200 Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Anh Bình ABBANK Hà Nội
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Với sự ra đời ngày càng nhiều của các NHTM cho thấy hoạt động của hệthống NHTM ngày càng chiếm một vị trí quan trọng và có sự ảnh hưởng rấtlớn đến sự phát triển của nền kinh tế Bất kì doanh nghiệp nào muốn hoạtđộng kinh doanh được thì phải có vốn Tuy nhiên, không phải doanh nghiệpnào cũng có thể tự huy động được nguồn vốn cho hoạt động của mình vàNHTM chính là chủ thể đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp
Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO), cả nước đang đẩy mạnh quá trình CNH - HĐH để đưa đất nước đến
sự phát triển bền vững Để có thể thực hiện được các mục tiêu của chính phủ
đề ra thì cần phải có một lượng vốn lớn Do đó, các NHTM cần phải đẩymạnh công tác huy động vốn để có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình đầu
tư và phát triển của đất nước Đặc biệt cuối năm 2007, đầu năm 2008, cácNHTM Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu vốn, chưa đáp ứng được nhu cầucho vay đối với nền kinh tế Vì vậy vấn đề huy động vốn càng trở nên cấpthiết Thực tế cho thấy, hàng loạt các ngân hàng đã đua nhau tăng lãi suất đểthu hút khách hàng gửi tiền, kết quả là thị trường tài chính rơi vào trạng tháibất ổn định Vấn đề đặt ra ngay tại thời điểm bây giờ đó là làm thế nào để cácNHTM có thể huy động vốn một cách an toàn, hiệu quả đáp ứng nhu cầu vốncho nền kinh tế mà vẫn đảm bảo cho sự ổn định của thị trường tài chính
Qua thời gian thực tập tại NHTM cổ phần An Bình - CN Hà Nội(ABBANK Hà Nội) và với tình hình thị trường tài chính Việt Nam như hiệnnay, em thấy đây là một vấn đề “nóng hổi” và được ABBANK Hà Nội rấtquan tâm và tìm mọi biện pháp để giải quyết Vì vậy, em đã chọn đề tài:
Trang 2“Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn và hoàn thiện
kế toán huy động vốn tại ABBANK Hà Nội” để có cơ hội nghiên cứu, tìm
hiểu kĩ về hoạt động huy động vốn và công tác kế toán huy động vốn tại đơn
vị, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để có thể góp phần vào sự pháttriển của hoạt động huy động vốn nói riêng và toàn bộ hoạt động kinh doanhnói chung của ABBANK Hà Nội
- Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độnghuy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại ABBANK Hà Nội
3 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung vào nghiên cứu thực trạng hoạt động huy động vốn
và kế toán huy động vốn tại ABBANK Hà Nội trong 3 năm gần đây: 2005,
2006, 2007
4 Đối tượng nghiên cứu.
Hoạt động huy động vốn và kế toán huy động vốn tại ABBANK Hà Nội
5 Phương pháp nghiên cứu.
Khóa luận sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp
để làm sáng tỏ hoạt động huy động vốn và kế toán huy động vốn tạiABBANK Hà Nội, có sử dụng các bảng biểu minh họa
Trang 36 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Khát quát chung về hoạt động huy động vốn và kế toán huy động vốn của NHTM.
Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn và kế toán huy động vốn tại ABBANK Hà Nội
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại ABBANK Hà Nội.
Trang 4CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 TỔNG QUAN VỀ NHTM.
Ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngânhàng và các loại hoạt động có liên quan
Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt độngngân hàng và các hoạt động khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, gópphần thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất nước
1.1.1 Vai trò của NHTM trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.1.1 Ngân hàng là nơi cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế.
Vốn có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Bất kì doanh nghiệp nàomuốn hoạt động kinh doanh đều phải có vốn Tuy nhiên không phải lúc nàomỗi doanh nghiệp cũng đều có nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động kinh doanh,
có doanh nghiệp thừa vốn, có doanh nghiệp lại thiếu vốn Vì vậy để giải quyếtvấn đề trên, NHTM đứng ra huy động các nguồn vốn nhàn rỗi và tạm thờinhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế như: Vốn tạm thờinhàn rỗi từ quá trình sản xuất của các doanh nghiệp, vốn tiết kiệm của các cánhân trong xã hội Bằng nguồn vốn huy động được từ nền kinh tế, thông quahoạt động tín dụng, NHTM sẽ cung cấp vốn cho mọi hoạt động và đáp ứngcác nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình tái sản xuất Nhờ hoạt độngcủa hệ thống NHTM và đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp cóđiều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc công nghệ, tăng năng suất laođộng, nâng cao hiệu quả kinh tế
Trang 51.1.1.2 Ngân hàng là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mức độ cạnh tranh ngày càng gaygắt Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng cảitiến máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, tìm tòi sử dụng nguyên vật liệumới, mở rộng quy mô sản xuất một cách thích hợp…để sản xuất ra những mặthàng có sức cạnh tranh cao không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở thịtrường quốc tế Tuy nhiên, những hoạt động này đòi hỏi phải có một lượngvốn đầu tư lớn, nhiều khi vượt quá khả năng vốn tự có của doanh nghiệp Do
đó, để giải quyết khó khăn này doanh nghiệp có thể tìm đến ngân hàng xinvay vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu đầu tư của mình Thông qua hoạt động tíndụng,ngân hàng là chiếc cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường Nguồnvốn tín dụng của ngân hàng cung ứng cho doanh nghiệp đã đóng vai trò quantrọng trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quá trình sản xuất kinhdoanh, đáp ứng nhu cầu thị trường và từ đó tạo cho doanh nghiệp một chỗđứng vững chắc trong kinh doanh
1.1.1.3 NHTM là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Hoạt động của các ngân hàng có liên quan đến hầu hết các hoạt độngkinh tế - xã hội Trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường, NHTM hoạtđộng một cách có hiệu quả thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của mình sẽthực sự là một công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Bằng hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các NHTM trong hệ thống,các NHTM đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông.Thông qua việc cung ứng tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế, NHTMthực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trường,điều khiển chúng một cách có hiệu quả và thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩmô: ”Nhà nước điều tiết ngân hàng, ngân hàng dẫn dắt thị trường”
Trang 61.1.1.4 NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc
tế
Để thúc đẩy nền kinh tế quốc gia ngày càng phát triển thì vấn đề giaolưu, mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh tế - xã hội với các nước trên thế giới,đặc biệt là các nước phát triển là rất quan trọng Việc phát triển kinh tế củamỗi quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một
bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó Vì vậy nền tài chính quốc gia phảihòa nhập với nền tài chính quốc tế và NHTM cùng với các hoạt động củamình đã đóng vai trò là cấu nối quan trọng này Với các nghiệp vụ như nhậntiền gửi, cho vay, thanh toán, hối đoái và các nghiệp vụ khác, NHTM đã tạođiều kiện thúc đẩy ngoại thương không ngừng phát triển Thông qua các hoạtđộng thanh toán, kinh doanh ngoại hối, quan hệ tín dụng với các ngân hàngthương mại nước ngoài, hệ thống NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết nền tàichính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế
1.1.2 Chức năng của NHTM.
1.1.2.1 Chức năng làm thủ quỹ cho xã hội.
Thực hiện chức năng này, NHTM nhận tiền gửi của công chúng, cácdoanh nghiệp và các tổ chức, giữ tiền cho khách hàng của mình, đáp ứng nhucầu rút tiền và chi tiền của họ
Ngân hàng sử dụng khoản tiền của khách hàng để cho vay và trả chokhách hàng khoản lợi tức tiền gửi
Như vậy, chức năng này vừa đem lại lợi ích cho ngân hàng vừa đem lạilợi ích cho khách hàng
Trang 71.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán.
Chức năng này được thể hiện thông qua việc ngân hàng thực hiện tríchtài khoản tiền gửi của khách hàng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; nhậpvào tài khoản của khách hàng tiền thu từ bán hàng và các khoản thu khác theoyêu cầu của họ
Chức năng này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh tế: Gópphần tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt và đảm bảo thanh toán an toàn chophép khách hàng thực hiện thanh toán nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt nócòn làm tăng uy tín cho ngân hàng, tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn tiềngửi
1.1.2.3 Chức năng làm trung gian tín dụng.
NHTM là tổ chức kinh tế kinh doanh hàng hóa đặc biệt - tiền tệ Thôngqua việc huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng hìnhthành nên quỹ cho vay của nó rồi đem cho vay đối với nền kinh tế Như vậy,ngân hàng đã giúp người gửi tiền thu được một khoản lợi tức từ nguồn vốntạm thời nhàn rỗi của mình, người vay tiền có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sảnxuất kinh doanh, đồng thời ngân hàng cũng thu được một khoản lợi nhuận từchênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động Lợi nhuận này chính là
cơ sở để tồn tại và phát triển của ngân hàng
Sự kết hợp giữa chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toánlàm cho hệ thống NHTM có khả năng mở rộng tiền gửi Từ một khoản tiềngửi ban đầu, thông qua cho vay bằng chuyển khoản trong hệ thống NHTM, sốtiền gửi đã tăng lên gấp bội so với lượng tiền gửi ban đầu
Trang 81.1.3 Nghiệp vụ của NHTM.
1.1.3.1 Nghiệp vụ thuộc tài sản nợ.
Nghiệp vụ thuộc tài sản nợ phản ánh nguồn vốn của ngân hàng, baogồm:
* Vốn tự có
Vốn tự có của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được,thuộc sở hữu của ngân hàng, vốn này chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổngnguồn vốn của ngân hàng song lại là điều kiện pháp lí bắt buộc khi thành lậpngân hàng
+ Vốn tự có bao gồm :
Vốn tự có là vốn pháp định – vốn điều lệ
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập ngân hàng dopháp luật quy định, còn vốn điều lệ là vốn do cổ đông đóng góp và được ghivào điều lệ hoạt động của ngân hàng và theo quy định phải bằng vốn phápđịnh
Vốn tự có bổ sung : Bao gồm quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự trữđặc biệt để bù đắp rủi ro Ngoài các quỹ trên, vốn tự có bổ sung còn bao gồmphần lợi nhuận chưa phân phối hoặc các quỹ đặc biệt khác như: Quỹ phúc lợi,quỹ khen thưởng, quỹ khấu hao tài sản cố định…
* Vốn huy động
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từcác tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiệncác nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và đượclàm vốn để kinh doanh
Trang 9Ngân hàng có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu nguồn vốn này
và có trách nhiệm hoàn trả khi đến hạn ( tiền gửi có kỳ hạn) hoặc khi họ cónhu cầu rút vốn (tiền gửi không kỳ hạn)
Tuy nhiên, ngân hàng cũng không thể sử dụng hết nguồn vốn huy độngnày mà phải duy trì một tỉ lệ nhất định (dự trữ bắt buộc, dự trữ đảm bảo khảnăng thanh toán) theo quy định của NHNN
Vốn huy động bao gồm: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửitiết kiệm, vốn phát hành giấy tờ có giá
Trong quá trình làm trung gian thanh toán, NHTM cũng tạo ra được gọi
là khoản vốn trong thanh toán: Vốn trên tài khoản mở thư tín dụng, tài khoảntiền gửi séc bảo chi, các khoản tiền phong tỏa…
Trong nghiệp vụ đại lý, NHTM cũng thu hút được một lượng vốn đáng
kể trong quá trình thu hoặc chi hộ khách hàng, làm đại lý cho TCTD khác,nhận và chuyển vốn cho khách hàng hay một dự án đầu tư
Những khoản tiền trên được ngân hàng tạm thời sử dụng vào hoạt độngkinh doanh của mình
1.1.3.2 Nghiệp vụ thuộc tài sản có.
Nghiệp vụ thuộc tài sản có phản ánh việc sử dụng vốn của NHTM
Trang 10Đây là nghiệp vụ nhằm đảm bảo hai mục tiêu là an toàn và sinh lời chongân hàng, bao gồm:
Nghiệp vụ ngân quỹ: Khoản mục này bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi
tại ngân hàng khác, tiền gửi ở NHTW
Các bộ phận trên hình thành nên phần dự trữ của NHTM, phần dự trữnày không tạo ra lợi nhuận nhưng nó đảm bảo khả năng thanh toán và cácnghĩa vụ tài chính cho ngân hàng
Nghiệp vụ cho vay: Đây là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các ngân hàng
truyền thống, bao gồm cho vay ngắn hạn: Chiết khấu thương phiếu, cho vaytheo hạn mức tín dụng, cho vay từng lần… và cho vay dài hạn: Cho vay theo
dự án, cho vay thuê mua…
Nghiệp vụ đầu tư: Ngân hàng thực hiện đầu tư vào chứng khoán để đáp
ứng các mục tiêu của mình như: Tăng thu nhập, nâng cao khả năng thanhkhoản, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi ro trong hoạtđộng kinh doanh của mình
1.1.3.3 Các nghiệp vụ khác.
Các dịch vụ ngân hàng: Các NHTM với chức năng vốn có thực hiện các
dịch vụ thanh toán, dịch vụ cho thuê két sắt,
Nghiệp vụ ngoại bảng: Dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng, nghiệp vụ kinh
doanh ngoại hối, nghiệp vụ ủy thác và đại lý,…
1.2 Nội dung cơ bản về hoạt động huy động vốn của NHTM.
1.2.1 Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn.
Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng của NHTM, mặc dùđây không phải là nghiệp vụ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho ngân hàngnhưng nó lại quyết định đến hoạt động kinh doanh của NHTM Bởi vì với
Trang 11mức vốn điều lệ ban đầu khi thành lập nó chỉ đủ để ngân hàng mua sắm, trang
bị các tài sản cố định: Trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bị cần thiết cho hoạtđộng chứ chưa đủ để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanhnhư: Cấp tín dụng và các dịch vụ khác, để có vốn phục vụ cho các hoạt độngnày, ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng Như vậy hoạt động huyđộng vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng cũng như đối với kháchhàng
1.2.1.1 Đối với NHTM.
Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàngthực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác, không có nghiệp vụ huy động vốn,NHTM sẽ không có đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình, nguồn vốnhuy động sẽ quyết định quy mô tín dụng và các hoạt động khác của ngânhàng Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn NHTM có thể đo lườngđược uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng từ đóNHTM có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn đểgiữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng Có thể nói hoạt động huy độngvốn góp phần giải quyết ”đầu vào” của ngân hàng
1.2.1.2 Đối với khách hàng.
Nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm vàđầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lời, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăngtiêu dùng trong tương lai
Mặt khác, nghiệp vụ huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng mộtnơi an toàn để họ cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi
Nghiệp vụ huy động vốn còn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận vớicác dịch vụ khác của ngân hàng: Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, dịch vụ
Trang 12tín dụng khi khách hàng có nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh hoặc cầntiền cho tiêu dùng.
1.2.2 Các nghiệp vụ huy động vốn của NHTM.
1.2.2.1 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi.
Tiền gửi thanh toán:
Tiền gửi thanh toán là hình thức huy động vốn của NHTM bằng cách mởcho khách hàng tài khoản gọi là “tài khoản tiền gửi thanh toán” Tài khoảnnày mở cho đối tượng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu thực hiệnthanh toán qua ngân hàng Tuy nhiên không phải lúc nào mọi người cũng huyđộng số dư tiền gửi thanh toán của họ vào thanh toán, do đó ngân hàng có thể
sử dụng cho hoạt động của mình khi số dư này tạm thời nhàn rỗi
Tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi không kì hạn, khách hàng có thể rút
ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho ngân hàng nên ngân hàngkhông thể chủ động trong việc sử dụng loại tiền này, do đó ngân hàng thườngtrả lãi cho loại tiền gửi này rất thấp, thậm chí không trả lãi Khách hàngthường duy trì số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán không nhiều chỉ đủ đểđáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả hàng ngày của họ
Tiền gửi có kì hạn:
Tiền gửi có kì hạn là loại tiền gửi mà khách hàng được rút ra sau mộtthời gian nhất định từ một vài tháng đến một vài năm Mục đích của ngườigửi tiền là lấy lãi và ngân hàng có thể chủ động kế hoạch hóa việc sử dụngnguồn vốn này vì thời hạn của nguồn vốn Mức lãi suất cụ thể phụ thuộc vàothời gian gửi tiền và sự thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng trên cơ sởxem xét đến mức độ an toàn của ngân hàng cũng như quan hệ về cung cầuvốn tại thời điểm đó Tuy nhiên để tạo tính lỏng cho loại tiền gửi này, hấp dẫn
Trang 13khách hàng, ngân hàng có thể cho phép khách hàng được rút tiền trước thờihạn đổi lại khách hàng chỉ được hưởng mức lãi suất thấp, thậm chí khôngđược hưởng lãi.
Tiền gửi tiết kiệm:
Tiết kiệm không kì hạn: Là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của cá nhân gửi
vào ngân hàng nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi nhưng không thiết lập được
kế hoạch sử dụng trong tương lai Đối với loại tiền gửi này, khách hàng có thểrút ra bất cứ lúc nào, tuy nhiên không được sử dụng để thực hiện các giaodịch thanh toán, chi trả cho người khác
Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn: Khác với tiền gửi tiết kiệm không kì hạn,
tiền gửi tiết kiệm có kì hạn được cá nhân gửi vào ngân hàng vì mục tiêu antoàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai Sử dụngloại tiền gửi này là những cá nhân có mong muốn thu nhập ổn định và thườngxuyên đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng và hàng quý Vì vậy loại tiền gửinày có mức lãi suất cao hơn loại tiền gửi không kì hạn
Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút tiền gửi theo đúng kì hạn đã camkết, không được phép rút tiền trước hạn Tuy nhiên để khuyến khích, thu hútkhách hàng gửi tiền, ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền gửi trước hạnđổi lại khách hàng được hưởng mức lãi suất thấp hơn thường bằng mức lãisuất tiền gửi không kì hạn, thậm chí không được hưởng lãi
Các loại tiết kiệm khác: Ngoài 2 loại tiết kiệm trên, ngân hàng còn thiết
kế những loại tiền gửi khác như: Tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiếtkiệm bậc thang…với những nét đặc trưng nhằm đáp ứng, thoả mãn nhữngnhu cầu khác nhau của khách hàng
Trang 141.2.2.2 Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá.
Giấy tờ có giá là các công cụ nợ do ngân hàng phát hành ra để huy độngvốn trên thị trường Đây là nghiệp vụ tương đối ổn định và ngân hàng có thểchủ động sử dụng với những mục đích đã định trước Ngân hàng chỉ thực hiệnhuy động vốn thông qua hình thức này khi vốn tự có và vốn huy động tiền gửikhông đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng đã định Tùy vào mục đích cụ thể ngânhàng sẽ xác định khối lượng huy động, thời hạn huy động, phương pháp huyđộng và mức lãi suất huy động hợp lý
- Huy động vốn ngắn hạn: Để huy động vốn ngắn hạn, ngân hàng có thể
phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn Giấy tờ có giá ngắn hạn là những giấy tờ
có giá có thời hạn dưới 12 tháng: Kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tínphiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác
- Huy động vốn trung và dài hạn: Muốn huy động vốn trung và dài hạn,
NHTM có thể phát hành giấy tờ có giá trung và dài hạn Giấy tờ có giá trung
và dài hạn là những giấy tờ có giá có thời hạn trên 12 tháng: Trái phiếu, cổphiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn,…
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM.
1.2.3.1 Nhân tố khách quan.
* Kinh tế: Các yếu tố kinh tế có tác động lớn đến hoạt động huy động
vốn của NHTM như: Thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ lạm phát, tốc độtăng trưởng, tỉ lệ thất nghiệp,…
Các yếu tố kinh tế có tác động mạnh mẽ đến nhu cầu và cách thức sửdụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Do đó nó chi phối đến công tác huyđộng vốn và khả năng thỏa mãn nhu cầu về vốn của nền kinh tế
Trang 15Khi nền kinh tế đất nước đang trong giai đoạn tăng trưởng, tình hình sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp tốt, các doanh nghiệp sẽ cần nhiều vốnhơn để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của mình, từ đó thúcđẩy các ngân hàng tăng cường hoạt động huy động vốn Nền kinh tế tăngtrưởng còn làm tăng thu nhập của người dân kéo theo nhu cầu tiết kiệm lớntạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng.
* Chính trị, pháp luật, chính sách của chính phủ:
Hoạt động huy động vốn cũng như bất kì hoạt động kinh doanh nào khácđều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật Các ngân hàng phải tuân theo cácquy định của pháp luật về huy động vốn như: Tỉ lệ huy động vốn so với vốn
tự có, quy định về các điều kiện phát hành GTCG, quy định về mức lãi suấthuy động phải trong biên độ nhất định,…Những quy định trên nhằm đảm bảocho sự ổn định và an toàn trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng
Bên cạnh đó các chính sách về tài chính tiền tệ, giá cả, chính sáchkhuyến khích đầu tư phát triển kinh tế, xã hội,…trong từng thời kì cũng cóảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NHTM nói chung và công tác huy độngvốn nói riêng
Sự ổn định về chính trị cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy việc tạo vốn.Một đất nước có nền chính trị ổn định sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh tốtcho các nhà đầu tư, tạo dựng sự an tâm cho dân chúng khi gửi tiền vào ngânhàng
* Văn hóa - xã hội: Trình độ văn hóa, phong tục, tập quán,…của từng
vùng, từng địa phương, từng dân tộc, có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi vànhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Thói quen sử dụng tiềnmặt của người dân đã hạn chế sự phát triển của loại hình thanh toán khôngdùng tiền mặt Sự không tin tưởng vào ngân hàng đã dẫn đến việc người dân
Trang 16không gửi tiền vào ngân hàng mà cất trữ dưới dạng tiền mặt, vàng bạc đá quý.Tất cả những hành vi trên đã làm giảm hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.
* Công nghệ: Sự thay đổi về công nghệ có tác động rất mạnh mẽ đến
hoạt động kinh doanh của ngân hàng Công nghệ mới cho phép ngân hàngphát triển và ứng dụng các trang thiết bị hiện đại đáp ứng các nhu cầu ngàycàng cao của khách hàng Hiện nay với việc sử dụng dịch vụ chuyển tiềnnhanh, lắp đặt ngày càng nhiều máy rút tiền tự động (ATM), sử dụng dịch vụngân hàng tự động, internet banking, mobile banking,…đã tạo điều kiện rấtthuận lợi cho hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động huy động vốn củangân hàng
1.2.3.2 Nhân tố chủ quan.
* Trình độ nghiệp vụ và thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng:
Đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng là nhân tố quan trọng và trực tiếpthực hiện các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Do đó hiệu quả kinhdoanh của ngân hàng được quyết định rất lớn bởi họ
Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng cao sẽ giúp cho mọi giao dịchđược thực hiện nhanh chóng và hiệu quả, từ đó tạo điều kiện cho ngân hàng
mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút khách hàng
Là bộ mặt của ngân hàng, thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng quyếtđịnh đến quy mô tiền gửi
Nếu ngân hàng hoạt động tốt, có uy tín, nhân viên ngân hàng luôn cởi
mở, nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến gửi tiền sẽ thu hútđược nhiều khách hàng và từ đó giúp ngân hàng huy động được nhiều vốnhơn
Trang 17* Sự đa dạng của các hình thức huy động vốn:
Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với các mục đích và nhu cầu khácnhau Vì vậy ngân hàng càng đa dạng các hình thức huy động vốn thì khảnăng thu hút vốn trong nền kinh tế càng lớn Với nhiều hình thức huy độngvốn khác nhau, mỗi khách hàng sẽ có nhiều cơ hội tìm cho mình một hìnhthức đầu tư hợp lý, từ đó ngân hàng sẽ thu hút và “giữ chân” được khách hànggửi tiền tại đơn vị mình
* Khả năng ứng dụng công nghệ tại ngân hàng
Sự phát triển của công nghệ ngày càng lớn mạnh Tuy nhiên, khả năngứng dụng tại mỗi ngân hàng là khác nhau Những ngân hàng nào nhanh chóngtiếp cận và ứng dụng công nghệ mới để cải tiến máy móc, trang thiết bị phục
vụ hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự thuận tiện hơncho khách hàng thì sức cạnh tranh sẽ cao hơn Từ đó thu hút được nhiềukhách hàng đến gửi tiền, tăng lượng vốn huy động cho ngân hàng
* Hoạt động marketing ngân hàng.
Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng, để tồn tại,phát triển và thu hút được khách hàng đến với ngân hàng, các ngân hàng cầnthực hiện tốt hoạt động marketing, áp dụng chiến lược marketing hỗn hợpnắm bắt nhu cầu khách hàng, tác động vào nhu cầu của họ duy trì được cáckhách hàng cũ và khơi dậy khách hàng tiềm năng
* Uy tín của ngân hàng
Với một số lượng lớn ngân hàng đang hoạt động trên thị trường, kháchhàng có nhiều sự lựa chọn khi có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng Khách hàngthường có xu hướng gửi vào ngân hàng nào có uy tín do tạo dựng được niềmtin nơi họ Vì vậy vấn đề mà các ngân hàng đặc biệt quan tâm là không ngừng
Trang 18nâng cao uy tín của mình trên thương trường, từ đó có điều kiện phát triển và
mở rộng hoạt động kinh doanh của mình
* Chính sách lãi suất của ngân hàng
Khi gửi tiền vào ngân hàng, lãi suất là mối quan tâm chủ yếu của kháchhàng Vì vậy để huy động được nhiều vốn đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình,các ngân hàng cần có chính sách lãi suất hợp lý vừa kích thích khách hàng gửitiền vừa đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM.
1.2.4.1 Khái niệm về hiệu quả huy động vốn.
Hiệu quả huy động vốn là phạm trù phản ánh trình độ và khả năng đảmbảo thực hiện công tác huy động vốn có kết quả và hiệu quả cao với chi phínhỏ nhất
1.2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn.
Để đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM, thường căn cứ vào một
số chỉ tiêu sau:
- Sự gia tăng về tính ổn định của vốn huy động:
Về khối lượng và cơ cấu: Khối lượng vốn mà ngân hàng huy động được
có đạt được kế hoạch đã đặt ra hay không Cơ cấu vốn huy động có hợp lý vềthời hạn, loại tiền, đối tượng huy động,
Về mức tăng trưởng của vốn huy động =
∑VHĐ năm sau – ∑VHĐ năm trước
∑VHĐ năm trước
Trang 19Tỷ lệ trên sẽ cho biết vốn huy động của năm sau tăng hay giảm baonhiêu % so với năm trước, từ đó sẽ cho biết khả năng huy động vốn của ngânhàng.
Về sự phù hợp giữa cơ cấu vốn huy động và nhu cầu sử dụng: Xem xét
cơ cấu nguồn vốn mà ngân hàng huy động có phù hợp với nhu cầu sử dụngvốn, qua đó cho thấy khả năng phán đoán nhu cầu về từng loại vốn trên thịtrường của ngân hàng
- Khả năng điều hành lãi suất và tiết kiệm chi phí của ngân hàng
Chỉ tiêu này cho biết khả năng nắm bắt tình hình thị trường của ngânhàng Ngân hàng có kịp thời điều chỉnh lãi suất để có thể thu hút khách hàng
mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận cho ngân hàng Ở đây chúng ta sẽ xem xétthời điểm mà ngân hàng quyết định có sự điều chỉnh và mức điều chỉnh lãisuất của ngân hàng
- Độ đa dạng của các hình thức huy động vốn:
Ngân hàng đã sử dụng công cụ nào để huy động vốn: Tiền gửi thanhtoán, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm, hay các loại giấy tờ có giá: Thươngphiếu, trái phiếu, kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi, Về kì hạn ngân hàng đã huyđộng ở các kì hạn nào Về loại tiền tệ ngân hàng huy động những loại tiềnnào: VNĐ, USD, EURO,
Chỉ tiêu này sẽ cho thấy độ đa dạng trong các hình thức huy động vốncủa ngân hàng
- Một số chỉ tiêu khác: Hệ số sử dụng vốn, thời gian để huy động đượcmột lượng vốn nhất định, mức độ thuận tiện đối với khách hàng
Từ phân tích trên có thể đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiệuquả huy động vốn của ngân hàng:
Trang 20+ Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn.
+ Tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn
+ Mức tăng trưởng của tín dụng trên mức tăng trưởng của vốn huyđộng, trong đó có xét chi tiết về dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung và dài hạn
1.3 Kế toán huy động vốn và tầm quan trọng của kế toán huy động vốn đối với NHTM.
1.3.1 Khái niệm, vai trò, nhiệm vụ của kế toán huy động vốn.
Kế toán là công cụ quan trọng để quản lý kinh tế tài chính ở mỗi đơn vị,
tổ chức kinh tế cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân Là một bộ phận cấuthành trong hệ thống kế toán, kế toán ngân hàng cũng phát huy đầy đủ vai tròcủa nó được thể hiện trong quá trình hạch toán kế toán từng nghiệp vụ Trong
đó “kế toán huy động vốn là việc thu thập, ghi chép, xử lý, phản ánh một cáchđầy đủ, chính xác các khoản tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá Trên cơ sở đócung cấp các thông tin phục vụ lãnh đạo chỉ đạo về nguồn vốn đầu vào, từ đónâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu ra”
+ Kế toán huy động vốn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Kiểm soát để đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ kế toán khikhách hàng gửi tiền
- Tổ chức, sắp xếp, bảo quản tài khoản một cách khoa học, dễ tìm đểphục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát
- Tính toán lãi suất huy động hợp lý vừa để đảm bảo nhu cầu về vốn chongân hàng kịp thời vừa tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng
- Xử lý các khoản rút tiền trước hạn, sau hạn một cách hợp lý vừa đảmbảo tạo sự thuận tiện, tin tưởng cho khách hàng vừa nâng cao uy tín của ngânhàng
Trang 21- Cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời cho lãnh đạo để lập kếhoạch nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động.
+ Vai trò của kế toán huy động vốn
Kế toán huy động vốn là một bộ phận của kế toán ngân hàng và cũnggóp phần vào việc phát huy vai trò của kế toán ngân hàng, thể hiện:
- Kế toán huy động vốn cung cấp thông tin một cách chính xác, toàndiện về hoạt động huy động vốn, từ đó giúp các nhà quản trị có những biệnpháp thích hợp để nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn của ngânhàng
- Kế toán huy động vốn ghi chép, tính toán một cách chính xác cáckhoản lãi phải trả, từ đó giúp cho các nhà quản trị ngân hàng thực hiện tốtcông tác quản lý chi phí, đảm bảo nguồn lợi nhuận cho ngân hàng
- Kế toán huy động vốn cho biết lượng vốn mà ngân hàng đã huy độngđược cũng như tỉ lệ từng loại nguồn vốn, là cơ sở để ngân hàng xác định quy
mô tín dụng cũng như các hoạt động kinh doanh khác
1.3.2 Tài khoản và các chứng từ sử dụng trong kế toán huy động vốn.
1.3.2.1 Tài khoản sử dụng.
Các tài khoản phản ánh nghiệp vụ huy động vốn được bố trí ở loại 4 (cáckhoản phải trả) trong hệ thống tài khoản của tổ chức tín dụng
a Tài khoản tiền gửi của khách hàng (số hiệu 42).
Tài khoản 421/422: Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng đồng VN/
ngoại tệ
Trong đó: TK 4211/4221: Tiền gửi không kì hạn
TK 4212/4222: Tiền gửi có kì hạn
Trang 22TK 4214/4224: Tiền gửi vốn chuyên dùng
Tài khoản 423/424: Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng VN/ngoại tệ và vàng
Trong đó: TK 4231/4241: Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn
TK 4232/4242: Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn
TK 4238: Tiền gửi tiết kiệm khác
Tài khoản 425/426: Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng đồng VN/
ngoại tệ
Trong đó: TK 4251/4261: Tiền gửi không kì hạn
TK 4252/4262: Ttiền gửi có kì hạn
TK 4254/4264: Tiền gửi vốn chuyên dùng
Tài khoản tiền gửi có cấu trúc chung như sau:
Bên có ghi: Số tiền khách hàng gửi vào
Bên nợ ghi: Số tiền khách hàng lấy ra
Số dư có : Số tiền của khách hàng còn gửi ngân hàng
b Tài khoản phát hành giấy tờ có giá (số hiệu 43)
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình phát hành GTCG và thanhtoán GTCG của NHTM
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình những khoản chiết khấu, phụtrội khi phát hành GTCG và tình hình phân bổ các khoản chiết khấu, phụ trộikhi xác định chi phí đi vay tính vào chi phí kinh doanh của NHTM theo từngkì
Tài khoản 431/434: Mệnh giá GTCG bằng đồng VN/ngoại tệ và vàng
Trang 23Các tài khoản này dùng để phản ánh giá trị GTCG phát hành theo mệnhgiá khi NHTM đi vay bằng hình thức phát hành GTCG và việc thanh toánGTCG đáo hạn trong kì.
Kết cấu của tài khoản 431 và 434
Bên có ghi: Giá trị GTCG phát hành theo mệnh giá trong kì
Bên nợ ghi: Thanh toán GTCG khi đáo hạn
Số dư có: Giá trị GTCG đã phát hành theo mệnh giá cuối kì
Tài khoản 432/435: Chiết khấu GTCG bằng đồng VN/ngoại tệ và vàng
Các tài khoản này dùng để phản ánh chiết khấu GTCG phát sinh khiNHTM đi vay bằng hình thức phát hành GTCG có chiết khấu và việc phân bổchiết khấu GTCG trong kì
Kết cấu của tài khoản 432 và 435:
Bên nợ ghi: Chiết khấu GTCG phát sinh trong kì
Bên có ghi: Phân bổ chiết khấu GTCG trong kì
Số dư nợ: Chiết khấu GTCG chưa phân bổ cuối kì
Tài khoản 433/436: Phụ trội GTCG bằng đồng VN/ngoại tệ và vàng
Các tài khoản này dùng để phản ánh phụ trội GTCG phát sinh khiNHTM đi vay bằng hình thức phát hành GTCG có phụ trội và việc phân bổphụ trội GTCG trong kì
Kết cấu của tài khoản 433 và 436:
Bên có ghi: Phụ trội GTCG phát sinh trong kì
Bên nợ ghi: Phân bổ phụ trội GTCG trong kì
Số dư có: Phụ trội GTCG chưa phân bổ cuối kì
Trang 24c Tài khoản lãi phải trả (số hiệu 49)
Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi dồn tích (theo nguyên tắc cơ sởdồn tích) tính trên các tài khoản nguồn vốn mà NHTM phải trả khi đến hạn
Số lãi này đã hạch toán vào chi phí trong kì nhưng chưa trả cho khách hàng
TK 491: Lãi phải trả cho tiền gửi
TK 492: Lãi phải trả về phát hành GTCG
TK 493: Lãi phải trả cho tiền vay
Kết cấu chung của tài khoản lãi phải trả:
Bên có ghi: Số tiền lãi phải trả dồn tích
Bên nợ ghi: Số tiền lãi đã trả
Số dư có: Số tiền lãi phải trả dồn tích chưa thanh toán
d Tài khoản chi phí chờ phân bổ (số hiệu 388)
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng
có liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều kì kế toán và việckết chuyển phân bổ các khoản chi phí này vào chi phí của các kì kế toán phùhợp với quy định của chuẩn mực kế toán
Kết cấu của tài khoản 388:
Bên nợ ghi: Chi phí chờ phân bổ phát sinh trong kìBên có ghi: Chi phí trả trước được phân bổ vào chi phí trong kì
Số dư nợ: Các khoản chi phí trả trước chưa được phân bổ
e Tài khoản chi phí trả lãi (số hiệu 80)
TK 801: Chi phí trả lãi tiền gửi
TK 803: Chi phí trả lãi phát hành GTCG
Trang 25Kết cấu của tài khoản chi phí trả lãi:
Bên nợ ghi: Chi phí trả lãi phát sinh
Bên có ghi: - Thoái chi
- Kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh
Số dư nợ: Tổng chi phí trả lãi tính đến cuối kì
- Nhóm chứng từ tiền mặt: Giấy nộp tiền, giấy lĩnh tiền, séc tiền mặt
- Nhóm chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt: Séc chuyển khoản,séc bảo chi, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu…
- Nhóm chứng từ điện tử: Ủy nhiệm chi điện tử, ủy nhiệm thu điện tử,thẻ thanh toán
- Các loại kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi
- Các loại sổ tiết kiệm
1.3.3 Quy trình kế toán huy động vốn.
1.3.3.1 Quy trình kế toán huy động vốn qua tài khoản tiền gửi của TCKT, cá nhân.
Trang 26Đối với khách hàng là tổ chức: Chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị mở
TK tiền gửi, đăng kí chữ kí và mẫu con dấu của người đại diện, xuất trình vànộp bản sao các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức và cácgiấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ TK
Khi mở TK tiền gửi thanh toán, trong tài khoản luôn phải được duy trìmột số dư tối thiểu theo quy định của ngân hàng Ngoài số dư phải duy trìtrong TK, chủ TK có quyền thực hiện các giao dịch trên số tiền gửi trong TKtiền gửi thanh toán của mình
b Kế toán tiền gửi thanh toán
Kế toán nhận tiền gửi:
- Kế toán nhận tiền gửi bằng tiền mặt:
Người gửi tiền lập giấy nộp tiền mặt kèm tiền mặt nộp vào ngân hàng.Căn cứ vào chứng từ thu tiền mặt và sau khi đã thu đủ tiền, kế toán hạch toán: N: TK tiền mặt
C: TK tiền gửi thanh toán/KH
- Kế toán nhận tiền gửi bằng chuyển khoản:
Trang 27Căn cứ vào các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như bảng kênộp séc chuyển khoản, séc bảo chi, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,…kế toánhạch toán:
N: TK tiền gửi thanh toán/người chi trả
hoặc TK thanh toán vốn giữa các ngân hàng
C: TK tiền gửi thanh toán/người thụ hưởng
Kế toán chi trả tiền gửi:
- Kế toán chi trả bằng tiền mặt:
Khi chủ TK yêu cầu được lĩnh tiền từ TK thanh toán, kế toán kiểm soáttính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, kiểm soát số dư TK, hạn mức thấu chi,…Nếu thỏa mãn theo quy định của ngân hàng, kế toán hạch toán:
N: TK tiền gửi thanh toán/KH
C: TK tiền mặt
- Kế toán chi trả bằng chuyển khoản:
Khi nhận được các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như: Ủynhiệm chi, séc chuyển khoản,… của chủ TK để trích TK của mình chuyển trảtiền cho người thụ hưởng, kế toán hạch toán:
N: TK tiền gửi thanh toán/người chi trả
C: - TK tiền gửi thanh toán/người thụ hưởng
- hoặc TK thanh toán vốn giữa các ngân hàng
Trường hợp việc trích tiền từ TK tiền gửi thanh toán để chuyển chongười thụ hưởng ở ngân hàng khác thì ngân hàng sẽ thu lệ phí chuyển tiền và
Trang 28thuế giá trị gia tăng theo số tiền chuyển, lệ phí chuyển tiền thu theo tỉ lệ dotừng hệ thống NHTM quy định.
Kế toán trả lãi tiền gửi thanh toán
Hàng tháng (vào gần cuối tháng) kế toán tính và trả lãi các TK tiền gửithanh toán, số lãi này được nhập vào số tiền gốc
- Phương pháp tính lãi: Theo phương pháp tích số
Số tiền lãi trong tháng = (Tổng tích số tính lãi trong tháng * lãi suất/tháng)/30
Tổng tích số tính lãi trong tháng = (Tổng số dư có TK thanh toán * sốngày dư có thực tế trong tháng)
- Hạch toán: N: TK chi trả lãi tiền gửi
C: TK tiền gửi thanh toán/KH
c Kế toán tiền gửi có kì hạn
Kế toán nhận tiền gửi:
- Căn cứ vào giấy nộp tiền, kế toán hạch toán
N: TK tiền mặt
C: TK tiền gửi có kì hạn/KH
- Khách hàng trích từ TK tiền gửi không kì hạn chuyển sang TK tiền gửi
có kì hạn, căn cứ vào nhiệm chi, kế toán ghi:
N: TK tiền gửi không kì hạn/KH
C: TK tiền gửi có kì hạn/KH
Trang 29Kế toán chi trả tiền gửi:
Khác với TK tiền gửi không kì hạn, khi rút tiền ở TK tiền gửi có kì hạn,khách hàng phải rút trọn số tiền của kì hạn
- Khách hàng rút tiền bằng tiền mặt: Căn cứ vào giấy lĩnh tiền mặt, kếtoán ghi:
C: TK tiền gửi không kì hạn/KH
Kế toán trả lãi tiền gửi có kì hạn:
Việc trả lãi tiền gửi có kì hạn cho người gửi tiền được thực hiện khi đáohạn, tính lãi theo nguyên tắc cơ sở dồn tích và theo phương pháp lãi đơn
- Công thức tính lãi hàng tháng:
Tiền lãi = số tiền gửi vào * lãi suất tiền gửi/ tháng
- Sau khi tính được số lãi phải trả, kế toán lập chứng từ và hạch toán: N: TK chi phí trả lãi tiền gửi
C: TK lãi phải trả cho tiền gửi
- Khi khách hàng đến lĩnh lãi (cùng gốc) kế toán lập phiếu chi và hạchtoán:
N: TK lãi phải trả cho tiền gửi
Trang 30kí đúng chữ kí trên chứng từ kế toán.
b Kế toán tiền gửi tiết kiệm không kì hạn
Kế toán nhận tiền gửi:
Khi khách hàng nộp tiền, kế toán hạch toán:
N: TK tiền mặt
C: TK tiền gửi tiết kiệm không kì hạn/KH
Kế toán trả lãi tiền gửi:
Hàng tháng tính và thanh toán lãi tiền gửi tiết kiệm không kì hạn tương
tự như tiền gửi thanh toán
+ Vào ngày lĩnh lãi nếu khách hàng không đến lĩnh lãi, lãi sẽ được nhậpgốc, hạch toán:
N: TK trả lãi tiền gửi
C: TK tiền gửi tiết kiệm không kì hạn/KH
+ Nếu khách hàng đến lĩnh lãi, hạch toán:
N: TK trả lãi tiền gửi
C: TK thích hợp
Trang 31Kế toán chi trả tiền gửi:
Khi khách hàng xin rút tiền, kế toán hạch toán:
N: TK tiền gửi tiết kiệm không kì hạn/KH
C: TK thích hợp
c Kế toán tiền gửi tiết kiệm có kì hạn
Loại trả lãi sau:
Kế toán nhận tiền gửi: Khi khách hàng gửi tiền vào, kế toán hạch toán:
N: TK tiền mặt
C: TK tiền gửi tiết kiệm có kì hạn/KH
Kế toán trả lãi tiền gửi: Hàng tháng tính và hạch toán lãi phải trả dồn
tích
Phương pháp tính lãi: Lãi 1 tháng = số dư tiền gửi * lãi suất / tháng
N: TK trả lãi tiền gửi
C: TK lãi phải trả cho tiền gửi
Kế toán chi trả tiền gửi:
Khi đáo hạn:
- Nếu khách hàng không đến rút hoặc chỉ rút lãi:
N: TK lãi phải trả cho tiền gửi
N: TK trả lãi tiền gửi
C: TK thích hợp
- Nếu khách hàng xin rút gốc, tất toán sổ cho khách hàng và hạch toán: N: TK tiền gửi tiết kiệm có kì hạn/KH
Trang 32N: TK lãi phải trả cho tiền gửi
N: TK trả lãi tiền gửi
C: TK tiền mặt
- Nếu khách hàng rút trước hạn:
+ Thoái chi toàn bộ số lãi đã dự trả:
N: TK lãi phải trả cho tiền gửi
C: TK trả lãi tiền gửi
+ Tính số lãi thực trả cho khách hàng với lãi suất phù hợp
N: TK trả lãi tiền gửi
C: TK thích hợp
Loại trả lãi trước:
Kế toán nhận tiền gửi: Khi khách hàng đến gửi tiền, kế toán hạch toán:
N: TK tiền mặt
N: TK chi phí chờ phân bổ
C: TK tiền gửi tiết kiệm có kì hạn/KH
Kế toán trả lãi tiền gửi: Định kì kế toán phân bổ lãi trả trước vào chi phí
N: TK trả lãi tiền gửi
Trang 33- Trường hợp khách hàng rút trước hạn:
+ Thoái chi số lãi đã phân bổ vào chi phí
N: TK chi phí chờ phân bổ
C: TK trả lãi tiền gửi
+ Tính số lãi thực trả cho khách hàng theo lãi suất thực trả, thời giangửi
thực tế, số tiền gửi thực tế và hạch toán:
N: TK tiền gửi tiết kiệm có kì hạn/KH
N: TK trả lãi tiền gửi
C: TK chi phí chờ phân bổ
C: TK tiền mặt
1.3.3.3 Quy trình kế toán huy động vốn qua phát hành GTCG.
a Kế toán phát hành GTCG trả lãi trước.
Trang 35b Kế toán phát hành GTCG trả lãi sau.
Trang 361.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán huy động vốn.
Hiệu quả của công tác kế toán huy động vốn chịu ảnh hưởng của rấtnhiều nhân tố Dưới đây là một số nhân tố quan trọng :
1.3.4.1 Mô hình giao dịch.
Tùy theo chức năng nhiệm vụ, mô hình hoạt động và trình độ công tác
kế toán, các chi nhánh ngân hàng có mô hình bố trí bộ máy kế toán khácnhau Thông thường có hai mô hình : Mô hình giao dịch “nhiều cửa” và môhình giao dịch “ một cửa” Như vậy với mỗi mô hình giao dịch, công tác kếtoán được thực hiện sẽ khác nhau
Nếu ngân hàng áp dụng mô hình giao dịch một cửa, khách hàng chỉ cầnđến giao dịch với một cán bộ ngân hàng có thể giải quyết toàn bộ nhu cầu củamình, qua đó đã giúp cho công tác kế toán diễn ra nhanh chóng Ngược lại với
mô hình giao dịch nhiều cửa việc luân chuyển chứng từ và sử dụng chứng từ
Trang 37cồng kềnh, quá trình giao dịch phải qua nhiều khâu gây mất thời gian và gây
áp lực cho cán bộ kế toán do đó hiệu quả không cao
1.3.4.2 Trình độ của cán bộ kế toán
Toàn bộ công việc kế toán đều được thực hiện trực tiếp bởi các nhânviên kế toán ngân hàng Do đó trình độ nghiệp vụ của họ có ảnh hưởng rất lớnđến hiệu quả của công tác kế toán Khả năng nắm vững về nghiệp vụ sẽ giúpcho họ thực hiện chính xác, nhanh chóng, hiệu quả công việc của mình Ngoài
ra, trình độ tin học và ngoại ngữ cũng thực sự rất quan trọng và cần thiết, gópphần tạo thuận lợi trong quá trình giao dịch
1.3.4.3 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đặc biệt làcông nghệ thông tin, ứng dụng của nó đã làm thay đổi rất lớn cuộc sống củacon người cũng như các ngành công nghệ khoa học khác, trong đó có côngnghệ ngân hàng
Công nghệ ngân hàng hiện đại sẽ giúp cho các kế toán viên thực hiệnphần hành công việc của mình nhanh chóng, giảm thiểu các thao tác thủ công.Đặc biệt hiện nay với nhiều phần mềm kế toán ưu việt, việc áp dụng nó đã cóhiệu quả rõ rệt, nâng cao chất lượng hoạt động kế toán ngân hàng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên đây là những vấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn và kế toánhuy động vốn tại các NHTM Trên cơ sở nghiên cứu phần lý luận, chương sau
sẽ tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu phần thực trạng hoạt động huy động vốn và
kế toán huy động vốn tại ABBANK Hà Nội
Trang 38CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CÔNG TÁC
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI ABBANK HÀ NỘI
2.1 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Hà Nội
và hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
2.1.1 Khát quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
Hà Nội.
Là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của cả nước, Hà Nội cócác hoạt động kinh tế xã hội diễn ra hết sức sôi động và phát triển mạnh mẽ.Những năm vừa qua Hà Nội phải đối mặt với nhiều diễn biến không thuậnlợi: Giá cả hàng hóa trên thị trường biến động và ở mức cao, nhiều dịch bệnhxuất hiện, Song, kinh tế xã hội Hà Nội vẫn đạt được kết quả khả quan vớihầu hết các chỉ tiêu kinh tế xã hội đều hoàn thành và vượt kế hoạch năm
2007 So với năm trước, dự kiến GDP tăng 12,07%, giá trị sản xuất côngnghiệp tăng 21,4%, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 21,9%(trong đó bán lẻ tăng 22,9%), tổng mức bán hàng hoá dịch vụ đạt tốc độ tăngkhá là do số lượng đơn vị kinh doanh thương mại dịch vụ tăng nhanh vớimạng lưới rộng khắp (hiện nay Hà Nội có khoảng 16 ngàn doanh nghiệp, 100ngàn cơ sở kinh doanh cá thể thương mại dịch vụ, 50 siêu thị và trung tâmthương mại, hơn 1000 văn phòng đại diện…), kim ngạch xuất khẩu trên địabàn tăng 22%, vốn đầu tư xã hội tăng 20,7%, thu ngân sách trên địa bàn tăng19,2%, xây dựng mới 1,56 triệu m2 nhà ở Các mặt văn hoá xã hội, trật tự antoàn xã hội vẫn được duy trì ổn định, đời sống nhân dân tiếp tục được chăm locải thiện
Với tình hình thực tế của Hà Nội hiện nay đã đem đến cho hoạt độngkinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của ngân hàng
Trang 39những thuận lợi và khó khăn, dưới đây là một số thuận lợi và khó khăn chủyếu.
a Những thuận lợi:
Nền kinh tế Hà Nội tiếp tục tăng trưởng theo xu hướng tăng dần qua cácnăm Quá trình phát triển theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp củathành phố là cơ hội rất lớn cho sự lớn mạnh của chi nhánh Sau khi chính thứcđược phép chuyển sang là ngân hàng TMCP đô thị, hoạt động của chi nhánhchủ yếu là phục vụ các doanh nghiệp, các cá nhân có thu nhập cao và ổn định,
do đó khu vực kinh tế mà chi nhánh quan tâm và trực tiếp phục vụ là khu vựcdịch vụ và công nghiệp, sự phát triển của 2 khu vực trên chính là cơ sở cho sựphát triển của chi nhánh
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của thành phố Hà Nội, hoạt động đầu
tư cũng được đẩy mạnh, đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư lớn Mặc dùtrung tâm giao dịch chứng khoán đã đi vào hoạt động được một thời gian,song việc huy động vốn qua kênh này mới chỉ đáp ứng được rất ít nhu cầuvốn đầu tư Vì vậy, hệ thống NHTM vẫn là kênh huy động vốn chủ yếu chođầu tư phát triển Nắm bắt được vấn đề này, chi nhánh đã không ngừng đẩymạnh công tác huy động vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của nền kinhtế
Với sự quán triệt và chỉ đạo của đảng và nhà nước, tình hình chính trịthành phố ngày càng ổn định, xã hội ngày càng văn minh, tạo điều kiện thuậnlợi cho hệ thống ngân hàng phát triển bền vững
Sau khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), trên địa bàn
Hà Nội xuất hiện nhiều các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động, điều
đó đã tạo điều kiện cho các ngân hàng trong nước có cơ hội học hỏi, hợp tác,nâng cao sức cạnh tranh
Trang 40Tiềm năng về dịch vụ ngân hàng trên cả nước đặc biệt là trên địa bàn HàNội còn rất lớn, bình quân tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu kinh doanh ở mứccao Đây là cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ của chi nhánh và các ngân hàngkhác trong tương lai.
Theo đề án thanh toán không dùng tiền mặt được chính phủ phê duyệtgần đây, thì từ đầu năm 2008 trước tiên các đơn vị chi lương từ nguồn ngânsách, tiếp đến là các đơn vị sự nghiệp phải trả lương qua hệ thống tài khoảnngân hàng Đây là một cơ hội lớn cho các ngân hàng thương mại trong côngtác huy động vốn
b Những khó khăn.
Nhìn chung, người dân Việt Nam chưa có thói quen gửi tiết kiệm trung
và dài hạn mà chủ yếu là gửi ngắn hạn, do đó chi nhánh đã gặp khó khăntrong việc thu hút tiền gửi dài hạn Thêm vào đó, một tỷ lệ lớn người dân vẫn
có thói quen dùng tiền mặt, vàng và ngoại tệ trong thanh toán, chi trả điều đó
đã làm giảm khả năng thu hút tiền gửi thanh toán và cung cấp phương tiệnthanh toán không dùng tiền mặt cho người dân
Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có rất nhiều ngân hàng với nhiều chinhánh, phòng giao dịch hoạt động rộng khắp và có xu hướng ngày càng tăng
Do đó chi nhánh đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt, nhất là đối với các ngânhàng có quy mô lớn và uy tín trên thị trường
Thực tế ở một số ngành như điện, nước, bưu điện, thuế, xăng dầu,…có
số thu bằng tiền mặt lớn nhưng vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận các hình thứcthanh toán không dùng tiền mặt, chưa thật sự tạo điều kiện cần thiết cho cácdịch vụ thanh toán qua tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng mà vẫn còn thutiền mặt là chủ yếu, kết quả là đã làm giảm khả năng thu hút tiền gửi của cácngân hàng