Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 76 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
76
Dung lượng
1,19 MB
Nội dung
+ Phát hãn, thanh thử, lợi thấp, tán thủy. Trị mùa hè bị sốt, sợ lạnh, không mồ hôi, đầu đau, ngực đầy, thử thấp, phù thũng, phong thủy, bì thủy (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). + Tán hàn, giải biểu, kiện Vị, lợi niệu (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). Liều dùng: 8 – 20g. Kiêng kỵ: + Uống hiều bị hao khí (Y Lâm Toản Yếu). + Không có biểu tà không nên dùng (Bản Thảo Tùng Tân). + Vì tính của Hƣơng nhu ôn vì vậy, không nên uống nóng vì có thể bị nôn mửa (Bản Thảo Cƣơng Mục). + Ngƣời trúng nhiệt: kiêng dùng. Ngƣời chân khí hƣ yếu: không nên uống nhiều (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). + Mồ hôi nhiều, biểu hƣ: cấm dùng (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị tâm phiền, hông sƣờn đau: Hƣơng nhu gĩa nát, ép lấy 2 chén nƣớc cốt uống (Trủu Hậu phƣơng). + Trị lƣỡi chảy máu nhƣ bị đâm: Hƣơng nhu ép lấy một chén nƣớc cốt uống (Trửu Hậu phƣơng). + Trị miệng hôi: Hƣơng nhu 1 nắm, sắc đặc để súc miệng (Thiên Kim Phƣơng). + Trị vào mùa hè nằm chỗ hóng gió, hoặc ăn thứ sống lạnh, rồi sinh chứng nôn mửa, tiêu chảy, sốt, đầu đau, cơ thể đau, bụng đau, chuyển gân, nôn khan, tay chân lạnh, bứt rứt: Hƣơng nhu 480g, Hậu phác (sao nƣớc gừng), Bạch biển đậu (sao), mỗi vị 280g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, thêm 2 chén nƣớc, nửa chén rƣợu, sắc lấy 1 chén, để nguội, uống liên tục 2 lần là kiến hiệu (Hƣơng Nhu Ẩm- Hòa Tễ Cục phƣơng). + Trị chảy máu cam không dứt: Hƣơng nhu tán bột. Mỗi lần uống 4g (Thánh Tế Tổng Lục). + Trị phù thủng: dùng bài ‗Hƣơng Nhu Tiễn‘ của Hồ Hạp cƣ sĩ: Hƣơng nhu khô 10 cân, gĩa nát, bỏ vào nồi, đổ nƣớc ngập quá 3 tấc, nấu cho ra hết khí vị, rồi gạn cho trong, lại đốt lửa nhỏ cô lại cho tới khi viên đƣợc. Làm viên to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 5 viên, ngày 3 lần, tăng dần thêm cho tới khi lợi tiểu là đƣợc (Bản Thảo Đồ Kinh). + Trị bệnh phong thủy, khí thủy, cả ngƣời sƣng phù: Hƣơng nhu 1 cân, đổ nƣớc nấu cho thật nát, bỏ bã lọc trong, rồi cô thành cao, thêm 40g Bạch truật (tán bột) trộn vào làm viên, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 10 viên với nƣớc cơm, ngày 5 lần, đêm một lần. Uống cho đến khi lợi tiểu là đƣợc (Nhu Truật Hoàn - Ngoại Đài Bí Yếu). + Trị quanh năm bị thƣơng hàn cảm mạo: Hƣơng nhu tán bột. Mỗi lần uống lần 8g với Rƣợu nóng (Vệ Sinh Giản Dị Phƣơng). Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Trị trẻ nhỏ chậm mọc tóc: Hƣơng nhu cũ 80g, sắc với một chén nƣớc cho đặc, hòa thêm nửa lạng mỡ Heo, bôi hàng ngày vào đầu (Vĩnh Loại Kiềm Phƣơng). + Trị da đầu lở: Hƣơng nhu cũ 80g, sắc với một chén nƣớc cho đặc, hòa thêm nửa lạng mỡ Heo và Hồ phấn, bôi (Tử Mẫu Bí Lục). + Trị thủy thủng: Hƣơng nhu làm quân, hợp với Nhân sâm, Truật, Mộc qua, Phục linh, Quất bì, Bạch thƣợc, Xa tiền tử, rất tốt (Bản Thảo Kinh Sơ). + Trị vào mùa hè bị thƣơng thử, cảm, sợ lạnh, phát sốt, đầu nặng, tâm phiền, không có mồ hôi: Hƣơng nhu 8g, Hậu phác 8g, Biển đậu 12g. sắc uống (Hƣơng Nhu Ẩm - Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). + Trị đầu đau do thƣơng thử, sốt, sợ lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, phiền muộn, khát nƣớc, tiểu vàng, tiểu đỏ: Hƣơng nhu, Cát căn, Ngƣ tinh thảo, Điền cơ hoàng, Thập đại công lao, mỗi thứ 12g, Thạch xƣơng bồ 8g, Mộc hƣơng 4g. Sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). + Trị phù thủng, không ra mồ hôi, rêu lƣỡi dày, ăn ít: Hƣơng nhu, Bạch truật, mỗi thứ 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). + Trị phù thủng không có mồ hôi, tiểu đỏ, tiểu ít: Hƣơng nhu 12g, Bạch mao căn 40g, Ích mẫu thảo 16g, Sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). + Trị nôn mửa, tiêu chảy: Hƣơng nhu, Tử tô, Mộc qua đều 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). + Trị trƣờng vị viêm cấp tính, kiết lỵ: Hƣơng nhu, Hồng lạt liệu, Thanh hao, đều 12g sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). Tham khảo: + Hƣơng nhu thuộc Kim và Thủy nó có công dụng đíều hòa suốt từ trên xuống dƣới, ở trên thì thanh đƣợc phế khí, trị đƣợc chứng trúng nắng, trừ đƣợc phiền nhiệt, trị Phế uất làm cho trọc khí bốc lên gây nên chứng miệng hôí. Trị khỏi chứng chảy máu cam, lƣỡâi chảy máu, ngoài ra lại còn có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu đƣợc phù thủng, khoan khoái trƣờng vị, tiêu thức ăn, hạ đƣợc khí xuống, những chứng bụng đau, thổ tả, vọp bẻ thì Hƣơng nhu là một vị thuốc cốt yếu vậy. Ngƣời bị đứt tay, đứt chân, dùng Hƣơng nhu nhai đắp vào rất chóng khỏi (Đan Khê Tâm Pháp). + Hƣơng nhu tán phong nhiệt, bệnh đột nhiên, vọp bẻ, sắc đặc. Mỗi lần uống nửa chén, hoặc tán nhỏ, trộn nƣớc uống trị chứng chảy máu cam (Thực Liệu Bản Thảo). + Hƣơng nhu có tác dụng hạ khí, trừ phiền nhiệt, chữa nôn nghịch do khí lạnh (Đại Minh Chƣ Gia Bản Thảo). + Mùa hè sắc uống thay nƣớc chè thì không bị bệnh thử, có tác dụng điều trung, hòa vị, súc miệng trị miệng hôi thối (Vƣơng Đình Minh). + Chữa cƣđc khí, sốt rét (Bản Thảo Cƣơng Mục). Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Hƣơng nhu có vị cay, tính tán, ôn thông cho nên giải đƣợc bệnh thử, hàn, uất nhiệt, hoắc loạn, phúc thống, thổ tả vọp bẻù, do mùa nắng ăn nhiều thức ăn sống lạnh mà gây bệnh. Vị của Hƣơng nhu cay ấm, có tác dụng thông khí, hòa trung, giải biểu. Nhờ công dụng trừ thấp, lợi thủy, nên tán đƣợc thủy thủng (Bản Thảo Kinh Sơ). + Các thầy chữa thƣơng thử đều dùng Hƣơng nhu, không biết rằng Hƣơng nhu là một vi tân ôn phát tán, nếu ăn uống thức ăn lạnh, dƣơng khí bị âm tà uất át, rồi phát nóng, sợ rét, đau đớn, phiền khát hoặc hoắc loạn, thổ tả, uống Hƣơng nhu thì rất hay. Nếu do khó nhọc quá mà bị thƣơng thử, mồ hôi ra nhiều, suyễn, khát, nên dùng bài ‗Thanh Thử Ích Khí Thang‘, hoặc nóng lắm, khál lắm, nên dùng bài ‗Nhân Sâm Bạch Hổ Thang‘. Nếu dùng lầm Hƣơng nhu làm chủ, biểu khí hƣ thêm, lại nóng thêm nữa. Hƣơng nhu là vị thuốc giải biểu về mùa hè, không có biểu tà, thì không nên dùng, tính nó lại ấm nóng, bệnh thuộc về ‗dƣơng thử‘ cũng cấm dùng, nó kỵ cả lửa và cả nắng (Bản Thảo Đồ Giải). + Hƣơng nhu đƣợc Biển đậu thì có tác dụng tiêu thử (Xích Thủy Huyền Châu). + Đƣợc Hậu phác trị thƣơng thử, hàn chứng. Đƣợc Bạch truật trị thử thấp, thủy thủng (Đắc Chân Bản Thảo). + Dùng Hƣơng nhu để làm thuốc giải biểu về mùa nắng, cũng nhƣ mùa đông dùng vị Ma hoàng, ngƣời khí hƣ không nên dùng nhiều. Hƣơng nhu lại có công chữa bệnh thủy thủng rất hiệu quả. Có một phụ nữ mặt và từ lƣng trở xuống đều bị thủng trƣớng, khó thở muốn chết, không nằm sấp đƣợc, tiêu chảy, tiểu ít, uống nhiều thuốc không khỏi. Lý Thời Trân xem mạch thấy mạch Trầm mà Đại, mạch Trầm chủ về bệnh thủy, mạch Đại chủ về bệnh hƣ (bệnh ‗đậu mạo phong'), do vừa khỏi bệnh lại cảm phong, liền cbo uống bài ‗Thiên Kim Thần Bí Thang‘, chứng suyễn bớt đƣợc một nửa. Lại dùng bài Vị Linh làm thang uống với bài ‗Nhu Truật Hoàn‘, trong 2 ngày, đi tiểu đƣợc nhiều, xọp bớt 7 - 8 phần, cứ thế mà uống thêm mấy ngày thì xọp hẳn. Vị Hƣơng nhu cay ấm, phát tán, tiết đƣợc nƣớc đọng ở trong mình ra. Trị mùa hè khí bế, không mồ hôi, khát, dùng Hƣơng nhu phải kèm Hạnh nhân, vì Hạnh nhân có vị đắng, tính giáng xuống và tiết đƣợc khí. Vì Hƣơng nhu có vị cay ấm, khí thăng, uống nóng dễ nôn mửa nên phải thêm các vị đắng mà giáng nhƣ Hạnh nhân, Hoàng liên, Hoàng cầm thì không mửa (Lâm Chứng Y Án). + Ma hoàng là thuốc giải biểu, cần phải phối hợp với Quế chi mới có tác dụng phát hãn. Hƣơng nhu là thuốc giải biểu, bản thân vị thuốc này đã có tác dụng phát hãn, thƣờng dùng vào mùa hè (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). + Thạch hƣơng nhu và Hƣơng nhu cùng là 1 vị. Hƣơng nhu mọc ở vùng đất bằng, lá to. Thạch hƣơng nhu mọc ở khe đá trên núi nên lá nhỏ, công dụng mạnh hơn Hƣơng nhu (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). + Hƣơng nhu dạng thuốc sắc, nên uống nguội, uống nóng dễ gây nôn mửa (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). Phân biệt: 1- Cần phân biệt với cây Húng giổi (Ocimum basilicum Linn) thuộc họ (Lamiaceae) (Xem: Cửu Tằng Tháp). 2- Ở Trung Quốc, ngƣời ta còn dùng cây Elshotzia patrini Garcke để làm vị Hƣơng nhu. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 3- Ngoài cây Hƣơng nhu trắng (Ocimum gratissimum Linn) vừa mô tả ở trên ra, ngƣời ta cũng còn dùng cây Hƣơng nhu tía hay É tía, É rừng, đó là cây Ocimum sanctum Linn. Thuộc cây nhỏ, sống hàng năm, có thể cao tới 0,5-1m. Thân vuông màu xanh nâu hoặc tím nhạt, lá mọc đối, có cuống dài, phiến là hình trứng hay hình mác, dài 1-5cm, mép có răng cƣa. hai mặt đều có lông. Hoa màu tím, mọc thành chùm đơn, xếp thành vòng 6-8 chiếc, ít phân nhánh. Lá hoa khi vò có mùi thơm của Đinh hƣơng. Mùa quả vào tháng 5-7. Cây đƣợc trồng làm thuốc khắp nơi. Thƣờng thƣờng Hƣơng nhu tía và Hƣơng nhu trắng dùng cùng chung một công dụng, trong tây y thƣờng dùng nó để kết tinh dầu dùng trong Nha khoa (Danh Từ Dƣợc Vị Đông Y). HƢƠNG PHỤ TỬ Xuất xứ: Danh Y Biệt Lục. Tên Hán Việt khác: Sa thảo, Phu tu (Biệt Lục), Bảo linh cƣ sĩ, Bảo tuyết cƣ sĩ (Ký Sự Châu), Nguyệt tuy đa (Kim Quang Minh Kinh), Tam lăng thảo, Tƣớc đầu hƣơng (Đƣờng Bản Thảo), Thảo phụ tử, Thủy hƣơng lăng, Thủy ba kích, Thủy sa, Sa kết, Tục căn thảo (Bản Thảo Đồ Kinh), Hạo, Đài, Hầu sa (Nhĩ Nhã), Địa mao (Quang Nhã), Địa lại căn, Lôi công đầu (Cƣơng Mục), Hƣơng lăng, Phụ mễ, Thử sa, Hồi đầu thanh, Tƣớc não hƣơng (Hòa Hán Dƣợc Khảo), Chế hƣơng phụ, Thất hƣơng bĩnh, Thủy tam lăng, Hƣơng phụ (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển), Cỏ cú, Củ gấu, Cỏ gấu (Dƣợc Liệu Việt Nam). Tên khoa học: Cyperus rtundus Linn. Họ khoa học: Họ Cói (Cyperaceae). Mô tả: Cây cỏ sống lâu năm, cao 10-60cm, có thân rễ nằm dƣới đất, phát triển thành hình thoi, dài 2- 4cm, đƣờng kính 0,5-1cm, vỏ ngoài mầu nâu thẫm hoặc nâu đen, có nhiều đốt, trên đốt có lông, bên trong mầu nâu nhạt, mùi thơm. Lá nhỏ hẹp dài bằng thân, ở giữa lƣng có gân nổi, cứng bóng, phần dƣới lá ôm thân cây. Cụm hoa đơn hay kép, có 3-5 lá bắc tỏa rộng ra, dài hơn cụm hoa nhƣng có khi ngắn. Các hoa cũng có trục nhẵn mang 3-20 hoa nhỏ. Mỗi hoa nhỏ khoảng 30 hoa, nhƣng cũng có thể thay đổi từ 8-70 hoa, trục hoa nhỏ có cánh. Vảy hoa hình trái xoan, tù. Nhị 3, bao phấn hình dải thuôn. Vòi nhụy dài bằng hay vƣợt bầu, đầu nhụy 3, dài. Quả bế có 3 cạnh, màu xám. Ra hoa từ mùa hè tới mùa đông. Địa lý: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Cây mọc hoang dại. Thu hái, sơ chế: Thu hái vào tháng 2-3 vào 8-9. Đem về phơi khô, đốt cháy lông và rễ con, tiếp tục phơi hoặc sấy tới độ ẩm dƣới 13%. Phần dùng làm thuốc: Thân rễ (thƣờng gọi là củ). Mô tả dược liệu: Thân rễ hình thoi, dài 1-3,5cm, rộng 0,4-1cm. Mặt ngoài màu đỏ sẫm hay nâu đen, có nhiều đốt ngang, mang lông cứng màu nâu và vết tích của rễ con. Mặt cắt ngang có lớp biểu bì mỏng, mô mầm vỏ màu hồng nhạt, tƣợng tầng mảnh, trung trụ màu nâu sẫm chiếm gần 1/2 bán kính. Mùi thơm vị hơi cay. Loại mọc ở bãi biển, củ to mập, chắc thơm, sạch lông, thịt hồng hào là tốt (Dƣợc Tài Học). Bào chế: + Rửa sạch mài trên đá nhám cho sạch hết vỏ, ngâm vào nƣớc Đồng tiện cho mềm. Phơi khô, gĩa nát hoặc dùng sống hoặc sao, hoặc tẩm giấm, muối tùy từng trƣờng hợp (Bản Thảo Cƣơng Mục). + Hƣơng phụ tứ chế: Còn gọi là ‗Tứ Chế Ô Phụ Hoàn‘, Lấy Hƣơng phụ 1 cân chia ra làm 4 phần, ngâm với 4 thứ: giấm, rƣợu, đồng tiện và muối, trong 3 ngày, rồi sấy khô. Ô dƣợc nửa cân cũng chế nhƣ Hƣơng phụ. Tất cả tán bột (Trung Dƣợc Đại Từ Điển). + Hƣơng phụ thất chế: Còn gọi là ‗Thất Chế Hƣơng Phụ Hoàn‘, gồm Hƣơng phụ, Đƣơng quy, Nga truật, Đơn bì, Ngải diệp, Ô dƣợc, Xuuyên khung, Diên hồ sách, Tam lăng, Sài hồ, Hồng hoa, Ô mai. Lấy Hƣơng phụ chia làm 7 phần, một phần ngâm với rƣợu Đƣơng quy, Một phần ngâm với nƣớc tiểu trẻ con tẩm với Nga truật, Một phần ngâm với nƣớc vo gạo và Đơn bì, Ngải diệp, Một phần ngâm với nƣớc vo gạo, Ô dƣợc, Một phần ngâmvới nƣớc lạnh tẩm Xuyên khung, Diên hồ sách, Một phần ngâm với nƣớc giấm ngâm Tam lăng, Sài hồ, Một phần ngâm với nƣớc muối và Ô mai, Hồng hoa (Mỗi thứ, mùa xuân ngâm 5 ngày, mùa hè ngâm 3 ngày, mùa thu ngâm 7 ngày, mùa đông ngâm 10 ngày, rồi phơi khô, xong chỉ lấy Hƣơng phụ tán bột, còn xác vị thuốc khác bỏ đi. Dùng nƣớc giấm trộn bột Hƣơng phụ làm thành viên (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). Hiện nay đa số thƣờng bào chế nhƣ sau: Sau khi phơi khô sao cháy lông và rễ con. a) ―Hƣơng Phụ Mễ‖: Phơi khô gĩa với trấu, cứ 1kg Hƣơng phụ trộn 0,5kg trấu, gĩa bằng chày nhọn đầu cho trụi hết lông và vỏ, gĩa không khéo sẽ bị nát. b) ―Hƣơng Phụ Thán‖: Phơi khô, sao cháy đen tồn tính, hạ thổ, để nguội, tán bột (Phƣơng Pháp Bào Chế Đông Dƣợc). Bảo quản: Đậy kín. Dễ sâu mọt. Hƣơng phụ chế không nên bào chế nhiều, chỉ nên dùng đủ trong vòng 15-20 ngày. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Thành phần hóa học: + b-Pinene, Camphene, 1,8-Cineole, Limonene, p-Cymene, Selinatriene, b-Selinene, a- Cyperone, b-Cyporene, Patchoulenone, a-Rotunol, Cyperol, Isocyperol, Copadiene, Eppoxyguane, Cyperolone, Rotundone, Kobusone, Isokobusone, Glucose, Fructose (Trung Dƣợc Học). + Glucose 8,3%, Fructose 9,1%, Starch 1-1,7%, Essential oil 0,65-1,4% (Shoaib A m và cộng sự, J Pharm. Sci V A R 1967, 8: 35 (C A 1970, 72: 24693r). + b-Pinene, Camphene, 1,8-Cineole, p-Cymene, Cyperene, Selinatriene, b-Selinene, Patchoulenone Trvedi B và cộng sự, Collection Czech Chem Commun 1964, 29: 1675 (C A 1964, 61: 5697h). + Cyperol, Isocyperol (Hikino H và cộng sự, Tetra Lett 1967, 15 (12): 1929). + Copadiene, Epoxyguaine, Cyperolone, Rotundone (Kapadia V H và cộng sự, Tetra Lett 1967, 47: 1661). + Rotunol (Hikino H và cộng sự, Tetra Lett 1969, 32: 2741). Tác dụng dược lý: + Nƣớc sắc Hƣơng phụ có tác dụng ức chế tử cung, có tác dụng giống nhƣ ‗Đƣơng Qui Tố‘ nhƣng yếu hơn. Tinh dầu có hoạt tính nhẹ của kích thích tố nữ, vì vậy, Hƣơng phụ thƣờng đƣợc dùng làm thuốc điều kinh (Trung Dƣợc Học). + Cồn chiết xuất Hƣơng phụ có tác dụng kháng viêm, giảm đau, giải nhiệt nhẹ. Có tác dụng an thần đối với trung khu thần kinh (Trung Dƣợc Học). + Nƣớc sắc Hƣơng phụ có tác dụng cƣờng tim và hạ áp (Singh N và cộng sự, Indian J Med Res 1970, 58 (1): 103). Cồn chiết xuất Hƣơng phụ có tác dụng ức chế trực tiếp cơ trơn của hồi trƣờng (Singh N và cộng sự, Indian J Med Res 1970, 58 (1): 103). + Dịch chiết Hƣơng phụ chích vào khoang bụng chuột với liều 100mg,kg, thấy có tác dụng kháng viêm (Gupta M, B, India J Med Res 1971, 59: 76). + Nƣớc sắc Hƣơng phụ có tác dụng ức chế đối với tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ Sonner và nột số nấm (Trung Dƣợc Học). Tính vị: + Vị ngọt, tính hơi hàn, không độc (Biệt Lục). + Tính hơi ấm, vị cay (Trấn Nam Bản Thảo). + Vị cay, hơi đắng, hơi ngọt, khí bình (Bản Thảo Cƣơng Mục). + Vị cay, hơi đắng, tính bình (Trung Dƣợc Học). + Vị cay, hơi đắng, ngọt, tính bình (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Quy kinh: + Vào kinh Can, Tỳ, Vị, Phế (Lôi Công Bào Chế Dƣợc Tính Giải). + Vào kinh Can, Đởm, kiêm vào Phế (Bản Thảo Cầu chân). + Vào kinh thủ Quyết âm Tâm bào, túc Quyết âm Can, thủ Thiếu dƣơng Tam tiêu, kiêm hành 12 kinh, nhập vào phần khí (Bản Thảo Cƣơng Mục). + Vào kinh Can, Tam tiêu (Trung Dƣợc Học). + Vào kinh Can, Tam tiêu (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). Tác dụng, Chủ trị: + Chủ giữa ngực có nhiệt, da lông sƣng. Uống lâu ngày có ích lợi cho cơ thể, râu tóc mọc dài thêm [tăng tuổi thọ] (Biệt Lục). + Lợi Tam tiêu, giải lục uất, tiêu ẩm thực, tích tụ, đờm ẩm, bỉ mãn, phù thủng, trƣớng nƣớc, cƣớc khí, các chứng đau tim, bụng đau, lợi răng đau, băng lậu, đới hạ, kinh nguyệt không đều, các bệnh trƣớc và sau khi sinh (Bản Thảo Cƣơng Mục). + Lý khí, giải uất, điều kinh, chỉ thống (Trung Dƣợc Học). + Lý khí, giải uất, điều kinh, chỉ thống. Trị vùng ngực toớng đau, bụng trƣớnd đau, hông sƣờn đau, kinh nguyệt không đều, ung nhọt sƣng đau (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). + Sơ Can, lý khí, điều khí, chỉ thống, kiện Vị. Trị khí uất không thƣ thái, thực tích, đàm trệ, táo bón, kinh nguyệt không đều (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). + Dùng sống có tác dụng thông khí, trừ đờm (thƣờng dùng Hƣơng phụ mễ). + Sao cháy: Có tác dụng cầm máu, bổ hƣ (thƣờng dùng Hƣơng phụ thán). + Tẩm sao (tẩm tứ chế, tẩm thất chế, tẩm nƣớc gừng, tẩm Cam thảo ) có tác dụng nhập vào Can thận, điều khí huyết, thông kinh bổ huyết hƣ, nhuận táo, hành kinh lạc (Trung Dƣợc Học). Liều dùng: 4 – 12g Kiêng kỵ: + Kỵ sắt (Lôi Công Bào Chích Luận). + Uống nhiều làm nâng khí lên (Thang Dịch Bản Thảo). + Phàm âm sự [kinh nguyệt] đến trƣớc kỳ, huyết nhiệt + Tinh huyết khô mà bế lại, kinh nguyệt đến trƣớc kỳ, huyết hƣ, nội nhiệt: cấm dùng (Dƣợc Phẩm Vậng Yếu). + Âm hƣ, huyết nhiệt, kinh nguyệt sớm thuộc nhiệt: cấm dùng (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Khí hƣ mà có nội nhiệt: không dùng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị ngƣời tuổi trung niên, tinh thần hao kém vì tâm huyết ít quá, hỏa không đi xuống, thủy không đi lên, thành ra tâm thận không giao hợp đƣợc với nhau, ở trên thì hay kinh sợ, giữa thì hay bị bế tắc, ăn uống không đƣợc, dƣới thì buốt lạnh gây nên di tinh, dùng 480g Hƣơng phụ, ngâm một đêm với nƣớc mới múc lên, vớt ra, mài trên đá cho sạch lông, sao vàng, rồi tán bột, 120g Phục thần, bỏ vỏ và rễ cái ở trong ruột rồi tán ra bột, trộn với mật làm viên, to bằng viên đạn. Cứ sáng sớm thức dậy uống 1 hoàn, phải nhai nhỏ rồi dùng bài ‗Giáng Khí Thang‘ gồm 15g Hƣơng phụ [cách chế nhƣ trên), 60g Phục thần, 45g Chích thảo. Ba vị tán bột, mỗi lần dùng 8g pha với nƣớc sôi để chiêu với thuốc] (Giao Cảm Đơn - Kinh Nghiệm Phƣơng). + Trị nhiệt khí bốc lên đầu mắt làm xây xẩm, các chứng đau ở giữa đầu hoặcmột bên đầu: Hƣơng phụ cạo sạch vỏ, cho nƣớc vào nấu qua một lát, gĩa dập, phơi khô rồi sao vàng tán bột, hoàn với mật, to bằng viên đạn. Mỗi lần uống 1 viên với nƣớc nóng, đàn bà thì uống với Giấm (Nhất Phẩm Hoàn - Kỳ Hiệu phƣơng). + Trị các chứng thuộc về bệnh khí đầy trƣớng, suyễn thở, nôn khan, ợ chua, buồn phiền, ngƣời hay đi sớm, đi đƣờng núi, bị phải sơn lam chƣớng khí: Dùng 400 lƣợng Hƣơng phụ (sao), 18 lƣợng Trầm hƣơng, 48 lƣợng Sa nhân, 120 lƣợng Chích cam thảo. Tất cả tán bột, mỗi lần uống 4g, cho vào một ítù muối, hòa với nƣớc nóng mà uống (Cục phƣơng). + Trị đàn ông, đàn bà đau trong ngực bụng, hoặc đau do khí huyết không thể chịu đƣợc: Hƣơng phụ 80g, Ngải diệp 20g, cho gấm vào nấu chín. Bỏ Ngải ra, chỉ lấy Hƣơng phụ tán bột, khuấy với hồ làm viên to bằng hạt đậu lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nƣớc nóng (Ngải Phụ Hoàn - Tập Giản phƣơng). + Trị đàm ẩm đã lâu, phong khí bốc lên, ngực và hoành cách mô không đƣợc thông lợi: Hƣơng phụ 40g, tẩm với nƣớc Tạo giáp, Bán hạ 40g, Khô phàn 20g. Tán bột, khuấy với hồ Gừng làm viên, to bằng hạt đậu lớn, mỗi lần uống 40 viên với nƣớc gừng nấu nóng (Nhân Tồn phƣơng). + Trị khí hƣ, phù thũng: Hƣơng phụ1 cân, tẩm nƣớc Đồng tiện 3 ngày, sao giòn, tán bột, hoàn với nƣớc hồ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 50 viên với nƣớc cơm (Đan Khê Tâm Pháp). + Trị sán khí, tiểu trƣờng khí kết: Hƣơng phụ 8g, Hải tảo 4g, nấu với Rƣợu, rồi lấy nƣớc mà uống và ăn luôn cả Hải tảo (Tập Giản phƣơng). + Trị các chứng bệnh phụ nữ, kinh nguyệt không đều: Hƣơng phụ 1 cân, bỏ lông cho sạch, chia làm 4 phần, 4 lƣợng ngâm với rƣợu, 4 lƣợng ngâm với dấm, 4 lƣợng ngâm với Muối, 4 lƣợng ngâm với Đồng tiện. Mùa xuân ngâm 3 ngày, mùa hè ngâm 1 ngày, mùa thu ngâm 5 ngày, mùa đông ngâm 7 ngày. Rồi gĩa sạch, phơi khô, gĩa nát, sao qua, tán bột. Quấy giấm làm hồ, trộn với thuốc bột làm thành hoàn, to bằng hạt đậu lớn. Mỗi lần uống 70 viên với rƣợu. Nếu ngƣời gầy thêm 2 lƣợng bột Trạch lan và 2 lƣợng bột Xích linh; Ngƣời khí hƣ gia bài ‗Tứ Quân‘; Ngƣời huyết hƣ thêm bài ‗Tứ Vật‘ (Tứ Chế Hƣơng Phụ Hoàn - Thụy Trúc Đƣờng Kinh Nghiệm phƣơng). + Trị đàn bà khí thịnh, huyết suy, sinh ra các chứng đầu đau, bụng đầy: Hƣơng phụ (sao) 160g, Bạch phục linh 40g, Chích thảo 40g, Quất hồng 20g. Tất cả tán bột, mỗi lần uống 8g với nƣớc sôi (Ức Khí Tán - Tế Sinh phƣơng). Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Trị xích đới, bạch đới và băng huyết: Hƣơng phụ, Xích thƣợc, hai vị bằng nhau, tán bột, sắc với 2 chén nƣớc còn 1 chén, uống nóng vào lúc đói (Thánh Huệ Phƣơng). + Thuận khí, an thai: Hƣơng phụ (sao), Xích thƣợc, 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 8g, với nƣớc sắc Tử tô (Thiết Trạo Tán - Trung Tàng Kinh). + Trị đàn bà có thai nôn khan, nôn ra nƣớc chua, thai động, ăn uống không ngon và nằm ngồi không đƣợc: Hƣơng phụ 80g, Hoắc hƣơng 8g, Cam thảo 8g. Tán bột, mỗi lần uống 8g với nƣớc sôi và ít muối (Nhị Hƣơng Tán - Thánh Huệ phƣơng). + Trị có thai đã 9 tháng, gần sinh, uống vào thì dễ sinh, không phải lo lắng gì: Hƣơng phụ 120g, Sa nhân 120g, Chích thảo 40g. Tán bột, mỗi lần uống 8g với nƣớc cơm (Thúc Thai Ẩm - Tập Nghiệm phƣơng). + Trị đàn bà con gái kinh nguyệt không đều, mặt vàng, chóng mặt, bụng đau, tích khối, băng đới, hay hƣ thai: Hƣơng phụ 480g, Ngải diệp 160g khô, cho giấm vào nấu cho cạn, lấy ra sao qua, tán bột, lại dùng 80g bột Đƣơng quy tẩm rƣợu. Hòa tất cả các thứ, rồi khuấy giấm với hồ làm thành hoàn (Ngải Phụ Hoàn - Đảm Liệu phƣơng). + Trị thổ huyết mãi không cầm: Hƣơng phụ 40g, Bạch phục linh 20g. Tán bột, mỗi lần uống 8g với nƣớc sắc Trần mễ (Đảm Liệu phƣơng). + Trị tiểu, tiểu ra máu, đau không chịu nổi: Hƣơng phụ, Trần bì, Xích linh, lƣợng bằng nhau, sắc uống lúc đói (Thập Tiện Lƣơng Phƣơng). + Trị các chứng hạ huyết: bột Hƣơng phụ 8g, Bách thảo sƣơng 4g, thêm 0,001g Xạ hƣơng, trộn uống với nƣớc Đồng tiện (Trực Chỉ phƣơng). + Trị ngƣời gìa cũng nhƣ trẻ con bị trực trƣờng sa: Hƣơng phụ, Kinh giới tuệ, hai vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g, bên ngoài ngâm rửa (Tam Nhân phƣơng). + Trị chính giữa đầu hay một bên đầu đau: Hƣơng phụ 480g (sao), Ô đầu (sao) 40g, Cam thảo 80g. Tán bột, hoàn với mật làm viên, to bằng viên đạn. Mỗi lần uống 1 viên với nƣớc Hành sắc (Bản Sự phƣơng). + Trị đầu đau do khí uất: Hƣơng phụ (sao) 160g, Xuyên khung 80g, Cam thảo 40g, Thạch cao 10g. Tán bột, mỗi lần uống 8g với nƣớc Chè (Trung Tàng Kinh). + Trị chứng tròng mắt đau do Can hƣ, thƣờng hay chói mắt và chảy nƣớc mắt sống: Hƣơng phụ 40g, Hạ khô thảo 20g. Tán bột, mỗi lần uống 4g với nƣớc Chè (Bổ Can Tán - Giản Dị phƣơng). + Trị tai điếc độ ngột: Hƣơng phụ để trên miếng ngói mà sao rồi tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với nƣớc sắc La Bặc tử (Giản Dị phƣơng). + Trị các chứng răng đau: Hƣơng phụ, Ngải diệp, sắc lấy nƣớc mà súc, rồi lại lấy bột Hƣơng phụ xát vào răng (Phổ Tế phƣơng). + Trị răng đau, chân răng lở loét: Hƣơng phụ mễ 120g (sao tồn tính), Thanh diêm 20g, Sinh khƣơng 20g. Tán bột, xát vào chân răng hàng ngày (Tế Sinh phƣơng). Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Trị tiêu khát lâu năm không dứt: Hƣơng phụ 40g, Bạch linh 20g. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g với nƣớc sắc Trần mễ (Tế Sinh phƣơng). + Trị mụn nhọt, ghẻ lở: Hƣơng phụ bỏ lông cho sạch, ngâm với nƣớc Gừng 1 đêm, vớt ra, sao khô, tán bột. Lúc nhọt mới phát, uống mỗi lần 8g, hoặc uống thƣờng nhƣ nƣớc Chè. Sau khi đã vỡ mủ, cũng nên uống (Ngoại Khoa phƣơng). + Trị rết cắn: Nhai củ Hƣơng phụ cho nhỏ mà đắp vào vết cắn là khỏi ngay (Tụ Trân phƣơng). + Đƣờng Huyền Tông trong ―Thiên bửu đơn phƣơng đồ‖ ghi rằng ―Hễ đàn bà bị chứng khác nhiệt trong tim, khí kết ở bàng quang và dƣới dƣờn ngày thƣờng buồn bực không đƣợc vui vẻ, dùng Hƣơng phụ300g, Quế tâm 150g, Vu di 90g, tán bột, trộn mật, quết cho đƣợc ngàn chầy. Làm thành viên to bằng hạt đậu lớn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 viên với Rƣợu hoặc nƣớc Gừng sắc lúc đói, cho tới khi hết bệnh (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). + Trị đau ngang vùng vị quản do hàn và khí trệ: Hƣơng phụ mễ tẩm Giấm sao, Cao lƣơng khƣơng rửa rƣợu 7 lần sao, hai vị đền tán bột, cho vào bình bịt kín cất dùng. Nếu đau do hàn: dùng 8g Khƣơng, 4g Phụ; Nếu đau do khí thì dùng 8g Phụ, 4g Khƣơng; Nếu đau do vừa khí vừa hàn: Dùng 2 vị bằng nhau. Phải dùng nƣớc cơm nóng làm thang, cho vào một thìa nƣớc gừng, một ngụm muối mà uống là khỏi. Dù bệnh đã lâu năm cũng chỉ dùng 5-6 lần là khỏi, bài này gọi là ‗Thần Thụ Thất Tán‘ (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). + Trị ngực bụng căng đau, dạ dày đau do thần kinh: Hƣơng phụ 8g, Ô dƣợc 12g, Cam thảo 4g, Sắc uống (Tiểu Ô Trầm Thang - Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). + Trị hông sƣờn trƣớng đau: Hƣơng phụ 12g, Lƣơng khƣơng 12g. Sắc uống (Lƣơng Phụ Hoàn - Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). + Trị khí thống do vị hàn: Hƣơng phụ tử 12g, Diên hồ sách 8g. Sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). + Trị kinh nguyệt không đều do ức chế tinh thần, khi có kinh thì bụng đau dƣới, vú đau: Hƣơng phụ tử, Ngải diệp, Trần bì, mỗi thứ 20g, Nguyệt qùy hoa 2 đoá. Sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). + Trị bụng đau khi hành kinh: Hƣơng phụ tử 24g, Ích mẫu thảo 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). + Trị tỳ vị suy yếu, tiêu hóa kém mà kèm theo các chứng tiêu chảy, nôn mửa, bụng đau, bụng đầy: Hƣơng phụ 8g, Sa nhân 4g, Mộc hƣơng 6g, Chỉ xác 8g, Đậu khấu nhân 6g, Hậu phác 12g, Hoắc hƣơng 8g, Bạch truật 12g, Trần bì 12g, Phục linh 12g, Bán hạ 12g, Cam thảo 4g, Sinh khƣơng 12g, Đại táo 5 trái. Sắc uống (Hƣơng Sa Dƣỡng Vị Thang - Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). Tham khảo. * Hƣơng phụ trị khách nhiệt trong tâm phúc, khí kết ở dƣới sƣờn, và những ngƣời thƣờng buồn rầu không đƣợc vui vẻ (Đồ Kinh Bản Thảo). * Hƣơng phụ trị bệnh thuộc về khí, bệnh hoắc loạn, thổ tả, bụng đau, bệnh thận khí, bàng quang lạnh (Dụng Dƣợc Pháp Tƣợng). Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com [...]... Mun th xem thc gi ly mt cỏnh Hng hoa b vo trong chộn nc núng thy nh mỏu, phi hai n ba ln cng cũn mi tht ltt Dựng sng, cho vo thuc thang sc ung dng huyt, tm ru dựng hot huyt phỏ huyt Thnh phn húa hc: + Ethyl acetate, Benzene, Pent-1-en-3-ol, 3-Hexanol, 2-Hexanol, 2-Hexenal, 3-Methyl butyric acid, Methylbutyric acid, p-Xylene, O-Xylene, Phenyl acetaldehyde, Nonanal, Terpinen-4-ol, Verbenone, Decanal,... Hnh o cho ta nhng v thuc sau y: - Lỏ = H o dip - V qu = H o xỏc = Thanh long y - Ht cũn v cng = Hch o - Mng mm gia v v nhõn ht = Phõn tõm mc - Nhõn ht = H o nhõn = Hnh o nhõn A- Lỏ H o - Thnh phn: tannin, acid ellagic, juglon (naphtoquinol), juglanin v tinh du - Tớnh cht: tannin v naphtoquinol cú tớnh khỏng khun Acid ellagic cú tớnh chng oxy-hoỏ yu Lỏ cú tớnh gan mch - Cụng dng: nc sc ung lm thuc... Benzothiazole, E, E-2, 4, E, E-2, 4 Decadienal, Methyl cinnamate 1, 2, Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 3-Trimethoxy-5-Methylbenzene, a-Copaene, 1-Tetradecene, a-Cedrene (Koshi Saito v cng s Ca 1991, 115: 5139e) + Galatose (T Trung T, Trung Dc thụng Bỏo 1982 9 (1): 31) + Nonacosane, b-Sitosterol, Palmitic acid, (Hong Giang, Trung Tho Dc 1984, 15 (5): 123) Tớnh v: V cay, Tớnh... 383) + b -Eudesmol 17,4%, Cadinol 14 ,6% , Guaiol 8,7%, Cymene 7,8%, 1,4-Cineol 5 ,6% , Caryophellen 5%, Linalool 4 ,6% , a -Terpineol 4,5%, Globulol 3,1%, a -Humulene 3,9%, 4Terpineol 3,4% (Q L Pu v cng s, Planta Med, 1990, 56 (1) : 129) Tỏc dng dc lý: Cht Magnolol (thnh phn Phenol ca Hu phỏc) cú tỏc dng phũng nga loột d dy trờn thc nghim, cú tỏc dng c ch Histamin g y co tht tỏ trng, c ch d dy tit dch... thng em phi hay sy khụ dựng lm thuc hay thc phm Phn dựng lm thuc: Nguyờn c con Mụ t dc liu: Loi to m di, da khụng cú gai l loi kộm Loi cú mu en tht dớnh, da cú nhiu gai l loi tt v q y Bo ch: 1- Ra sch phi khụ, sy giũn 2- Khi dựng ngõm nc cho mm, xt lỏt, phi dũn, tỏn bt 3- Thu bt v co ra cho sch bng nc mui, ln trong ra ngoi, ra sch, phi khụ, sy giũn Khi dựng ngõm vo nc cho mm xong xt mng 3-5 ly, sao vi... (mc nang) cú tờn khoa hc Sepia esculenta Hoyle, thuc h Seppidae Mc cú cu to c th dng thy ng hc, cú mng v y, cú th bi nhanh trong nc nh tia nc pht ra t phu thoỏt nc theo chiu ngc li, bi theo li phn lc u mc cú vũng tay, cũn gi l tua mc hay rõu mc, quanh ming, v phu thoỏt nc l hai c quan vn ng c trng mc Ngoi 8 tay ngn mc cũn cú hai tay di hn Mt trong cỏc tay cú rónh dn ti ming, vi nhiu giỏc trũn, cỏc... liangii ~ Allen) ú l c y to cao Lỏ nguyờn, mc so le Mt trờn mu xanh m, s vo trn tay, mt di mu xanh nht, s vo thy hi nhỏm Lỏ vũ ra nhai cú cht nht, thong cú mựi qu Hoa rt nh 6 - Cn phõn bit trỏnh nhm ln vi c y Vi rng (Eugenia jamboeana Lamk.) thuc h Myrtaceae, cng dựng vi tờn Hu phỏc ú l c y cao, lỏ thuụn hp y, mt trờn búng v thm mu, mt di nht hn, phi khụ mu nõu Cm hoa mc k lỏ 2 - Trung Quc cũn loi... chng ny l v Hu phỏc vo Can, cú tớnh m, lm tan vy Hn nhit, hi hp l bnh núng lnh m hi hp v Tõm h thỡ hi hp, Can h thỡ kinh Hu phỏc khớ m, cú th n Can, v ng cú th thanh Tõm Can tng huyt, Tõm sinh huyt, huyt ngng kt thỡ thnh chng tý (tờ), v ng cú th tit c, tớnh m cú tỏc dng hnh i c, vỡ vy tr chng huyt tý c nhc tờ di, cng vỡ huyt chy c m bỡ mao khụng tờ di vy V ng thỡ tit c, tớnh m thỡ hnh c, vỡ vy cng... sau: 1- Th Hu phỏc Magnolia Officinalis var Biloba Rehd et Wils rt ging loi trờn, chi khỏc u lỏ lừm xung chia thnh 2 th y 2 - Nht Bn dựng c y Hu phỏc ti ia phng vi c y Magnolia obovata Thunb., cng thuc h Magnoliaceae Ngoi nhng c y trờn ra, ngi ta cũn dựng cỏc c y sau vi tờn l Hu phỏc nam: 3 - C y Hu phỏc nam cũn gi l c y Re, Qu rng, Qu ln (Cinnamomum iners Reinw ex Blume) thuc h Lauraceae ú l c y to,... thỏng 3 - 11 C y mc hoang vựng rng nỳi tha, di tỏn c y g ln Kinh nghim nhõn dõn thng sc r (rt ng) cha st rột, ng c, say ru, x giun V thõn c y sc ung cha chng n khụng tiờu, kớch thớch tiờu húa nh Hu phỏc bc Kt hp c r c y v v c y cha ph n au bng lỳc cú kinh, nhc mi tay chõn Qu dựng cha kit l, bng di au ni ph n, tm tr gh, l nga Khụng dng cho ph n mang thai - Ngoi ra nhõn dõn cũn dựng v ca c y De vi . học: + b-Pinene, Camphene, 1,8-Cineole, Limonene, p-Cymene, Selinatriene, b-Selinene, a- Cyperone, b-Cyporene, Patchoulenone, a-Rotunol, Cyperol, Isocyperol, Copadiene, Eppoxyguane, Cyperolone,. Starch 1-1 ,7%, Essential oil 0 ,6 5-1 ,4% (Shoaib A m và cộng sự, J Pharm. Sci V A R 1 967 , 8: 35 (C A 1970, 72: 2 469 3r). + b-Pinene, Camphene, 1,8-Cineole, p-Cymene, Cyperene, Selinatriene, b-Selinene,. B và cộng sự, Collection Czech Chem Commun 1 964 , 29: 167 5 (C A 1 964 , 61 : 569 7h). + Cyperol, Isocyperol (Hikino H và cộng sự, Tetra Lett 1 967 , 15 (12): 1929). + Copadiene, Epoxyguaine, Cyperolone,