Trung tâm lưu tru quốc gia pdf

7 880 6
Trung tâm lưu tru quốc gia pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1. Trung tâm lưu tru quốc gia 1 Trong thời gian nghiên cứu tại trung tâm, các độc giả cần chấp hành nghiêm túc các điều khoản trong Nội quy sử dụng tài liệu lưu trữ tại Phòng đọc của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. Số lượng và thành phần cơ bản của tài liệu lưu trữ tại Trung tâm: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I hiện đang bảo quản một khối lượng tài liệu và tư liệu lớn gồm: - Khối tài liệu lưu trữ Hán-Nôm (thời kỳ Phong kiến). - Khối tài liệu lưu trữ tiếng Pháp (thời kỳ thuộc địa). - Khối tư liệu (ấn phẩm, báo chí tiếng Pháp, Việt, Anh, Hán - Nôm). Sau đây là số lượng và thành phần của các khối tài liệu : 1- Khối tài liệu Hán-Nôm: Đây là khối tài liệu được hình thành trong các cơ quan thuộc các triều đại phong kiến ở Việt nam, chủ yếu là triều đại nhà Nguyễn (từ Gia Long năm 1802 đến Bảo Đại năm 1945). Cụ thể như sau: - Tài liệu Châu bản triều Nguyễn từ Gia Long (1802) đến Bảo Đại (1945); Tài liệu Địa bộ: gồm trên 10.000 tập về các loại đất đai, kích thước, vị trí, chủ sở hữu v.v các làng xã từ Miền Bắc đến Miền Nam được lập trong hơn 30 năm đầu của triều Minh Mạng (1806-1837); - Tài liệu Nha huyện Thọ Xương: là tài liệu thuộc thành nội Hà nội; - Tài liệu Phông Nha Kinh Lược Bắc Kỳ: là tài liệu của cơ quan đại diện của triều đình nhà Nguyễn ở Bắc Kỳ trong những năm cuối thế kỷ XIX; - Sưu tập Tài liệu Hương Khê: từ Hậu Lê (1619) đến Tự Đức; - Khối Sách Hán- Nôm: gồm chục ngàn cuốn; - Sách Kinh Phật. 2- Khối tài liệu tiếng Pháp: Là khối tài liệu được hình thành trong các cơ quan chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương trước đây (gồm Việt Nam - Lào và Cămpuchia) và các sở chuyên môn của chính quyền thuộc địa Pháp ở Bắc Kỳ. Cụ thể các phông tài liệu như sau: • Khối tài liệu hành chính: - Phông Đô đốc và Thống đốc - Phông Toàn quyền Đông Dương. - Phông Nha Nông - Lâm - Thương mại Đông Dương - Phông Sở Địa dư Đông Dương - Phông Tổng Thanh tra Công chính Đông Dương - Phông Sở Tiếp tế và Vận tải biển Đông Dương - Phông nha Tài chính Đông Dương - Phông Sở Kiểm tra Tài chính Đông Dương. - Phông Nha Thương chính Đông Dương - Phông Sở Trước bạ và Tem Đông Dương - Phông Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương Nhóm 2 Trang 1 - Phông Tổng Thanh tra Y tế Đông Dương - Phông Tổng hội Viên chức Đông Dương - Phông Hạm đội Đông Dương - Phông Công ty Đường sắt Đông Dương- Vân Nam - Phông Toà Thượng Thẩm Hà nội. - Phông Thống sứ Bắc Kỳ. - Phông Sở Nông nghiệp Bắc Kỳ. - Phông Sở Địa chính Bắc Kỳ. - Phông Sở Công chính Bắc Kỳ. - Phông Sở Học chính Bắc Kỳ. - Phông Sở Y tế Bắc Kỳ. - Phông Sở Thú Y Bắc Kỳ. - Phông Công ty Than Hòn Gai. - Phông Công ty Bông Bắc Kỳ. - Phông Toà án Hải Phòng. - Phông Toà án Đà Nẵng . - Phông Toà Đốc lý Hà Nội. - Phông Sở Địa chính Hà Nội. - Phông Toà sứ Bắc Giang. - Phông Toà sứ Hà Đông . - Phông Toà sứ Hoà Bình. - Phông Toà sứ Lào Cai. - Phông Toà sứ Nam Định. - Phông Toà sứ Ninh Bình. - Phông Toà sứ Phú Thọ. - Phông Toà sứ Thái Bình. - Phông Toà sứ Thanh Hoá. - Phông Toà sứ Tuyên Quang. - Phông Toà sứ Yên Bái. - Các sở chuyên môn thành phố Hà Nội và Sài Gòn. - Khối tài liệu Sổ sách về Ngân sách Đông Dương. - Khối tài liệu nhân sự. - Sổ Thuế. - Tài liệu về điều tra dân số. - Sưu tập bản đồ. • Khối tài liệu chính quyền thân Pháp: - Phông Bảo Đại Hà Nội. - Phông Bảo Đại Đà Lạt. - Phông Sở Học chính Bắc Việt. - Phông Sở Thông tin- Tuyên truyền Bắc Việt - Phông Toà Thị chính Hà Nội. Nhóm 2 Trang 2 • Khối tài liệu kỹ thuật: - Tài liệu kiến trúc. - Tài liệu Giao thông đường bộ. - Tài liệu Thuỷ Lợi. - Tài liệu Thuỷ Lợi Miền Trung. 2. Trung tâm lưu trữ quốc gia 2 Kho Lưu trữ Mộc bản ở Đà Lạt thuộc Trung tâm Lưu trữ quốc gia II: Cho đến năm 1989, do khối lượng tài liệu ngày càng lớn với sự đa dạng về chất liệu của tài liệu nên việc bảo quản tài liệu cũng được xem xét kỹ lưỡng và có đầu tư lớn hơn. Nhận thấy Đà Lạt là nơi có thời tiết, khí hậu mát mẻ, thuận lợi rất nhiều cho việc giữ gìn và bảo quản loại tài liệu Mộc bản - một loại tài liệu quý hiếm và chiếm một số lượng lớn trong khối tài liệu của quốc gia nên ngày 20/12/1989, Kho Lưu trữ Mộc bản ở Đà Lạt trực thuộc Trung tâm Lưu trữ quốc gia II được thành lập theo Quyết định 107/QĐ-TC để thu thập, giữ gìn và bảo quản tài liệu này. Số lượng và thành phần cơ bản của tài liệu lưu trữ tại Trung tâm: 1. Tài liệu, tư liệu lưu trữ hiện đang bảo quản tại TT2 gồm: - 55 phông và khối phòng tài liệu. - 13.938 m giá tài liệu, tư liệu. - 4.396 đĩa và 597 cuộn băng ghi âm. - Hơn 70.000 phim, ảnh, microfim. 2. Thành phần tài liệu: Thành phần tài liệu lưu trữ Quốc gia được bảo quản tại TT2 gồm: - Tài liệu hành chính - Tài liệu nghe nhìn - Tài liệu khoa học kỹ thuật a.Tài liệu hành chính: Phản ánh đầy đủ các lĩnh vực quân sự, kinh tế, chính trị, văn hoá của các thời kỳ phong kiến Pháp thuộc, thời kỳ Mỹ nguỵ ở miền Nam, qua một số phông tiêu biểu như: - Sưu tập Mộc bản (bản in) - Thống đốc Nam kỳ - Toà đại biểu Chính phủ Việt nam - Phủ Thủ tướng Nguỵ quyền miền Nam - Phủ Tổng thống đệ nhất Cộng hoà miền Nam - Phủ Tổng thống đệ nhị Cộng hoà miền Nam b.ài liệu khoa học kỹ thuật: Chủ yếu là sưu tập bản đồ các loại qua các thời kỳ từ 1862-1975 gồm: Bản đồ hành chính, quân sự, giao thông, nông ngư nghiệp và bản đồ địa lý các nước Đông dương và thế giới. c. Tài liệu nghe nhìn: Nhóm 2 Trang 3 Chủ yếu là phim, ảnh thời sự, ghi lại các cuộc tiếp xúc của các quan chức, tướng lãnh các nước với quan chức Nguỵ quyền Sài Gòn. Các cuộc hội thảo, kinh lý của các quan chức cao cấp nguỵ quyền miền Nam trước năm 1975 d. Mộc bản: Ngoài thành phần tài liệu như trên, TT2 còn quản lý hơn 32.000 tấm Mộc bản. Tài liệu Mộc bản được hình thành chủ yếu từ hoạt động của Nội các, Quốc Sử Quán, Quốc tử Giám dưới triều Nguyễn (1802-1945). Nội dung tập trung vào ba vấn đề chính: - Lịch sử Việt Nam và Trung Hoa - Văn chương chính thống của triều đình nhà Nguyễn - Giáo dục Tài liệu lưu trữ Quốc gia tại TT2 được viết bằng nhiều thứ chữ như Hán-Nôm, Pháp, Anh, Campuchia và chữ Quốc ngữ. Được khắc trên gỗ, vẽ, viết, in trên vải và nhiều loại giấy khác nhau. 3. Trung tâm lưu trư quốc gia 3 Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III bao gồm 4 loại hình chỷ yếu sau: - Tài liệu Hành chính - Tài liệu Khoa học kỹ thuật - Tài liệu phim ảnh ghi âm - Tài liệu xuất xứ cá nhân I - Tài liệu Hành chính: Với số lượng hơn 5000 mét giá của 246 phông, trong đó khối tài liệu hành chính chiếm một vị trí lớn nhất trong kho lưu trữ của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Đây là những tài liệu gốc, chính bản, trong đó có nhiều bản viết tay hay có bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều lãnh đạo Nhà nước khác. Một trong những khối tài liệu quan trọng nhất là phông Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Việt Nam. ở đây bao gồm những hồ sơ, tài liệu về cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên ngày 06/01/1946, hồ sơ về các kỳ họp của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, trong đó có hồ sơ về kỳ họp đầu tiên Khoá thứ nhất của Quốc hội, và hồ sơ về Hội nghị Hiệp thương Chính trị thống nhất tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh năm 1975. Nói chung, tài liệu phông Quốc hội là những chứng cứ lịch sử phản ánh các hoạt động lập pháp của Nhà nước Việt Nam như quá trình xây dựng các đạo luật cơ bản từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến các Hiến pháp sau này; quá trình soạn thảo và ban hành các Đạo luật, Pháp lệnh, Nghị quyết quan trọng của Nhà nước. Chiếm một số lượng lớn và có một vị trí đặc biệt quan trọng là khối tài liệu hình thành trong hoạt động của Phủ Thủ tướng từ sau năm 1945 đến nay. Với sự đa dạng về thành phần, phong phú về nội dung, khối tài liệu này bao quát mọi lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội Việt Nam, từ những ngày đầu thành lập nước đến các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tiến tới thống nhất nước và xây dựng XHCN ngày nay. Nhóm 2 Trang 4 Thành phần tài liệu Phông Phủ Thủ tướng đã được phân loại thành các nhóm chính sau: 1. Tài liệu chung: ở đây bao gồm các nhóm tài liệu chính như hồ sơ các cuộc họp Hội đồng Chính phủ và Thường vụ Hội đồng Chính phủ; các loại văn bản pháp quy, Sắc lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước và của Thủ tướng Chính phủ; các loại báo cáo định kỳ, báo cáo về tình hình kháng chiến của Hội đồng Quốc phòng tối cao, của các ngành, các địa phương, các liên khu, về các phong trào thi đua ái quốc. 2. Tài liệu về nội chính phản ánh các vấn đề về tổ chức xây dựng và củng cố chính quyền từ Trung ương đến địa phương; về trật tự trị an, tư pháp, thanh tra; địa giới hành chính; về biên giới, hải đảo; về giảm tô và cải cách ruộng đất; cải tạo công thương nghiệp; về hoạt động của các tổ chức ngụy quyền, phản động; về tôn giáo và ngoại kiều; và các vấn đề xã hội khác 3. Trong nhóm tài liệu về quân sự có các huấn lệnh, huấn thị, nhật lệnh, kế hoạch, báo cáo về quân sự Nhóm tài liệu này thể hiện chiến lược, sách lược quân sự trong từng thời kỳ, tình hình động viên, huân luyện lực lượng quân sự; về việc sản xuất quân trang, quân dụng và trang bị quân đội; về sự điều hành chỉ đạo, lãnh đạo của Hội đồng Quốc phòng tối cao trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ; về những tổn thất trong chiến tranh, về chính sách tù binh, hàng binh và dân vận 4. Tài liệu về ngoại giao có các hồ sơ Hội nghị trù bị Việt - Pháp ở Đà Lạt (1946), Hội nghị Phông-ten-nơ-blô ở Pháp (1946), Hội nghị Giơ-ne-vơ (1954) và Hội nghị Pari về lập lại hòa bình ở Việt Nam; các Hội nghị Quốc tế ủng hộ Việt Nam; các hồ sơ về việc thiết lập quan hệ ngoại giao và ký kết các hiệp ước Hiệp định hợp tác quốc tế; về việc Việt Nam gia nhập Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác 5. Nhóm tài liệu về kinh tế tài chính thể hiện chủ trương, chính sách, biện pháp xây dựng và phát triển kinh tế trong từng thời kỳ của cách mạng Việt Nam. Trong đó có các hồ sơ Hội nghị Cán bộ Kinh tế Tài chính toàn quốc và của Ban Kinh tế Trung ương, Ban Kinh tế Chính phủ, chương trình, kế hoạch và báo cáo về tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, công thương nghiệp, tài chính, giao thông công chính của các ngành và các địa phương Trong đó có những tài liệu phản ánh những đóng góp của nhân dân cho kháng chiến như "Tuần lễ vàng cho quỹ Độc lập" 6. Tài liệu về văn xã phản ánh chủ trương, chính sách và hoạt động phát triển văn hóa, giáo dục, y tế và xã hội của Nhà nước Việt Nam. Trong đó có nhiều tài liệu phản ánh quá trình thành lập và phát triển của nhiều cơ quan văn hóa nghệ thuật; về các phong trào bình dân học vụ, xoá nạn mù chữ; về các chương trình cải cách giáo dục. 7. Nhóm tài liệu kế hoạch - thống kê lưu giữ những số liệu cơ bản về chỉ tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội dài hạn và ngắn hạn của Nhà nước Trung ương, của các ngành và các địa phương; các số liệu thống kê tổng hợp về kinh tế, văn hóa xã hội và dân số qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau. Ngoài hai nguồn tài liệu chính nêu trên, còn hàng loạt các phông của các Bộ, ngành cơ quan Trung ương, trong đó có nhiều cơ quan đã giải thể và nhiều cơ quan hiện đang hoạt động như các Bộ, ngành: Nội vụ, Lao động - Thương binh - Xã hội, Công Nhóm 2 Trang 5 nghiệp, Nông lâm, Nông trường, Thủy lợi, Nội thương, Giao thông, Y tế, Văn hóa, Giáo dục, Bưu điện, Dự trữ Quốc gia, Vật tư, Ngân hàng, Thể thao, Dầu khí. Bên cạnh đó, chiếm một vị trí đáng kể là khối tài liệu của các cơ quan hành chính cấp khu, liên khu đã giải thể như: Khu Tự trị Việt Bắc, Tây Bắc, Liên khu III, Liên khu IV, V, Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ, Trung bộ và các tỉnh miền Nam. Mảng tài liệu này phản ánh xác thực và đầy đủ cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và thắng lợi vẻ vang của nhân dân cả nước ta trong 9 năm kháng chiến chống Thực dân Pháp. II - Tài liệu Khoa học kỹ thuật: Tính đến nay, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đang bảo quản gần 1000 mét giá tài liệu Khoa học kỹ thuật của 32 công trình lớn có ý nghĩa quốc gia, trong đó có các công trình như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đường dây 500KV Bắc - Nam, Nhà máy Thủy điện Sông Đà, Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao, Nhà máy Tàu biển Phà Rừng, mỏ Apatít Lào Cai và mỏ Prít Giáp Lai, các cầu: Thăng Long, Chương Dương, Bến Thủy, Sông Gianh và nhiều công trình xây dựng cơ bản khác. III - Tài liệu nghe nhìn: 1. Tài liệu phim điện ảnh: bao gồm gần 96 bộ phim (với gần 500 cuộn phim) thời sự phản ánh cuộc sống sinh hoạt, chiến đấu, sản xuất của nhân dân Việt Nam. Trong đó có 20 bộ phim của các hãng phim nước ngoài quay trong thời điểm chiến tranh ở Việt Nam với những hình ảnh tố cáo tội ác chiến tranh của Đế quốc Mỹ đã gây ra ở Việt Nam và phản ánh sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với nhân dân Việt Nam. 2. Tài liệu ảnh: gần 100.000 tấm ảnh dương bản và 52.000 tấm phim (âm bản), 258 cuộn phim điện ảnh, phim thời sự phản ánh các hoạt động của Đảng, Chính phủ và nhân dân ta trong công cuộc xây dựng và đấu tranh bảo vệ đất nước. Trong đó có khối ảnh về hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Việt Nam tại Pháp năm 1946, ảnh về Hội nghị Giơ-ne-vơ (1954), Hội nghị Pari và các Hội nghị Quốc tế khác mà Việt Nam tham dự; ảnh về việc các phái đoàn Quốc hội, Chính phủ đi thăm nước ngoài và các phái đoàn nước ngoài đến Việt Nam. Một nhóm lớn tài liệu ảnh thể hiện những ngày lịch sử cách mạng tháng Tám năm 1945, những ngày toàn quốc kháng chiến năm 1946, tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" của các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô; ảnh về những trận đánh, những chiến dịch quân sự lớn trên các chiến trường chống ngoại xâm của nhân dân ta. Bên cạnh đó còn hàng ngàn tấm ảnh thể hiện tấm lòng của đồng bào cả nước và bạn bè khắp 5 Châu với Bác Hồ khi người từ trần; ảnh về quá trình chuẩn bị và xây dựng công trình Lăng Bác và Quảng trường Ba Đình Ngoài ra còn nhiều ảnh về phong cảnh đất nước, con người Việt Nam, về các đình, chùa, lễ hội truyền thống, tập quán sinh hoạt, sắc phục, về các hoạt động văn hóa thể thao; ảnh về quá trình xây dựng một số công trình lớn 3. Tài liệu ghi âm bao gồm hơn 4000 cuộn băng với gần 3000 tiếng băng và gần 300 đĩa, băng video với hai loại chủ yếu là ghi âm sự kiện và ghi âm nghệ thuật. Các cuốn băng ghi âm sự kiện ghi lại những mốc lớn, những sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc như các Đại hội Đảng, các kỳ họp Quốc hội, Hội nghị Chính trị đặc biệt (1964), các Nhóm 2 Trang 6 Đại hội Chiến sĩ anh hùng thi đua, các buổi mít tinh kỷ niệm ngày Quốc khánh, ngày lễ, các buổi đón tiếp khách quốc tế Đáng chú ý là hàng trăm băng ghi âm ghi lại giọng nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 02/9/1945, bài nói chuyện với Việt kiều tại Pari (Pháp) ngày 15/7/1946, lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến tháng 12/1946 và các bài nói chuyện, phát biểu khác của Người Một nhóm lớn đĩa, băng video ghi lại các đợt hội diễn văn nghệ toàn quốc, các bản nhạc, ca khúc dân ca nổi tiếng IV - Tài liệu xuất xứ cá nhân: Ngoài các loại hình tài liệu trên, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III còn bảo quản một khối lớn tài liệu có xuất xứ cá nhân của hơn 50 văn nghệ sĩ và một số nhà hoạt động tiêu biểu trong các lĩnh vực khoa học xã hội khác. Đó là những tài liệu được hình thành trong quá trình sống và hoạt động sáng tác của các cá nhân như: tài liệu tiểu sử, văn bằng chứng chỉ, thư từ, sổ sách, giấy tờ công vụ, bản thảo các tác phẩm, công trình sáng tác và nghiên cứu khoa học Đây là những nguồn tài liệu quý hiếm giúp để nghiên cứu về chân dung và cuộc đời của các cá nhân sau này. Bên cạnh đó, hiện nay ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III còn lưu giữ hơn 7 vạn hồ sơ cá nhân cùng một số kỷ vật của các cán bộ đi B trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ. Những hồ sơ, kỷ vật này là những minh chứng quan trọng, không những giúp cho các cán bộ đi B và thân nhân của họ giải quyết các chế độ chính sách mà còn là những kỷ vật về một thời chiến đấu vì cách mạng của các thế hệ tiền bối. Như vậy, với sự đa dạng về thành phần và phong phú về nội dung như trên, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III là nguồn sử liệu phản ánh toàn diện, đầy đủ và xác thực nhất cả quá trình lịch sử xây dựng và đấu tranh bảo vệ đất nước trong suốt hơn 50 năm qua. Nhóm 2 Trang 7 . Trung tâm lưu tru quốc gia 1 Trong thời gian nghiên cứu tại trung tâm, các độc giả cần chấp hành nghiêm túc các điều khoản trong Nội quy sử dụng tài liệu lưu trữ tại Phòng đọc của Trung tâm Lưu. trữ quốc gia I. Số lượng và thành phần cơ bản của tài liệu lưu trữ tại Trung tâm: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I hiện đang bảo quản một khối lượng tài liệu và tư liệu lớn gồm: - Khối tài liệu lưu. Tài liệu Thuỷ Lợi. - Tài liệu Thuỷ Lợi Miền Trung. 2. Trung tâm lưu trữ quốc gia 2 Kho Lưu trữ Mộc bản ở Đà Lạt thuộc Trung tâm Lưu trữ quốc gia II: Cho đến năm 1989, do khối lượng tài liệu ngày

Ngày đăng: 01/08/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan