Bình luận truyền hình Việt Nam trong tiến trình hội nhập

30 1.2K 4
Bình luận truyền hình Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bình luận truyền hình Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Bình luận truyền hình Việt Nam trong tiến trình hội nhập Mở Đầu Toàn cầu hoá và hội nhập là quá trình vận động mang tính hệ thống và khách quan trên phạm vi toàn cầu, bao trùm tất cả các mặt đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia trên toàn thế giới. Hiện tại, Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, điều này đánh dấu một bước phát triển cao hơn trong quá trình hội nhập - đây là kết quả tất yếu khi mà quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên mọi mặt, tác động tới toàn bộ sự phát triển của mỗi quốc gia. Nước ta đang trong tiến trình đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Trước bối cảnh lịch sử mới, chúng ta có những thời cơ mới song cũng phải đối mặt với những thách thức hết sức to lớn. Con đường phải vượt qua là phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường.Trước tình hình đó, truyền hình đã có những bước phát triển mới nhưng đồng thời cũng phải đối diện với những khó khăn. Liệu trong thế kỷ tới, truyền hình có còn như hiện nay không? Trả lời được câu hỏi này là chúng ta đã biết được tương lai của truyền hình trong kĩ nguyên số hoá. Kể từ khi tín hiệu radio đầu tiên được phát sóng vào thế kỷ 18, con người vẫn luôn luôn theo đuổi một mục đích duy nhất là phủ sóng cho nhiều người trên một diện tích rộng. Từ xa xưa đến nay vẫn luôn tồn tại u mơ cháy bỏng của con người là vượt qua khoảng cách về thời gian và không gian bị giới hạn bằng mắt và tai. Bởi vậy, người ta đã xây dựng rất nhiều trạm phát trên núi, nối liền các thành phố và thị trấn với nhau bằng những đường dây cáp như một tấm màng nhện khổng lồ, rồi sau đó đã tiến hành phóng vệ tinh vào quỹ đạo trái đất nhằm thực hiện ước mơ trên. Với những nỗ lực như vậy, trong thế kỷ này, những người ở cách xa nhau nửa vòng trái đất đã có thể cùng xem và cùng suy 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 ngẫm một vấn đề trong cùng một thời gian. Mắc Luhan gọi đó là ngôi làng toà cầu. Theo ông, camera và micro không chỉ đơn thuần là thiết bị điện tử, đó chính là biến thể( sự nối dài ) của con mắt và tai người, có khả năng thu nhận những sự kiện ở rất xa. Thông qua những biến thể này, một cá nhân có thể vượt qua được nền tảng chính trị cũng như văn hoá truyền thống của mình để cùng chia sẻ và thấu hiểu giá trị cũng như cách nhìn của những con người khác nhau trên thế giới. Những con người, những bộ tộc hoặc dân tộc đã lưu trữ lối sống cũng như nền văn hoá của mình trong một phạm vi hẹp qua hàng ngàn năm, nay đã có thể gia nhập ngôi làng toàn cầu nhờ vào bản chất của sóng điện từ. Bản chất đó có thể mô tả là khả năng truyền đến rất nhiều người một thông điệp cùng một thời gian. Cho dù có sự khác nhau về địa lý, về văn hóa, về nghề nghiệp người ta vẫn có thể hiểu ít nhất là những vấn đề cơ bản trong bức thông điệp đó. Tuy vậy, ngày nay con người đang mất dần hứng thú với truyền hình và họ chờ đợi một cái gì hơn thế nữa. Nhu cầu của họ đang chuyển từ những vấn đề dành cho quảng đại dân cư sang những vấn đề dành cho những cá nhân riêng lẻ. Hiện nay, chúng ta đang trong thời kỳ xây dựng một khuôn mẫu mới cho hoạt động thông tin liên lạc của con người. Ðó chính làmột môi trường phương tiện cho phép từng cá nhân liên lạc một cách thuận tiện vào bất kì lúc nào, bất kỳ ở nơi đâu qua phương tiện liên lạc trọn vẹn có chức năng hợp nhất mọi dạng phương tiện liên lạc. Sự ghép nối có tổ chức tạo nên sự linh hoạt giữa công nghệ mạng đang tạo ra một hệ thống liên lạc trọn vẹn mới cho phép vượt qua mọi trở ngại trong việc liên lạc giữa cá nhân với cộng đồng. Hệ thống mới này đồng thời cũng hợp nhất các phương tiện đã phát triển một cách độc lập với nhau trong quá khứ như : video, audio, text, liên lạc vô tuyến, hữu tuyến thành một phương tiện duy nhất. Chúng ta hãy xét xem môi trường mới với tên gọi là liên lạc trọn vẹn , sẽ thay đổi môi trường phương tiện hiện đại như thế nào? Thứ nhất, việc liên lạc giữa cá nhân, tổ chức và quảng đại dân cư trước đây được thiết lập theo nhiều cách khác nhau nay sẽ được hợp nhất bằnh hình 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 thức liên lạc trọn vẹn. Chúng ta đã vượt qua giai đoạn khởi đầu của hình thức liên lạc trọn vẹn khi mà chức năng xử lý và lưu giữ thông tin do máy tính đảm nhiệm, khả năng nối mạng do Internet đảm nhiệm, khả năng dịch vụ video do truyền hình đảm nhiệm và chức năng liên lạc do điện thoại đảm nhiệm. Ngày nay người ta có thể nối máy thu hình hoặc máy tính của mình vào mạng Internet và liên lạc với những người khác bằng lời thoại hoặc thông điệp audio, video. Không chỉ có vậy, ngày nay chúng ta còn có thể đọc báo, tạp chí hoặc xem truyền hình qua Internet . Thứ hai, khả năng hợp nhất liên lạc giữa mạng truyền dẫn có dây và không dây chỉ có thể thực hiện được qua mạng hợp nhất có chức năng ghép nối mạng. Trên cơ sở công nghệ số, mạng có dây và không dây sẽ thiết lập và duy trì mạng hợp nhất có chức năng ghép nối mạnh và trở thành mạng hạ tầng. Ðến lượt mình, mạng hạ tầng này sẽ cung cấp một môi trường hợp nhất có khả năng cung cấp đa dịch vụ cho người sử dụng. Thứ ba, mục tiêu tương lai của dịch vụ phương tiện là các cá nhân chứ quảng đại dân cư. Người ta sẽ tiêu nhiều thời gian hơn cho những dịch vụ cung cấp thông tin cho họ vào thời gian và địa điểm mà họ đã định. Bởi vậy các phương tiện phải cung cấp nhiều và lựa chọn khác nhau và điều kiện phải phù hợp với thị hiếu cũng như mối quan tâm của từng cá nhân . đến đây sẽ chấm dứt thời kỳ truyền tải một chiều và đồng dạng( giống nhau). Như vậy cái nỗi lo của các đài truyền hình lo lắng sự “đắt khách” của mình giảm thiểu đã được gạt bỏ. Đối thủ trước mắt chính là sự bùng nổ Internet. Số người giải trí trong không gian Internet ngày càng tăng. Tuy vậy cái bậc thang danh vọng mà truyền hình chiếm giữ bao lâu nay đâu dễ dàng từ bỏ. Với hệ thống âm thanh vòng (nhà hát tại gia) và màn hình phẳng long lanh truyền hình vẫn đang ngày càng thu hút người xem. I. Khái niệm và đặc điểm truyền hình 1. Khái niệm 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Nguyên nghĩa của thuật ngữ vô tuyến truyền hình (television) bắt nguồn từ hai từ “tele” có nghĩa là “ở xa” và vision là “thấy được”, tức là “thấy được ở xa”. Thực chất, cội nguồn trực tiếp của truyền hình là điện ảnh. Chính điện ảnh đã cung cấp cho truyền hình những ý tưởng, gợi ý đầu tiên về một phương thức truyền thông cũng như kho tàng những biểu hiện phong phú, có sức thuyết phục mạnh mẽ, làm cơ sở cho truyền hình có thể thích ứng nhanh chóng với những đặc trưng kĩ thuật riêng của mình. Về kĩ thuật, truyền hình đựoc hoạt động theo nguyên lý cơ bản sau: hình ảnh về sự vật được máy ghi hình (camera) biến đổi thành tín hiệu điện trong đó mang thông tin về độ sáng tối, màu sắc. Đó là tín hiệu hình ( tín hiệu video). Sau khi được xử lý, khuyếch đại, tín hiệu hình được truyền đi trên sóng truyền hình nhờ máy phát sóng hoặc hệ thống dây dẫn. Tại nơi nhận, máy thu hình tiếp nhận tin hiệu rồi đưa đến đèn hình để biến đổi ngược từ tín hiệu hình thành hình ảnh trên màn hình. Phần âm thanh cũng được thực hiện theo một nguyên lý tương tự như thế để rồi đưa ra loa. Hệ thống kĩ thuật truyền hình đen trắng chỉ truyền đi tín hiệu thông tin về độ sáng tối của hình ảnh. Đối với kĩ thuật truyền hình màu, ngoài việc truyền đi tín hiệu về độ sáng tối, người ta còn phải tái hiện cả màu sắc của sự vật. Kĩ thuật truyền hình màu được xây dựng trên cơ sở phối hợp ba thành phần màu cơ bản là đỏ, xanh và xanh lá cây theo tỷ lệ khác nhau để tạo ra các sắc màu theo ý muốn. Hiện nay trên thế giới đang tồn tại 3 hệ thống truyền hình màu cơ bản là: NTSC, PAL và SECAM. Tất nhiên, máy thu có bộ giải mã màu theo hệ thống nào thì chỉ có thể dùng hệ máy ấy phát đi mà thôi. Sự xuất hiện của truyền hình như một điều thần kỳ trong sáng tạo của con người. Với sự kết hợp giữa hình ảnh động và âm thanh, truyền hình mang lại cho con người cảm giác về một cuộc sống rất thật đang hiện diện trước mắt. Đó là cuộc sống thật nhưng đã được 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 cô đọng lại, làm giàu thêm về ý nghĩa, làm sáng rõ hơn về hình thức và làm phong phú hơn những khía cạnh, bình diện, đường nét sinh động. 2. Đặc điểm loại hình của truyền hình - Truyền hình chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Nếu so với các loại hình truyền thông đại chúng khác, truyền hình sử dụng tổng hợp tất cả các loại thông tin có trong báo, phát thanh, phim ảnh… Hình ảnh chủ yếu và đặc trưng trong truyền hìnhhình ảnh động về hiện thực trực tiếp. Âm thanh trong truyền hình bao gồm: lời nói của con người, âm nhạc, tiếng động và các âm thanh của hiện trường ghi hình như gió, mưa, sấm, tiếng kêu của muông thú, tiếng hót của chim chóc, tiếng xe chạy… Trong các chương trình dàn dựng có hậu kỳ, người ta có thể tạo ra các âm thanh, tiếng động nhân tạo để mang lại hiệu quả thể hiện cao hơn. Trên thực tế, không phải lúc nào những tiếng động thực tế cũng phù hợp với yêu cầu thể hiện trong các chương trình truyền hình. Nếu coi hình ảnh động và âm thanh là 2 yếu tố cấu thành ngôn ngữ truyền hình thì mỗi yếu tố đó đều có vai trò quan trọng không thể thiếu. Thông thường yếu tố hình ảnh được nhấn mạnh và là thành phần chủ đạo, có tính chất quyết định đối với truyền hình. Trong thực tế hình ảnh động cũng là cái tạo nên cái đặc thù của truyền hình, tạo nên sức hút đặc biệt và chuyên chở phần thông tin chủ yếu của các chương trình truyền hình. Tuy nhiên tiếng nói là bộ phận chính trong âm thanh có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyên chở nội dung thông tin của truyền hình. Bởi vì, một mặt ý nghĩa xác định của các thông điệp phần lớn bằng lời nói. Thực ra những ý nghĩa mà hình ảnh động mang lại không phải lúc nào cũng đầy đủ hơn các phương tiện biểu đạt khác cả về chiều rộng và bề 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 sâu của chúng, nhất là trong trường hợp những tư tưởng đó có mối quan hệ phức tạp tế nhị. Sự kết hợp hài hoà giữa hình ảnh động và âm thanh tạo cho truyền hình khả năng chuyển tải các nội dung thông tin vô cùng phong phú. Hầu như bất cứ sự kiện, hiện tượng, vấn đề gì trong hiện thực đều có thể biểu đạt, phản ánh qua các chương trình truyền hình. Đặc điểm này tạo cho truyền hình một khả năng đặc biệt trong việc đa dạng hoá chức năng, đáp ứng nhu cầu thông tin xã hội theo một dải tần rất rộng. Truyền hình vừa là nhà hát, là trường học, lại vừa là sân chơi, là công cụ giao lưu, là phương tiện giải quyết nhiều dịch vụ xã hội hiện đại. 3. Sơ lược lịch sử truyền hình 3.1. Trên thế giới - Từ khoảng những năm 1890- 1920 đã có nhiều nhà khoa học Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Đức… tập trung nghiên cứu và đề xuất các kỹ thuật truyền phát hình ảnh. Nhà phát minh người Anh là John L.Bảid đã trình chiếu những hình ảnh truyền trực tiếp ở Luân Đôn năm 1926 và năm 1932 ông đã thực hiện việc phát các hình ảnh về cuộc đua ngựa tại Đêby( Anh) tới một rạp chiếu phim. - Tiến sỹ Vladimir Zworykin- một nhà khoa học Mỹ là người đã mở ra một giai đoạn mới về lịch sử truyền hình với việc phát minh ra đèn ống truyền hình điện tử. Sau đó,năm 1926, ông tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật truyền hình bằng việc phát minh ra những thiết bị mới cho phép ghi lại ngay lập tức các thành phần khác nhau của một hình ảnh rồi chuyển thành các tín hiệu điện và cuối cùng thành hình ảnh hoàn chỉnh trên màn hình. Năm 1927, chương trình truyền hình đầu tiên qua dây dẫn đã được thực hiện giữa hai thành phố Wasinhton và New York với khoảng cách 250 dặm. Người có công lớn trong việc phổ biến truyền hình ở Mỹ là David Sarnoff- con trai một gia đình người Nga nhập cư. Khi phụ trách điều hình liên đoàn phát thanh 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Mỹ ( RCA) và đài NBC, ông đã đưa Vladimir Zworykin vào đội nghiên cứu của RCAvà năm 1932 đội nghiên cứu này bắt đầu phát minh thử nghiệm. Tham gia đội nghiên cứu của David Sarnoff có những người tiên phong trong lĩnh vực truyền hình như Phillo Farnsworth- người phát minh ra máy quay phim điện ảnh và Allen B.Dumont- người chế tạo thành công ống thu hình, ống nghe va những chiếc máy thu hình gia đình đầu tiên.Vào năm 1939, tại hội chợ thế giới tổ chức tại New York, lần đầu tiên người ta được chứng kiến hình ảnh động trên máy thu hình. Trước đó , ngày 22-11-1936, Liên đoàn phát thanh truyền hình Anh(đài BBC) đã bắt đầu thực hiện chương trình truyền hình phát đầu tiên thường xuyên trên thế giới. - Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai với tất cả sự khốc liệt của nó đã làm gián đoạn quá trình phát triển của truyền hình. Phải đợi đến sau cuộc chiến tranh này kết thúc, lịch sử truyền hình mới thực sự chuyển qua một bước ngợăt nhất định. Tại các nước kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức…truyền hình nhanh chóng trở thành mạng phủ sóng rộng khắp trên phạm vi quốc gia. - Vào giữa những năm 50 của thế kỷ XX, truyền hình màu xuất hiện ở Mỹ, sau đó nhanh chóng mở rộng sang Tây Âu và Nhật Bản. Người Nhật Bản nhanh chóng tìm thấy sự hấp dẫn của truyền hình màu cả về những khía cạnh xã hội và thương mại của nó. Công nghệ truyền hình màu và sản xuất các thiết bị cho nó được phát triển đặc biệt nhanh ở Nhật Bản từ đầu những năm 60. Quá trình phát triển truyền hình đồng thời với quá trình phát triển khuôn khổ màn hình, tăng giờ, tăng kênh phát sóngvà đa hệ hoá, tiêu chuẩn hoá kỹ thuật đối với thiết bị thu nhận tín hiệu truyền hình. - Truyền hình cáp bùng nổ vào thập niên 70 của thế kỷ XX ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản với sự giúp đỡ của các vệ tinh nhân tạo trong việc chuyển tiếp những chương trình. Tuy nhiên, từ năm 1949, truyền hình cáp đã xuất hiện ở Mỹ. Mục đích ban đầu của truyền hình cáp là nhằm khắc phục tình trạng khó phủ sóng ở các khu vực địa hình núi non hiểm trở. Hệ thống truyền hình cáp đầu 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 tiên được thiết lập ở Pensinvania và Ôrêgiôn mới chỉ đựoc 3-5 kênh. Hiện nay đã có những kênh truyền hình cáp khổng lồ như CNN với gần 60 triệu thuê bao Ngày nay, truyền hình trên thế giới đang là một phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến và có sức mạnh đặc biệt mà khó có phương tiện truyền thông nào khác sánh nổi. Chắc chắn truyền hình còn giữ được những ưu thế ấy trong thời gian dài nữa nhờ việc phát triển phong phú các loại chương trình, mở ra nhiều loại hình dịch vụ giải trí phục vụ cho nhu cầu đa dạng của con người. Với sự giúp đỡ của mạng lưới vệ tinh địa tĩnh trong không gian, các chương trình được truyền đi khắp thế giới bất chấp các biên gới quốc gia. Việc ứng dụng kĩ thuật số mở ra cho truyền hình những khả năng càng to lớn hơn trong việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng, thu hút công chúng. Trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ X, số lượng máy thu hình trên thế gới đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng. Nếu năm 1970 trên toàn thế giới, số lượng máy thu hình tính bình quân trên 1000 dân là 81 máy thì năm 1997, con số đó là 240 máy, tăng gấp 3 lần. Số liện tương tự ở các nước phát triển là 9,9 và và 157 máy và ở các nước chậm phát triển là 0,5 và 28 máy, tức là tăng 55 lần. 3.2. Đài THVN là Đài truyền hình quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam và là đài phủ sóng toàn quốc duy nhất tại Việt Nam Đài được thành lập vào ngày 7/9/1970 từ một ban biên tập thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 1976, Đài tách khỏi Đài Tiếng Nói Việt Nam và chuyển trụ sở sang khu vực Giảng Võ hiện nay. Đài chính thức được đặt tên là Đài Truyền Hình Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1987 và bắt đầu từ đó Đài trở thành Đài Truyền hình Quốc gia . Một số dấu mốc quan trọng của Đài THVN - Ngày 7/9/1970: VTV được thành lập từ một ban biên tập của Đài Tiếng nói Việt Nam - 1976: Tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam và chuyển tới địa điểm mới - 30/4/1987: Đài chính thức được đặt tên là Đài Truyền Hình Việt Nam 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Ngày 1/1/1990: Bắt đầu phát sóng song song 2 kênh: VTV1 và VTV2 - Tháng 2/1991: Bắt đầu phát sóng vệ tinh kênh VTV1 để các đài địa phương thu và phát lại nhằm phủ sóng toàn quốc - Tháng 4/1995: Bắt đầu phát chương trình VTV3, và chương trình này được tách thành 1 kênh riêng và được phát sóng vệ tinh vào tháng 3 năm 1998. - Ngày 27/4/2000: VTV4 được chính thức phát trên mạng toàn cầu qua 3 quả vệ tinh phủ sóng toàn bộ châu Á, châu Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ và Tây Bắc Úc. - Tháng 3/2001: Chuẩn DVB -T được chính thức chọn làm chuẩn phát sóng số mặt đất của VTV - Ngày 10/2/2002: Bắt đầu phát VTV5 phục vụ đồng bào thiểu số bằng tiếng dân tộc - Tháng 10/2004: Mạng DTH được chính thức khai trương song song với mạng TH cáp và MMDS - Tháng 12/2005: Dịch vụ Internet băng thông rộng được chính thức khai trương trên mạng DTH và Truyền hình cáp - Năm 2007, kênh VTV6 sẽ ra đời Cơ cấu tổ chức của Đài THVN 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 II. Kĩ thuật sản xuất các chương trình truyền hình 1. Chương trình truyền hình Thuật ngữ chương trình truyền hình thường được sử dụng trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, người ta dùng chương trình truyền hình để chỉ toàn bộ nội dung thông tin phát đi trong ngành, trong tuần hay trong tháng của mỗi kênh truyền hình hay cả đài truyền hình. Trường hợp thứ hai chương trình truyền hình dùng để chỉ một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số thông tin tài liệu khác được tổ chức theo một chủ đề cụ thể với hình thức tương đối nhất quán, thời lượng ổn định và được phát đi theo định kì. Chương trình truyền hình là sản phẩm lao động của một tập thể các nhà báo và cán bộ kĩ thuật, dịch vụ. Đồng thời đó cũng chính là quá giao tiếp truyền thông giữa những người làm truyền hình với công chúng xã hội rộng rãi. Có thể nói, chương trình truyền hình là sự gặp nhau giữa nhu cầu, thị hiếu của công chúng với mục đích và ý tưởng sáng tạo của những nhà truyền thông bằng phương tiện truyền hình. Một chương trình gọi là có chất lượng khi nó thu hút được sự quan 10 [...]... tế trong đời sống truyền hình hiện nay, bình luận có vai trò vô cùng quan trọng Đó là thể loại giải thích, cắt nghĩa một sự kiện, một quá trình hoặc một vấn đề tronghội Một trong những đặc điểm quan trọng của bình luận truyền hình là tính nhạy bén, sự xác thực và độ tin cậy cao của nó Một bài bình luận trên truyền hình thường gây được nhiều tranh luận trong người xem Những ý kiến của bình luận truyền. .. của từng đài, tuỳ thuộc vào trình độ của đội ngũ làm chương trình truyền hình để lựa chọn và tiến hành làm chương trình cho phù hợp với quy mô của đài III Bình luận truyền hình Việt Nam trong tiến trình hội nhập 1 Bình luậnbình luận truyền hình Theo các nhà nghiên cứu, thể loại bình luận đã xuất hiện trên báo chí phương Tây từ rất sớm Ngay từ khi mới xuất hiện thể loại này đã nhanh chóng thu hút... chương trình là rất cần thiết đối với truyền hình Tuy nhiên việc trao đổi chương trình cũng kéo theo những hình ảnh tiêu cực về văn hoá, chính trị, xã hội Để tránh và hạn chế những hình ảnh tiêu cực ấy, mỗi đài truyền hình đều có sự lựa chọn kỹ khi mua hoặc trao đổi chương trình với các tổ chức sản xuất chương trình truyền hình của các quốc gia khác 2 Quy trình sản xuất chương trình truyền hình Chương trình. .. khai chưa ai lên tiếng Mong chương trình Tiêu điểm và nhiều chương trình khác của VTV tiếp tục phản ánh sâu hơn nhằm cải thiện những bất hợp lý đang tồn tại" Trên đây là ý kiến của bạn xem đài Phương Dung qua đó có thể thấy được sự ảnh hưởng lớn lao của bình luận trên truyền hình 2 Những cơ hội và thách thức của bình luận trên truyền hình trước quá trình hội nhập của Việt Nam 2.1 Cơ hội lớn Để biết... chí Truyền hình (Lý luận và thực hành)- PGS-TS Dương Xuân Sơn 2 Truyền thông đại chúng (Tạ Ngọc Tấn – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2001) 3 Giáo trình công nghệ sản xuất chương trình truyền hình ( Đài Truyền hình Việt Nam, Trường Trung học Truyền hình, 2003) 4 Làm tin phóng sự truyền hình ( sách dịch) 5 Trang web: vietnamjournalism vietnamnet.vn vnexpress.net vtv.vn 29 Website: http://www.docs.vn Email... hình chương trình phát huy được đầy đủ thế mạnh của truyền hình Tuy nhiên việc thực hiện các chương trình loại này đòi hỏi những điều kiện cho phép về kĩ thuật, kinh phí, khả năng tiếp cận cũng như khả năng tố chức thực hiện của mỗi cơ quan đài truyền hình Loại chương trình truyền hình sản xuất qua băng từ bao gồm tất cả các chương trình có khâu hậu kỳ trong quá trình sản xuất Nghĩa là các chương trình. .. bất kỳ chương trình truyền hình nào cũng hàm chứa những giá trị tư tưởng, văn hoá đặc thù của mỗi dân tộc, quốc gia, giai cấp, tầng lớp xã hội cụ thể Những giá trị này không chỉ được truyền tải qua nội dung mà còn biểu hiênj cả trong phương pháp sáng tạo và hình thức thể hiện của các tác phẩm, tài liệu cũng như cách tổ chức xây dựng chương trình Các chương trình truyền hình trong ngày hay trong tuần được... táo trước mọi luận điệu xuyên tạc của kẻ thù Và dĩ nhiên công cụ hữu dụng nhất chính là bình luận truyền hình Để có chương trình bình luận truyền hình hay tác giả phải khai thác tối đa khả năng kể chuyện bằng hình ảnh Hãy để hình ảnh kể câu chuyện của chính bạn Một phóng viên từng đạt giải thưởng báo chí của đàu BBC, Martin Bell đã thể hiện như sau: “Thủ thuật là nhường địa vị hàng đầu cho hình ảnh và... chương trình truyền hình bao gồm: loại các chương trình truyền hình trực tiếp, loại các chương trình sản xuất qua băng tù và loại chương trình phim truyện 11 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Loai chương trình truyền hình trực tiếp là các cuộc tường thuật tại chỗ các sự kiện chính trị, xã hội, văn hoá, các cuộc toạ đàm, trao đổi tại trường quay, các chương trình. .. khác, bình luận có thể có những ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc hơn đến cách suy nghĩ của công chúng… Theo tư điển tiếng Việt, bình luận có nghĩa là “bàn bạc phải trái, hay dở nhân một biến cố gì hay một vấn đề gì” Còn theo tác giả Trần Thế Phiệt bình luận cần phải chú ý cả hai mặt: bìnhluận Bình là xem xét, phân tích các khía cạnh của vấn đề, đánh giá nó, khai thác nó ở các mặt nội dung ý nghĩa Luận . làm chương trình cho phù hợp với quy mô của đài. III. Bình luận truyền hình Việt Nam trong tiến trình hội nhập 1. Bình luận và bình luận truyền hình Theo. lao của bình luận trên truyền hình. 2. Những cơ hội và thách thức của bình luận trên truyền hình trước quá trình hội nhập của Việt Nam 2.1. Cơ hội lớn

Ngày đăng: 19/03/2013, 08:27

Hình ảnh liên quan

II. Kĩ thuật sản xuất các chương trình truyền hình 1. Chương trình truyền hình  - Bình luận truyền hình Việt Nam trong tiến trình hội nhập

thu.

ật sản xuất các chương trình truyền hình 1. Chương trình truyền hình Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan