tự chủ,
• Phát triển óc tưởng tượng,
• Sáng tạo,
• Hình thành khái niệm trừu tượng dựa trên hoạt động với học cụ và kinh nghiệm,
• Làm việc cách tích cực,
• Tính tập trung cao,
• Tính kiên nhẫn và tò mò khám phá,
• Tự hoàn thiện và trân trọng cố gắng của mình
Phương pháp dạy (Teaching Method)
Trẻ học trực tiếp qua học cụ và các trẻ khác GV được đào tạo để dạy từng trẻ một hoăc một nhóm nhỏ
GV hướng dẫn trẻ các môn căn bản: toán, ngôn ngữ, nghệ thuật, thẩm mỹ và hướng dẫn trẻ nghiên cứu và khám phá, nhấn mạnh đến sự hứng thú của trẻ về môn học và góc học
cụ
GV hướng dẫn nhóm lớn chỉ khi bắt đầu năm học hoặc bắt
Trang 7đầu lớp mới và giảm từ từ đến khi trẻ tự lập Trẻ được quan sát và theo dõi qua GV Trẻ tự học qua sự tác động lớn của môi trường và những sinh hoạt hàng ngày
GV được đào tạo sâu và thực tập về những bài học căn bản với học cụ của các môn Vượt qua được kỳ thi thực hành và
lý thuyết Đòi hỏi GV xác định được sẵn sàng của trẻ theo tuổi, khả năng, hứng thú cho môn nào đó và hướng dẫn trẻ phát triển Mặc dầu GV chuẩn bị giáo án nhưng sẽ lệ thuộc vào sự hứng thú của trẻ
Tất cả các môn học hết hợp với nhau Trẻ học các môn theo bất cứ thứ tự nào trẻ chọn Bất cứ lúc nào trong ngày tất cả các môn đều được học ở mọi lứa tuổi
Thời gian học (The Schedule)
Có ít nhất 3 tiếng trẻ hoạt động với học cụ mỗi ngày, Gv không có quyền cắt ngang khi trẻ hứng thú với hoạt động của mình để theo hoạt động của lớp
Đánh giá
Không có hệ thống điểm cũng như thưởng phạt Sự đánh giá được thực hiện qua sự quan sát của GV và theo dõi mỗi ngày được ghi chép chi tiết cụ thể sự phát triển của trẻ
Trang 8Tiêu chuẩn đánh giá của trẻ dựa trên:
• thái độ
• hành vi
• kiến thức
• trẻ thấy hạnh phúc khi đến trường,
• trưởng thành trong quyết định và công việc,
• tử tế với mọi người,
• thích học và có độ tập trung cao khi làm việc,
• không bị ảnh hưởng bởi nhưng sinh hoạt khác
Đặc điểm Giáo Dục (Character Education)
Trẻ học kiến thức khái niệm qua môi trường và học cụ Bên cạnh trẻ học tự chăm sóc bản thân, người khác, môi trường, nấu ăn, làm vườn, xây dựng, đi đứng, chuyển động nhẹ nhàng, ăn nói lịch sự, tình nguyện làm các việc trong lớp Kết quả của phương pháp Montessori (The Results of
learning in this way)
Khi các nhu cầu của trẻ được đáp ứng, trẻ phát triển cân đối
về thể chất, trí tuệ, tâm lý Đặc biệt tạo động cơ trẻ hứng thú học và hoà nhã lịch sự với mọi người
Trang 9Sách tham khảo:
• Montessori, Maria: The Discovery of the Child ISBN 0-345-33656-9
• Montessori, Maria: The Montessori Method ISBN
0-8052-0922-0
• Montessori, Maria: The Secret of Childhood ISBN 0-345-30583-3
• Montessori, Maria The Montessori Method Scientific
Pedagogy As Applied To Childeducation In "The
Children's Houses" Copyright, 1912, by Frederick a Stokes Company
• Lillard, Angeline: Montessori: The Science behind the Genius ISBN 0-19-516868-2
• Montessori Programs in Public Schools ERIC Digest
Theo Sở Giáo Dục TP.HCM