Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đặc điểm của trẻ trong giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng và cách tính toán hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, từ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
4 Vương Thị Phương Nam 0851110149
5 Nguyễn Thị Hải Âu 0851110001
Trang 2
-2011-MỤC LỤC
Mở đầu 3
I- ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG Ở TRẺ MẪU GIÁO 4
1 Dinh dưỡng trẻ 3 tuổi 5
2 Dinh dưỡng trẻ 4 tuổi 6
2.1 Về chất 6
2.2 Về lượng 6
3 Dinh dưỡng trẻ 5 tuổi 8
3.1 Về năng lượng 8
3.2 Các chất cần cung cấp một cách thường xuyên 9
II NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TRẺ MẪU GIÁO 10
1 Nhu cầu năng lượng ở trẻ 10
2 Thực phầm cần thiết cho trẻ 11
II.1 Nhóm chất bột đường (Glucid) 11
II.2 Nhóm chất đạm (Protid) 11
II.3 Nhóm chất béo (Lipid) 12
II.4 Vitamin 13
3 Thực phẩm hạn chế 15
4 Thực phẩm tránh hoàn toàn 16
5 Một số lưu ý 16
III XÂY DỰNG THỰC ĐƠN 17
1 Các định nghĩa 17
1.1 Khẩu phần ăn .17
1.2 Chế độ ăn 17
1.3 Thực đơn 17
2 Nguyên tắc xây dựng thực đơn 17
3 Tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng của trẻ mẩu giáo 18
2.1 Tiểu chuẩn về cân nặng của trẻ mẫu giáo 18
2.2 Tiểu chuẩn chiều cao của trẻ mẫu giáo 19
4 Các bước khi tiến hành xây dựng khẩu phần ăn 21
5 Cách tính calo cho từng độ tuổi và nhu cầu Đạm - Mỡ - Đường theo các tỉ lệ 23
6 Lương thực đề nghị sử dụng 26
6.1 Các thực phẩm giàu đạm động vật 26
6.2 Các thực phẩm cung cấp chất đường 27
6.3 Các thực phẩm bổ sung chất béo 27
6.4 Các bảng thực phẩm được tính sẵn để xây dựng khẩu phần 27
7 Công thức tính khẩu phần ăn 31
8 Đề xuất thực đơn cho một ngày hoặc một tuần 34
9 Bí quyết đảm bảo cân nặng và tăng chiều cao cho bé 36
Trang 39.1 Bí quyết đảm bảo cân năng cho bé 36
9.2 Bí quyết tăng chiều cao cho bé 36
Kết luận 37
Tài liệu tham khảo 38
Mở đầu
Mẫu giáo là môi trường đầu tiên mỗi đứa trẻ được tiếp xúc mà không có cha mẹ bên cạnh Làm sao đảm bảo cho con mình hòa nhập tốt với môi trường mới, cũng như vẫn duy trì một chế độ dinh dưỡng tốt cho trẻ luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ
Theo bác sỹ Lê Thị Kim Quý, giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, khi trẻ mới làm quen với chế độ dinh dưỡng mới của nhà trường, nhiều trẻ có thể bị dị ứng Ở một số trẻ, do tâm lý có thể gây ra tình trạng buồn nôn, chán ăn Vì vậy, vai trò theo dõi lịch ăn uống của trẻ ngay từ đầu của cả cha mẹ và cô giáo là hết sức quan trọng Giai đoạn mẫu giáo là giai đoạn trẻ phát triển nhanh về chiều cao, phát triển mạnh
về trí não Bênh cạnh đó, hầu hết trẻ đều khá kén ăn trong thời điểm này, các cơ quan của bé như răng… cũng chưa phát triển hoàn chỉnh, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch còn non yếu Vì thế, một chế độ dinh dưỡng hợp lý là cần thiết cho sự phát triển toàn diện của
bé
Trang 4Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đặc điểm của trẻ trong giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng và cách tính toán hàm lượng các chất dinh dưỡng
có trong thực phẩm, từ đó biết cách xây dựng nên một thực đơn hợp lý về dinh dưỡng,
đa dạng về khẩu phần ăn cho bé và một số ý tưởng giúp bổ sung đầy đủ vitamin từ thực phẩm qua bài tiểu luận này
I ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG Ở TRẺ MẪU GIÁO
Tuổi mẫu giáo khoảng từ 3 đến 5 tuổi, trẻ rất hiếu động và đã biết tham gia các trò chơi vận động đơn giản Vì trẻ trong giai đoạn tăng trưởng nên vấn đề dinh dưỡng cho trẻ cần phải được theo dõi thường xuyên
Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ các thức ăn như sữa và chế phẩm thịt, cá, trứng, hoa quả cần được cung cấp đầy đủ Trẻ từ 3-5 tuổi rất thích ăn đồ ngọt do sự phát triển của các gai vị giác Đường bánh kẹo trước bữa ăn làm giảm ngon miệng dẫn đến suy dinh dưỡng Chú ý không nên cho trẻ ăn bánh kẹo ngọt quá nhiều, nên tập cho trẻ thói quen ăn đúng bữa để đáp ứng sự phát triển của trẻ khỏe mạnh
Ở lứa tuổi này tốc độ lớn vẫn còn cao, cân nặng mỗi năm tăng lên 2kg và chiều cao
Trang 5mỗi năm trung bình tăng là 7cm, đồng thời hoạt động thể lực tăng lên nhiều Nhu cầu các chất dinh dưỡng và năng lượng ở lứa tuổi này được kiến nghị như sau:
Nhu cầu năng lượng: Từ 1080-1600kcal
- Lượng protein 36g khoảng 2-2.5 protein/kg, cân nặng protein động vật nên đạt 50% tổng protein
- Nhu cầu đối với protid theo các nhà khoa học Trung Quốc là: 40g/ngày
Nhu cầu một số vitamin:
5 tuổi Bé traiBé gái 18,2 kg - 109,4 cm18,3 kg - 110 cm 14,1 kg -100,7 cm13,7 kg - 99,9 cm 24,9 kg24,2 kg
1 Dinh dưỡng trẻ 3 tuổi
- Trẻ đã có thể tham gia cả 3 bữa ăn chính của gia đình.Việc ăn uống của trẻ đã gần giống như người lớn
- Bạn cần lưu ý cho trẻ nhận đủ 4 nhóm thực phẩm trong các bữa ăn chính: đường bột; béo; đạm; vitamin và khoáng chất
- Trẻ vẫn cần ít nhất 2 cữ sữa bột (khoảng 200-250ml mỗi cữ) để đạt được chiều cao tốt nhất và bổ sung thêm chất đạm và sinh tố, khoáng chất cho các hoạt động của trẻ
- Nếu trẻ tăng cân chậm, có thể lựa chọn các món nhiều năng lượng, cho trẻ dùng thường xuyên, thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn vào chén canh rau của trẻ
- Chọn loại sữa bột béo để cung cấp đủ năng lượng cho trẻ
Trang 6- Nếu trẻ tăng cân nhanh, mẹ nên chú ý hơn đến những thức ăn dự trữ trong tủ lạnh, hạn chế trữ nhiều sô cô la, bánh kẹo, nước ngọt Giảm ăn béo, ngọt và tăng lượng rau, củ, trái cây lên Vẫn nên duy trì sữa để giúp trẻ tiếp tục phát triển chiều cao
2 Dinh dưỡng trẻ 4 tuổi
2.1 Về chất: Các nhu cầu về dinh dưỡng của các bé 4 tuổi, cũng như với tất
cả các bé tuổi mẫu giáo đều tương tự với nhu cầu về dinh dưỡng của các thành viên khác trong gia đình
2.2 Về lượng: các bé cần các nhóm thực phẩm cơ bản sau:
- Tinh bột: gạo, bánh mì, ngũ cốc
- Rau
- Hoa quả
- Sữa, sữa chua và phomat
- Các loại thịt đỏ (bò, lợn), thịt gia cầm, cá, trứng, đỗ quả, đỗ hạt
Bé sẽ nhận đủ dinh dưỡng khi bạn để bé tự lựa chọn thức ăn trong số các thực phẩm này
a Tinh bột: 6 phần mỗi ngày
Tinh bột có chứa chất xơ (hỗ trợ hệ thống tiêu hoá) và các loại đường phức (cung cấp năng lượng kéo dài) Hơn nữa, tinh bột còn chứa các loại vitamin B và một số loại ngũ cốc làm sẵn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết
Đối với bé 4 tuổi, một phần tinh bột bằng:
- 1 lát bánh mì
- Hoặc 3 chiếc bánh quy vuông
- Hoặc 1/2 bát cơm hoặc mì sợi
- Hoặc 1/2 bát cháo bột yến mạch
b Hoa quả và rau xanh: 5 phần mỗi ngày
Hoa quả và rau xanh cung cấp nhiều chất xơ, như vitamin A, C và Kali Ngoài ra, hầu hết rau quả đều chứa các chất chống oxy hoá, các chất giúp cơ thể chống lại bệnh tật, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và bệnh về tim mạch
Đối với bé 4 tuổi, một phần hoa quả và rau xanh bằng:
- 2 nhánh bông cải xanh
- Hoặc 1/2 cốc súp cà chua
- Hoặc 1/2 cốc quả việt quất
- Hoặc 3/4 cốc nước cam Hoặc 1 quả chuối nhỡ
c Thịt: 2 phần mỗi ngày
Bé cần protein để lớn lên Protein có trong sữa, thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, pho mát, đỗ hạt và đỗ quả Những loại thực phẩm này còn cung cấp sắt, kẽm và một số vitamin B
Dưới đây là khẩu phần một số các thực phẩm giàu đạm
Đối với bé 4 tuổi, 1 phần thực phẩm giàu đạm bằng:
Trang 7- 2,5 quả trứng.
- Hoặc 4 thìa bơ đậu phộng
- Hoặc 1/4 bát đậu nấu chín
d Sản phẩm từ sữa: 2 phần mỗi ngày
Hầu hết các sản phẩm từ sữa đều chứa nhiều canxi giúp răng và xương bé chắc khỏe Sản phẩm từ sữa còn cung cấp nhiều đạm - đó là sản phẩm thay thế khi bé không thích ăn thịt
Đối với bé 4 tuổi, một phần sản phẩm từ sữa bằng :
- 1 cốc sữa
- Hoặc 1 cốc sữa chua
- Hoặc 1 1/3 miếng pho mát dài
e Chất béo, dầu và đường:
- Chất béo : là nguồn cung cấp năng lượng và các dinh dưỡng cần thiết để trẻ
hoạt động và lớn lên Với các bé trên 2 tuổi không cần hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn, hàm lượng chất béo chiếm khoảng 30% tổng lượng calo mỗi ngày Giống với chế độ ăn uống của người lớn, nên hạn chế chất béo no và chứa nhiều cholestorol trong khẩu phần ăn của bé Hãy giúp bé có thói quen sử dụng các thực phẩm và đồ uống ít béo như: Sữa tách bơ hoặc sữa có hàm lượng chất béo thấp, thay vì sử dụng sữa nguyên kem
- Đường: cung cấp một số loại dinh dưỡng và bạn nên hạn chế sử dụng trong
khẩu phần của bé Các thực phẩm chứa đường là một trong những tác nhân khiến bé hỏng răng Bạn có thể hướng dẫn bé đánh răng cẩn thận mỗi ngày để hạn chế tác động của đường tới răng
Giới hạn đường hoặc chất béo trong chế độ ăn uống của bé bằng cách:
+ Dùng thịt nạc và các sản phẩm làm từ sữa ít béo hoặc tách bơ
+ Sử dụng các loại dầu thực vật không no hoặc các loại bơ có dầu thực vật là thànhphần chính
+ Đọc kỹ nhãn các thực phẩm đóng chai, lọ, hộp để kiểm tra hàm lượng chất béo chứa trong đó
+ Sử dụng hạn chế các loại thực phẩm chứa phần lớn các loại dầu no
+ Sử dụng hạn chế các thực phẩm ngọt do đường
f Vitamin và muối khoáng:
Tốc độ sinh trưởng rất nhanh, sự trao đổi chất mạnh mẽ, nhu cầu vitamin và muối kháng tương đối cao, đa số các lượng và các loại gần bằng người lớn, thậm chí có loại còn cao hơn
Trong đó vitamin A, B, C có ý nghĩ quan trọng Những loại vitamin này thường hay thiếu trong thức ăn, cần chú ý bổ sung Nhu cầu muối Natri của trẻ từ 3 tuổi trở
Trang 8lên cao hơn người lớn hai lần.
g Nước: khuyến khích bé uống nhiều nước.
Tất cả mọi hoạt động sinh lý của cơ thể đều cần nước Con người sống được chủ yếu dựa vào thức ăn và nước uống Lượng nước rất nhỏ được sản sinh ra từ trong cơ thể Nên uống nước đun sôi để nguội, nước quả, nước rau luộc… không nên dùng các loại nước ngọt có gas
3 Dinh dưỡng trẻ 5 tuổi
Bước vào tuổi thứ 5, sự phát triển của trẻ có chậm hơn so với khi mới sinh, nhưng các bé vẫn cần 1 chế độ dinh dưỡng cao Dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi này không những phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu về chất, về lượng mà còn phải phù hợp với khẩu
vị của trẻ nữa Vì vậy, việc quan tâm đến bữa ăn chính cũng như bữa ăn phụ của trẻ ở tuổi này là rất quan trọng
3.1 Về năng lượng:
Bé ở tuổi đang lớn nên cần nhiều năng lượng, mà nguồn cung cấp chính là qua bữa
ăn hằng ngày Nếu không cẩn thận trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé thì dễ dẫn tình trạng dư cân hoặc béo phì do thừa năng lượng Với trẻ ở độ tuổi này sẽ rất khó hạn chế nhu cầu ăn uống của bé Vì vậy, khuyến khích bé siêng năng vận động thể chất với các môn thể thao phù hợp như : võ, bơi, tập thể dục…
Có một điều quan trọng cần lưu ý, mặc dù có thể đang trong tình trạng thừa cân nhưng không vì thế mà hạn chế tất cả các nguồn dinh dưỡng đối với trẻ Vì trẻ ở tuổi đang lớn rất cần một số chất quan trọng giúp cho sự hoàn thiện và phát triển của cơ thể
3.2 Các chất cần cung cấp một cách thường xuyên
a Chất sắt
Sắt là một loại khoáng chất giúp bảo vệ tế bào hồng cầu, máu huyết lưu thông, mang oxy đến các tế bào trong cơ thể, đồng thời thúc đẩy hệ thống miễn dịch hoạt động một cách mạnh mẽ nhất Thiếu máu làm trẻ mau mệt, hay buồn ngủ Sắt có nhiều trong thức ăn động vật như huyết, gan, thịt, cá, tôm, tép, ngũ cốc, đậu các loại và thức ăn thực vật như đậu đỗ, rau lá xanh
Vitamin C trong rau xanh và hoa quả giúp hấp thu tốt sắt trong thức ăn Bữa ăn sáng là quan trọng nhất trong ngày, vì thế bạn hãy chăm sóc bữa sáng cho bé thật chu đáo vì bé cũng đến lớp, học tập, vui chơi cùng các bạn ở nhà trẻ
b Canxi
Bởi vì xương và răng của trẻ luôn trong giai đoạn phát triển, nên buộc phải có
Trang 9canxi để bổ sung cho răng và xương chắc khỏe Nguồn cung cấp canxi là sản phẩm từ sữa, bơ, yaourt, nước cam, rau xanh, sản phẩm đậu nành Bạn hãy cho bé uống khoảng 500-600ml sữa mỗi ngày để cung cấp đủ lượng calcium cho bé.
Các bé từ 4-6 tuổi là lứa tuổi nạp canxi chủ yếu cho suốt cuộc đời Vì thế bạn cần chú ý cho trẻ ăn thức ăn giàu canxi như sữa, yaourt, cá cả xương, tôm tép, cua, đậu
mè, tàu hũ, rau xanh đậm Mỗi ngày nên cho uống thêm 1-2 ly sữa bò hoặc sữa đậu nành sẽ cung cấp đủ nhu cầu cho trẻ
c Chất xơ
Bé cần chất này để bảo vệ đường ruột, đồng thời ngăn chặn các chứng bệnh về ruột và cả bệnh tiểu đường Chất xơ dễ dàng tìm thấy trong ngũ cốc, yến mạch, các loại rau và trái cây
d Vitamin A
Bé của bạn rất cần được bổ sung vitamin A vì vitamin A giúp tăng cường thị lực cho bé, để bé có thể thích ứng được với môi trường ngoài nắng và cả trong bóng tối Ngoài ra, vitamin A còn có chức năng tăng cường các tế bào miễn nhiễm chống vi khuẩn xâm nhập
e Vitamin C
Vitamin C có tác dụng chống được sự oxy hóa và tăng cường sức khỏe cho các
mô, mạch máu Hơn nữa, chất này còn tăng khả năng miễn dịch, chống lại các căn bệnh thường gặp như cảm,cúm Dễ dàng tìm thấy vitamin C ở các loại trái cây có vị chua như xoài, cam, chanh, dâu, quýt Bạn có thể pha cho bé 1 cốc nước cam sau khi bé vừa tập thể dục hoặc vui chơi đùa nghịch cùng bạn bè
f Folate
Đây là một loại vitamin quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể Nguồn cung cấp: ngũ cốc, rau xanh và đậu các loại Bữa ăn sáng với bột ngũ cốc là một con đường tốt để tăng cường folate
Các bạn cũng cần chú ý rằng: Bé ở tuổi đang lớn, nếu được cung cấp quá lượng năng lượng cần thiết sẽ dễ dẫn đến bị thừa cân hoặc béo phì Đối với những bé có dấu hiệu hoặc đang ở trong tình trạng thừa cân, béo phì, cần tránh các loại thực phẩm chế biến với dầu; các loại bánh, kẹo, nước ngọt, kem vì chúng chứa nhiều calories, chất béo, đường nhưng ít vitamin và khoáng chất, làm chậm quá trình phân hóa
Bên cạnh đó, những sản phẩm có nhiều đường còn là nguyên nhân gây hư răng vì vậy nếu cho trẻ dùng các loại đồ ăn uống nói trên thì nên dùng sau bữa ăn Trong bữa
ăn, thích hợp nhất là uống nước hoặc sữa Hãy hướng dẫn bé đánh răng hoặc
Trang 10súcmiệng ngay sau khi ăn.
Tóm lại: Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng phải bao gồm đủ 4 nhóm thực phẩm
chính là: đường bột; béo; đạm; vitamin và khoáng chất Tuy nhiên, việc thay đổi thực đơn giúp tạo cảm giác ngon miệng , kích thích sự hấp thu cũng quan trọng không kém việc cung cấp đủ dinh dưỡng
II NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TRẺ MẪU GIÁO
1 Nhu cầu năng lượng ở trẻ.
Theo như nghiên cứu của viện dinh dưỡng thì trẻ em từ dưới 6 tháng đến 9 tuổi (bao gồm cả trẻ mẫu giáo) cần năng lượng trong ngày như nhau cho cả trai và gái
2 Các nhóm thực phẩm cần thiết dành cho trẻ từ 3 – 6 tuổi
Mẫu giáo là môi trường đầu tiên mỗi đứa trẻ được tiếp xúc mà không có cha mẹ bên cạnh Làm sao đảm bảo cho trẻ hòa nhập tốt với môi trường mới, cũng như vẫn duy trì một chế độ dinh dưỡng tốt cho trẻ luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ
Mỗi ngày, khi chế biến món ăn cho bé, phải luôn đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết sau:
2.1 Nhóm chất bột đường (Glucid)
Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính trong khẩu phần ăn và chuyển hóa chất trong cơ thể Chúng gồm: cơm,cháo, mì, bún, ngũ cốc ăn sáng, khoai tây, khoai lang, các món ăn làm từ bột mỳ như bánh mỳ, bánh quy, bánh nướng…
Nhu cầu năng lượng ở lứa tuổi này là từ 1080 - 1600kcal, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng là :Đạm : Béo : Đường bột (15:25:60) Nǎng lượng cần đủ cho hoạt động cơ thể của trẻ và để tích lũy giúp thúc đẩy sự lớn lên của các tổ chức
Trang 112.2 Nhóm chất đạm (Protid)
Các thực phẩm này cần có mặt trong 1- 2 bữa ăn trong ngày Chúng gồm: thịt, cá, trứng, tôm, cua các loại hạt vỏ cứng và các loại hạt đậu (đậu đỏ, đậu Hà Lan…) giúp xây dựng cơ bắp, tạo kháng thể, đặc biệt là sự phát triển của các tế bào não Chế biến: nên cắt nhỏ và ninh mềm sẽ giúp các món ăn trở nên hấp dẫn đối với trẻ; chọn các loại nước sốt ngon, gia vị hấp dẫn để món ăn trở nên dễ ăn hơn; lưu ý cho ít muối
Với trẻ nhỏ cần ưu tiên các loại đạm động vật như: thịt, cá , tôm, trứng, sữa vì chúng có giá trị cao, có đủ các axit min cần thiết cho sự tǎng trưởng và phát triển của trẻ Ngoài ra đạm động vật còn giàu các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, vitamin A giúp cho cơ thể trẻ khỏe mạnh, tǎng sức đề kháng với bệnh tật Nên phối hợp đạm động vật với đạm thực vật (đậu đỗ, vừng, lạc ) để tạo nên sự cân đối giúp hấp thu và sử dụng đạm tốt hơn
Nhu cầu chất đạm của trẻ từ 3 - 6 tuổi là 36g/ ngày Không nên cho trẻ ǎn quá nhiều đạm vì sẽ gây gánh nặng cho gan, thận Chất đạm chỉ phát huy tác dụng cao khi
có đủ nǎng lượng
2.3 Nhóm chất béo (Lipid)
Trang 12Dầu, mỡ, bơ…vừa cung cấp nǎng lượng cao, làm tǎng cảm giác ngon miệng lại giúp trẻ hấp thu và sử dụng tốt các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K Mỗi bát bột, bát cháo cần cho thêm 1 -2 thìa cà phê mỡ hoặc dầu Mỡ lợn, mỡ gà rất tốt cho trẻ vì trong thành phần các loại mỡ đó có các axit béo không no cần thiết như: axit lioleic, axit liolemc, axit arachidonic rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ.
2.4 Vitamin: là nhóm chất cần thiết cho cơ thể bé tương tự như các acid amin cần
thiết Vai trò của các vitamin cần thiết cho bé:
a Vitamin A
- Tác dụng sáng mắt, duy trì tình trạng bình thường của biểu mô dưới da;
- Nguồn cung cấp: gan, thận, mỡ động vật, sữa, rau màu xanh đậm hay các loại
củ có màu vàng, da cam
b Vitamin B2
- Tác dụng: cần cho chuyển hóa protid
- Nguồn cung cấp: các loại sữa, trứng, đậu nành
- Tác dụng: chống oxy hóa, kích thích tạo colagen của mô liên kết, xương, răng
- Nguồn cung cấp: rau đay, cần tây, bưởi, ổi, cam ,chanh …
e Vitamin D
- Phòng chống bệnh còi xương ở trẻ nhỏ và loãng xương ở người già
- Nguồn cung cấp: từ bơ, phomat, dầu cá
f Vitamin E
- Tác dụng: nâng cao khả năng hấp thu Vitamin A,chống lão hóa
- Nguồn cung cấp: từ vừng, tỏi…
Ngoài ra cần một số chất khoáng : Ca, P, Mg, K, Mn, Zn, Cu…
Trang 13 Ngoài các nhóm thực phẩm cần thiết trên nên bổ sung thêm các nhóm chất
sau:
© Hoa quả và rau xanh: trẻ mẫu giáo cần được ăn các loại rau quả mới
thướng xuyên, đặc biệt là rau Luôn có món này trong mọi bữa ăn để trẻ hiểu rằng đấylà một thành phần thiết yếu trong một bữa ăn bình thường Hoa quả cũng cần nhiều nhưng nên cắt nhỏ để trẻ dễ ăn và luôn có món này trong bữa phụ hay tráng miệng
© Sữa, phô mai và sữa chua: Nên cho trẻ ăn những thực phẩm này 3
lần/ngày
Các sản phẩm từ sữa sẽ bổ sung canci, hỗ trợ cho sự phát triển của hệ xương Trẻ tuổi mẫu giáo cần lượng sữa ít hơn so với trẻ nhỏ và không nên cho trẻ uống hết một chai lớn mà chỉ nen uống 120ml mỗi lần, tức là không nhiều hơn 350ml sữa/ ngày Uống quá nhiều sữa sẽ khiến trẻ không thiết tha với các mon ăn khác, đặc biệt là các thực phẩm giàu chất sắt
Ngoài ra cũng nên cho trẻ ăn thêm phô mai và sữa chua ở buổi ăn phụ
Trang 14© Đồ uống: Trẻ cần nhiều nước hơn người lớn để chuyển hóa và đào thải các
chất cặn bã, để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể… Vì vậy, nếu thức ăn quá cô đặc hoặc trẻ không được uống đủ nước thì sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ cũng sẽ kém đi Nhu cầu nước uống của trẻ từ 10 - 15% tính theo trọng lượng cơ thể (Trẻ nặng 10kg cần mộtlượng nước uống 1 – 1,5l/ngày) Mùa nóng, trẻ cần nhiều nước hơn mùa lạnh Không cho trẻ uống các loại nước ngọt, nước hoa quả hay các nước đóng chai có đường trước bữa ăn vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và ảnh hưởng đến bữa ăn của trẻ
3 Nhóm thức ăn cần hạn chế
- Thực phẩm giàu đường và chất béo: đáp ứng năng lượng trong quá trình phát triển của bé Các thức ăn gồm: bánh rán nhiều dầu (mỡ), bánh quy, bánh ngọt, kem… Nếu bé lười vận động, thích ngồi xem tivi thì nên giới hạn lượng thức ăn này vì nếu không bé sẽ có nguy cơ bị thừa cân
- Thực phẩm giàu đường và chocolate: cũng dễ làm bé bị sâu răng nếu ăn thường xuyên Ngoài ra, chúng còn khiến bé giảm hứng thú với những món ăn có lợi cho sức khỏe khác
- Thực phẩm nhiều muối: các chuyên gia khuyến cáo, ở tuổi trẻ mẫu giáo chỉ cần một lượng khoảng 2g muối mỗi ngày ( tương đương 0.8g natri) Thật khó để đong đếm lượng muối chính xác vì bản thân nhiều thức ăn đã có chưa muối tự nhiên Những cách giúp hạn chế muối cho trẻ là:
+ Cho trẻ ăn bimbim hoặc các món như khoai tây giòn, khoai lang giòn… 1- 2 bữa một tuần
+ Không nên nêm muối khi đồ ăn đã dọn ra bàn
+ Tạo thói quen ăn vừa miệng cho trẻ, tránh ăn mặn
- Các loại cá nhiều dầu như: cá hồi, cá kiếm, cá ngừ, lươn…giàu omega3, vitamin A và D Tuy nhiên, những loại cá này cũng dễ chứa độc tố nếu ăn quá nhiều nên ăn 1 –2 bữa cá nhiều dầu mỗi tuần là phù hợp với trẻ
4 Nhóm thực phẩm cần tránh hoàn toàn
Trang 15- Trứng sống hoặc chỉ chín một phần có thể gây ngộ độc Cần nấu trứng thật chín trước khi cho trẻ ăn
- Cá lớn, sống lâu năm như cá mập, cá kiếm…chứa lượng thủy ngân cao nên không an toàn cho trẻ
- Nhiều loại hạt có thể gây hóc cho trẻ dưới 5 tuổi cũng nên tránh
- Trà và café cần tránh hoàn toàn vì chúng làm giảm khản năng hấp thụ sắt trong thực phẩm
- Nước ngọt: vì gây sâu răng
Giai đoạn trẻ mẫu giáo là giai đoạn trẻ phát triển nhanh về chiều cao, phát triển
mạnh về trí não Trẻ từ 3 tuổi trở lên tăng 150 – 250g và cao thêm 0,5 – 0,7 cm trong mỗi tháng Để đáp ứng được sự phát triển đồng đều như vậy, tính trung bình mỗi trẻ ở lứa tuổi này cần 91 kcal/ngày/kg thể trọng Ngoài ra, còn cần thiết cung cấp cho trẻ một chế độ ăn đầy đủ và đồng đều các chất dinh dưỡng: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng
- Thường xuyên thay đổi cách chế biến để tạo cảm giác ngon miệng
- Hạn chế cho trẻ ǎn đồ ngọt (bánh kẹo) Chỉ nên cho trẻ ǎn bánh, kẹo sau bữa ǎn
- Sau khi cai sữa cần có chế độ ǎn riêng cho trẻ, không bắt trẻ ǎn chung quá sớm với người lớn sẽ ảnh hưởng tới tiêu hóa của trẻ
Giờ ăn
- Khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ là từ 3 - 4 tiếng
- Giờ ăn lý tưởng nhất là bắt đầu lúc 6h sáng và kết thúc lúc 20h, tức là trẻ được
ăn 6 bữa một ngày trong đó có 2 bữa chính (11h và 16h30 - 17h)
- Bữa muộn nhất chỉ nên cho trẻ uống sữa, chứ không nên cho ăn các loại thực phẩm khác vì sẽ khiến dạ dày phải hoạt động, gây khó ngủ
Trang 16- Bữa sáng nên cho bé ăn đủ 3 nhóm: tinh bột (một bát mỳ, phở, bún, súp), sữa và một chút hoa quả
III XÂY DỰNG THỰC ĐƠN
1.4 Thực đơn
Là khẩu phần tính thành lượng thực phẩm, chế biến dưới dạng các món ăn sau khi sắp xếp thành bàng các món ăn từng bữa, hàng ngày, hành tuần, hàng tháng được gọi
là thực đơn
2 Nguyên tắc xây dựng thực đơn
Khẩu phần ăn phải cân đối và hợp lý:
2.1 Trước hết cân đủ năng lượng
Chất dinh dưỡng (4 nhóm protein, lipid, giuxid, vitamin và muối khoáng) Protit không được sử dụng hiệu quả nếu thiếu năng lượng và vitamin Con người nhất là trẻ
em muốn tạo máu không cần đạm mà cần sắt, đường, vitamin B12
Trẻ không hấp thu canxi nếu khẩu phần ăn không hợp lý tỷ lệ canxi
Vitamin A không phát huy tác dụng nếu thiếu protit
a Cân đối năng lượng:
P: 12-15%
L: 20-25%
G: 60-70%
b Cân đối protit: là thành phần quan trọng nhất
Tỷ số protit nguồn gốc động vật so với tổng số protit là một tiêu chuẩn nói lên chất lượng protit trong khẩu phần ăn
Vì vậy lượng đường không quá 10% năng lượng của khẩu phần
e Cân đối vitamin
- Khoáng chất như: photpho, canxi, magie