Với tầm quan trọng như vậy của cà phê, Việt Nam có những lợi thế nhất định để gia tăng sản lượng xuất khẩu trên thị trường thế giới nhất là đối với cà phê robusta – loại cà phê chiếm tỷ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ-LUẬT
LỚP 162
BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GIÁ CÀ PHÊ ROBUSTA VIỆT NAM – THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP VÀ
NHỮNG DỰ BÁO TRONG TƯƠNG LAI
Giáo viên hướng dẫn Cô Hoàng Hương Giang
Danh sách thành viên nhóm Trần Thiên Vũ 1055060220
Phạm Thị Hồng Ngọc 1055060096 Nguyễn Phan Cẩm Hà 1055060042 Nguyễn Đình Thế 1055060141 Nguyễn Thảo Quỳnh 1055060121 Trần Thị Hiền Thảo 1055060137 Nguyễn Phú Hoàng Oanh 1055060107
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM 5
1.1 CHỦNG LOẠI CÀ PHÊ 5
1.2 DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT 5
1.2.1 Diện tích 5
1.2.2 Năng suất 5
1.3 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM 5
1.4 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CHO NGÀNH CÀ PHÊ 5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁ CÀ PHÊ ROBUSTA VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CUNG – CẦU, GIÁ CÀ PHÊ TRÊN THỊ TRƯỜNG 6
2.1 THỰC TRẠNG GIÁ CÀ PHÊ ROBUSTA TRÊN THỊ TRƯỜNG 6
2.2 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ BẰNG MÔ HÌNH CUNG-CẦU 9
2.3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CUNG – CẦU VÀ GIÁ CÀ PHÊ 13
2.3.1 Các yếu tố làm thay đổi cung 13
2.3.2 Các yếu tố làm thay đổi cầu 17
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẢM BẢO LƯỢNG CUNG, LƯỢNG CẦU VÀ GIÁ CÀ PHÊ ROBUSTA 19
3.1 CÁC GIẢI PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẾN CUNG CÀ PHÊ ROBUSTA 19
3.1.1 Tái canh cây cà phê và nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu 19
3.1.2 Tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước 20
3.1.3 Chính sách của Nhà nước 20
3.1.4 Đổi mới công nghệ và chuyển hướng phát triển cà phê xuất khẩu 21
3.1.5 Tăng khả năng dự trữ cà phê 21
3.2 CÁC GIẢI PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẾN CẦU CÀ PHÊ ROBUSTA 21
3.2.1 Mở rộng thị trường cà phê nội địa 21
3.2.2 Mở rộng thị trường cà phê xuất khẩu 21
CHƯƠNG 4: DỰ BÁO SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ ROBUSTA 22
4.1 DỰ BÁO VỀ NGUỒN CUNG CÀ PHÊ 22
4.1.1 Dự báo về nguồn cung cà phê thế giới 22
4.1.2 Dự báo về nguồn cung cà phê Việt Nam 23
4.2 DỰ BÁO VỀ NGUỒN CẦU CÀ PHÊ 23
2
Trang 34.3 DỰ BÁO VỀ GIÁ CÀ PHÊ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUNG – CẦU 23PHỤ LỤC 24
LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang từng bước khẳng định được vị thế của mình và đạt được những thành tựu to lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo ra
3
Trang 4được khối lượng nông sản không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu cao mang về hàng tỉ đô la mỗi năm Là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực, cà phê Việt Nam có tốc độ phát triển rất cao, từ một nước sản xuất cà phê nhỏ, đến nay Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ hai trên thế giới chỉ sau Braxin Hàng năm ngành cà phê thu về hàng trăm triệu đô la từ việc xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định, thường xuyên cho một nhóm đông dân cư ở nông thôn, trung du và miền núi Sự quan trọng của cà phê đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng là không thể phủ nhận Cà phê là một trong những hàng hóa cơ bản có giá trị giao dịch lớn nhất trong thương mại quốc tế, và trong nhiều năm liền, đứng thứ hai thế giới chỉ sau dầu mỏ Chính cà phê, chứ không phải vàng bạc,
đá quý hay dầu mỏ là mặt hàng được đầu cơ nhiều nhất trên thế giới Cà phê đã trở thành một ngành công nghiệp trên thế giới và ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng năm trung bình tăng 2,6% Với tầm quan trọng như vậy của cà phê, Việt Nam có những lợi thế nhất định để gia tăng sản lượng xuất khẩu trên thị trường thế giới nhất là đối với cà phê robusta – loại cà phê chiếm tỷ trọng cao trong sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, bên cạnh đó thì giá trị của mặt hàng này còn chịu sự chi phối rất lớn của thị trường trong nước và thế giới Chính vì vậy, nhóm chúng em thực hiện đề tài “Giá cà phê Robusta – thực trạng, giải pháp và dự báo trong tương lai”, sử dụng quy luật cung – cầu, sự co dãn cung – cầu nhằm giải thích sự biến động giá cà phê robusta trên thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu, từ đó đưa
ra các giải pháp tác động đến cung – cầu, giá cả nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường thế giới và dự báo triển vọng phát triển của cà phê robusta trong tương lai
Nhóm cũng xin chân thành cảm ơn cô Hoàng Hương Giang đã tạo điều kiện cho chúng
em tự tìm hiểu chọn đề tài, giải đáp thắc mắc và đưa ra những lời khuyên giúp đỡ chúng em thực hiện bài tiểu luận này Xin cảm ơn cô
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM
Cà phê là mặt hàng thiết yếu, là loại đồ uống phổ biến trên thế giới
1.1 Chủng loại cà phê
4
Trang 5Ở Việt Nam trồng chủ yếu 2 loại cà phê là cà phê Robusta (cà phê vối) chiếm khoảng 95% diện tích và cà phê Arabica (cà phê chè) chiếm khoảng 5% diện tích
1.2 Diện tích và năng suất
1.2.1 Diện tích
Trong những năm qua, nhờ có chính sách thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu cà phê của chinh phủ, cây cà phê đã được phát triển trên quy mô lớn Diện tích cà phê từ năm 1993 đến năm 2001 liên tục tăng từ 101,3 nghìn ha lên 565,4 nghìn ha (gấp 5,58 lần), tuy nhiên sang năm 2002 có xu hướng giảm dần do giá cà phê sụt giảm nghiêm trọng và cho đến năm 2007 mới bắt đầu tăng trở lại, năm 2010 đạt diện tích cà phê là 508,5 nghìn ha
1.2.2 Năng suất
Năng suất cà phê từ 17,7 tạ/ha năm 2001 tăng lên 21,47% đạt 21,5 tạ/ha năm 2010 (năng suất cao nhất từ trước đến nay) Mặc dù năng suất luôn chiếm vị thế cao nhất, nhưng chi phí sản xuất cũng tăng theo và chất lượng xuất khẩu vẫn còn kém thế nên hiệu quả kinh tế không cao như năng suất của nó
1.3 Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam
Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta, đồng thời cũng là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu (sau Brazil)
Hàng năm, cà phê đóng góp một phần rất lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Với tầm quan trọng của mình, cà phê được xếp vào danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và được chọn là một trong những mặt hàng trọng điểm cần phát huy
Hiện nay Việt Nam xuất khẩu sản phẩm cà phê đến gần 80 quốc gia trên thế giới Những thị trường nhập khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam là Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ,
Ba Lan, Hàn Quốc, Pháp, Anh và Nhật Bản, 10 quốc gia trên chiếm tỷ trọng trên 70% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng cà phê
1.4 Phân tích mô hình SWOT cho ngành cà phê Việt Nam
Điểm mạnh
- Diện tích trồng cà phê lớn (đứng thứ tư thế
giới) cùng với các điều kiện tự nhiên phù hợp
nên hàng năm đạt sản lượng cao
- Chi phí sản xuất và chi phí nhân công thấp
Trang 6- Thị trường tiêu thụ rộng lớn, xuất khẩu đến
gần 80 quốc gia trên thế giới
- Giá thành cà phê rẻ, phù hợp cho chế biến cà
phê pha trộn và cà phê hòa tan
- Công nghệ sản xuất, thu hoạch, bảo quản còn kém nên chất lượng cà phê chưa cao
- Các tiêu chuẩn cà phê Việt Nam chưa tương xứng với các tiêu chuẩn quốc tế
- Chưa có thương hiệu riêng cho cà phê xuất khẩu
Cơ hội
- Tỷ lệ tiêu thụ cà phê thế giới tăng trung bình
2%/năm nên thị trường tiêu thụ ngày càng mở
rộng
- Chính phủ ban hành các chính sách nhằm hỗ
trợ phát triển thương hiệu, xúc tiến thương
mại
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam cao,
ngày càng thu hút vốn đầu tư nước ngoài giúp
ngành cà phê phát triển, mở rộng sản xuất
Thách thức
- Tỷ lệ diện tích cà phê già cỗi, sâu bệnh cho năng suất thấp, cần phải đưa vào chương trình tái canh khá cao sẽ làm giảm lượng cung cà phê trong tương lai.
- Sự cạnh tranh từ các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới
- Sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI trong việc thu mua, xuất khẩu cà phê
- Phải đối mặt với biến đổi khí hậu cũng như các cuộc khủng hoàng tài chính, suy thoái kinh tế
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁ CÀ PHÊ ROBUSTA VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CUNG – CẦU, GIÁ CÀ PHÊ TRÊN THỊ TRƯỜNG
2.1 THỰC TRẠNG GIÁ CÀ PHÊ ROBUSTA TRÊN THỊ TRƯỜNG
Giá cà phê Robusta trong nước và xuất khẩu luôn có tác động qua lại lẫn nhau và cùng chịu ảnh hưởng của giá cà phê thị trường kỳ hạn trên sàn giao dịch London
6
Trang 7Giá cà phê Robusta xuất khẩu từ tháng 3/2011 đến tháng 2/2012
Giá cà phê Robusta nội địa từ tháng 3/2011 đến tháng 2/2012
Từ tháng 3/2011 đến tháng 2/2012, giá cà phê Robusta trên thị trường biến động mạnh
Tháng 3/2011, giá cà phê trong nước ở mức gần 48.000 đồng/kg vì nguồn cung đã cạn kiệt do hầu hết các hộ nông dân đều bán để lấy vốn đầu tư cho niên vụ mới Trên thị trường thế giới, giá cà phê tăng do nguồn cung thực sự khan hiếm (sản lượng của các nước sản xuất hàng đầu sụt giảm) Giá tăng lại càng khiến nguồn cung thêm eo hẹp bởi người trồng cà phê ở khắp nơi có tâm lý găm hàng chờ giá lên hơn nữa Điều này khiến cho giá cà phê robusta trên thị trường London biến động mạnh, có thời điểm vượt 2.600 USD/tấn Từ đó kéo theo giá xuất khẩu FOB tăng mạnh, có thời điểm tăng gần 2500USD/tấn
Đầu tháng 4, giá cà phê Robusta giảm mạnh trên thị trường trong nước lẫn thế giới do nguồn cung từ Việt Nam và Indonexia tăng khi cả 2 nước đều đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu để chuẩn bị chuyển sang giá của kỳ hạn tháng 5 trên thị trường London Từ giữa đến cuối tháng
7
Trang 84, giá tăng nhẹ do nguồn cung từ Việt Nam “thắt chặt” chỉ còn khoảng 20% để xuất khẩu trong
6 tháng còn lại của niên vụ
Đầu tháng 5, giá cà phê trên sàn London đạt mức cao kỷ lục mới là 2611 USD/tấn do
dự báo vụ thu hoạch của Braxin, Indonexia va Colombia không được thuận lợi khiến cung cà phê sẽ giảm, điều này kéo theo giá cà phê trong nước và xuất khẩu cũng có mức tăng đáng kể Giữa tháng 5, giá cà phê giảm xuống sau khi các nước xuất khẩu đẩy mạnh bán ra với giá cao cùng với sản lượng cà phê Robusta từ Indonexia không giảm nhiều do thời tiết đã làm nguồn cung bớt căng thẳng Mặt khác, đồng USD tăng giá cũng là nguyên nhân làm giá giảm
Tháng 6-7, mặc dù có vài thời điểm giá tăng nhưng dưới tác động từ khủng hoảng nợ công của châu Âu làm doanh nghiệp các nước này gặp khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng nhập khẩu, cộng với hoạt động bán thanh lý khi kỳ hạn tháng 7 sắp đáo hạn đã khiến giá cà phê giảm trên thị trường thế giới xuống gần 2100 USD/tấn và trong nước xuống dưới 48.000 đồng/kg
Tháng 8, nỗi lo về cung yếu từ thị trường Việt Nam và Indonexia – 2 nước xuất khẩu lớn cà phê Robusta cùng với việc niên vụ 2010/2011 sắp kết thúc đã đẩy giá cà phê tăng liên tục trong tháng này và cao nhất so với 2 tháng trước đó, tại thị trường trong nước, đã có thời điểm giá lên gần 51.000 đồng/kg, giá FOB cũng lên gần 2500 USD/tấn
Bắt đầu từ tháng 9 khi mà thông tin sản lượng cà phê Việt Nam tăng cao và đến gần cuối tháng 11, khi nguồn cung từ Việt Nam dồi dào do bước vào vụ thu hoạch cà phê đã đẩy giá cà phê giảm liên tục trên thị trường nội địa và thế giới Giá giảm còn do hoạt động đầu cơ đẩy giá xuống để mua vào và sau đó chờ giá tăng để bán ra, giá trong nước giảm chỉ còn gần 37.000 đồng/kg
Từ giữa tháng 11 đến đầu tháng 12, giá cà phê tăng lên do lo ngại nguồn cung yếu từ Việt Nam Trước đó, do giá cà phê giảm mạnh nên Nhà nước đã ký quyết định dự trữ 300.000 tấn cà phê cho niên vụ 2011/2012 cùng với việc nông dân quyết tâm găm hàng chờ giá lên đã khiến cung cà phê giảm, kéo theo giá tăng khi nhu cầu từ các nhà rang xay và nhập khẩu đang cần hàng Giá cà phê trong nước thời điểm này đã tăng lên gần 40.000 đồng/kg
Từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 1, giá cà phê giảm nhẹ do nông dân Việt Nam bán ra một lượng cà phê đủ để sắm sửa chuẩn bị Tết Nguyên đán và vẫn quyết tâm găm hàng với kỳ vọng giá tăng lên sau Tết do nguồn cung yếu
8
Trang 9Từ cuối tháng 1 đến hết tháng 2, giá cà phê tăng liên tục do lượng dự trữ cà phê tại sàn London giảm nhiều, mùa giải bóng đá Euro đang tới gần khiến cầu cà phê từ các nhà nhập khẩu tăng nhưng nguyên nhân chính là do nguồn cung hạn hẹp từ Việt Nam Nông dân vẫn quyết tâm găm hàng với kỳ vọng giá có thể lên đến 45.000 đồng/kg.
2.2 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ BẰNG MÔ HÌNH CUNG-CẦU
Năm 2011- đầu 2012, giá cà phê trên thị trường có sự biến động mạnh 9 tháng đầu năm, giá cà phê tăng (tăng 40% so với cùng kỳ năm 2010) do nhu cầu tăng trong khi dự báo nguồn cung không đủ Từ tháng 10, giá cà phê trên thị trường nội địa cũng như thế giới giảm liên tục, một mặt do nguồn cung dồi dào (không khan hiếm như dự báo), mặt khác đồng USD tăng, tình trạng nợ công châu Âu và dự báo suy thoái kinh tế khiến nhu cầu giảm đáng kể 2 tháng đầu năm 2012, giá cà phê biến động thất thường Do giá cà phê giảm từ các phiên trước nên nông dân găm hàng hạn chế bán ra, cộng thêm dự báo về thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến nguồn cung đã đẩy giá cà phê tăng Tuy nhiên, sức ép về khủng hoảng kinh tế và tình hình nợ công châu Âu vẫn đã đẩy giá cà phê xuống thấp trong nhiều phiên
Nguyên nhân dẫn đến những biến động này về cơ bản chịu sự tác động của quan hệ cung – cầu Lượng cung được xác định bởi chu kỳ sản xuất của nước xuất khẩu và tình hình lưu trữ, tồn kho của các nước Tình hình sản lượng lại chịu tác động của nhiều yếu tố như khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, diện tích canh tác Bên cạnh đó là những vấn đề kinh tế-xã hội như khủng hoảng kinh tế, biến động đồng USD, đồng Euro làm tăng giá cả các mặt hàng vật tư kỹ thuật, phân bón, tăng giá nhân công ảnh hưởng đến tâm lý của người trồng và sản xuất cà phê
từ đó ảnh hưởng đến nguồn cung trên thị trường Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng lại chịu tác động trực tiếp của thị hiếu, chất lượng hàng hóa cùng các yếu tố kinh tế như khủng hoảng tài chính, tiền tệ…
Theo lý thuyết cung-cầu:
Cung: Đường cung cà phê có dạng dốc lên từ trái qua phải, biểu thị mối quan hệ cùng chiều giữa giá cả và số lượng cung ứng cà phê trên thị trường, khi giá tăng thì lượng cung cũng tăng theo
9
Trang 10S
QCầu: Đường cầu cà phê có dạng dốc xuống từ trái qua, biểu thị mối quan hệ nghịch biến giữa giá cà phê và nhu cầu của người tiêu dùng, khi giá tăng thì lượng cầu giảm và ngược lại
Điểm cân bằng trên đồ thị cung thay đổi khi có sự dịch chuyển của đường cung hoặc đường cầu hoặc cả đường cung và đường cầu
-Thay đổi đường cung: Ngoài giá cả, có nhiều yếu tố quyết định đến nguồn cung ứng mặt hàng này như chi phí sản xuất, khí hậu, chính sách của Nhà nước, đồng USD Các yếu tố này thay đổi làm dịch chuyển đường cung
Tháng trước tết Nguyên đán, khi Việt Nam đang trong giai đoạn cuối của vụ thu hoạch
cà phê với sản lượng dồi dào, giá cà phê robusta thị trường nội địa ở quanh mức 36000-37000
Q 2
Q 2
Trang 11đồng/kg, người nông dân quyết định ghăm hàng, không bán ồ ạt cho doanh nghiệp thu mua dẫn đến việc nguồn cung giảm.
Ban đầu, giá cân bằng là P1, điểm cân bằng tại E1 Khi cung giảm từ Q1 xuống Q2, đường cung cà phê dịch chuyển sang trái (S1S2), lượng cung giảm 1 lượng bằng (Q2-Q1) Trong điều kiện cung không đổi, giá cân bằng tăng đến mức mới cao hơn mức P1 ban đầu đến khi lượng cung bằng lượng cầu tại điểm E2 Rõ ràng, tại thời điểm này, giá cà phê đã tăng lên mức 39700 đồng/kg
-Thay đổi đường cầu: Ngoài giá cả, có nhiều yếu tố tác động đến quyết định mua của người tiêu dùng như thu nhập, lạm phát hay tăng trưởng kinh tế Khi có sự thay đổi của các yếu tố ngoài giá sẽ làm đường cầu dịch chuyển
Tháng 6-7/2011, do ảnh hưởng khủng hoảng nợ công của châu Âu, nhu cầu nhập khẩu
cà phê của các nước trong khu vực này giảm xuống
11
S
Q
2 eeee eeEE 2
Q2
Q1
E2 P
Trang 12Ban đầu, giá cân bằng tại mức P1, điểm cân bằng là E1 Với đường cung ngắn hạn không đổi, sự dịch chuyển đường cầu cà phê về bên trái (D1D2), sẽ gây ra sự dư thừa sản phẩm ở mức giá cân bằng cũ một lượng (Q1-Q2) Để bán được cà phê; người bán sẵn sàng bán với giá thấp hơn ban đầu, giá giảm từ P1 P2 cho tới khi lượng cầu bằng lượng cung tại điểm E2 Cụ thể, giá cà phê trên thị trường thế giới giảm từ 2611USD/tấn xuống gần 2100USD/tấn.
-Thay đổi đường cung và cầu: Đầu tháng 2/2012, lượng dự trữ cà phê tại sàn London giảm nhiều, nguồn cung từ Việt Nam rất hạn chế Cung giảm làm đường cung dịch chuyển sang trái (S1S2), cầu tăng làm đường cầu dịch chuyển sang phải (D1D2) Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu cà phê trên thị trường tăng do mùa giải bóng đá Euro đang tới gần khiến cầu cà phê từ các nhà nhập khẩu tăng nhẹ, đường cầu dịch chuyển về bên phải Điểm cân bằng dịch chuyển từ E1 đến E2 (tại điểm này lượng cung bằng lượng cầu)
ở mức cao hơn Giá tăng từ P1 đến P2, cụ thể giá cà phê tăng từ 1800USD/tấn lên khoảng 1930-1940USD/tấn.
Q1
Q2