1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kinh tế vi mô biến động giá cà phê việt nam, dự báo và giải pháp

16 3,3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 260,5 KB

Nội dung

Với những điều kiện thuận lợi trong việc trồng trọt và chế biến, bên cạnh đó, nhu cầu càng ngày càng tăng cả trong nước và thế giới đã biến thị trường cà phê đã trở thành một thị trường

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Cà phê là một trong những mặt hàng tiêu dùng phổ biến trong nước cũng như là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Với những điều kiện thuận lợi trong việc trồng trọt và chế biến, bên cạnh đó, nhu cầu càng ngày càng tăng cả trong nước và thế giới đã biến thị trường cà phê đã trở thành một thị trường lớn của toàn cầu Những biến động về giá cả thị trường trong năm 2011 không chỉ là mối quan tâm dành cho các nhà kinh tế vi mô, các doanh nghiệp, người nông dân mà là của tất cả những ai có cuộc sống gắn liền với cà phê

Việc giá cả, sản lượng một hàng hóa biến động hằng ngày, hằng tháng, hằng quý,

… có ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường của hàng hóa đó trong niên vụ hiện tại và cả niên vụ tiếp theo, cà phê cũng không ngoại lệ Với kiến thức về kinh tế vi mô của mình, chúng tôi sẽ đánh giá thị trường một cách khách quan nhất, dùng kiến thức về mối quan

hệ Cung – Cầu để giải thích vì sao trong sáu tháng đầu năm 2011 giá cà phê biến động Mặt khác, chúng tôi cũng đưa ra những dự đoán và dự báo về tình hình thị trường cà phê trong năm 2012

Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ đề ra những thuận lợi, những thách thức cho thị trường

cà phê Việt Nam, những chiến lược cạnh tranh hiệu quả cũng như tầm quan trọng của sự quản lý Nhà Nước trong vấn đề cạnh tranh của thị trường trong nước

Vì thế, với những kiến thức thực tế cùng với sự đam mê học hỏi, tìm tòi, nhóm chúng tôi quyết định phân tích đề tài “Giá cà phê – những biến động năm 2011 và dự báo năm 2012”

Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng hết sức, song không thể không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của

cô và tất cả các bạn để bài tiểu luận có thể hoàn thành một cách tốt nhất

Xin chân thành cảm ơn

Trang 2

MỤC LỤC:

Lời mở đầu 1

Mục lục 2

I Biến động giá cà phê năm 2011 3

1 Giá cà phê Việt Nam năm 2011 3

a Thị trường cà phê thế giới năm 2011 3

b Thị trường cà phê Việt Nam năm 2011 5

Giá cà phê nội địa 5

Các yếu tố ảnh hưởng đến cung-cầu thị trường cà phê Việt Nam 6

Các yếu tố của thế giới 6

Các yếu tố của Việt Nam 7

2 Thách thức đối với thị trường cà phê Việt Nam hiện nay 10

a Thách thức đặt ra 10

b Giải pháp 11

Những giải pháp về mặt kĩ thuật 11

Đối với cơ quan quản lý Nhà Nước 12

Giải pháp cho xuất khẩu cà phê 13

II Những dự báo về cà phê năm 2012 13

Lời kết 15

Trang 3

I Biến động giá cà phê năm 2011:

Sáu tháng đầu năm 2011 là thời gian mà thị trường cà phê thế giới cũng như Việt Nam có nhiều biến động rõ nét nhất Do vậy, nhóm thuyết trình xin chỉ tập trung vào những biến động của thị trường cà phê năm 2011 trong giai đoạn này

1. Giá cà phê Việt Nam năm 2011:

a) Thị trường cà phê thế giới năm 2011:

Hình 1.1 Biểu đồ thể hiện giá cà phê thế giới 6 tháng đầu năm 2011.

Năm 2011 USD/tấn

Trang 4

Giá cà phê kỳ hạn trên thị trường thế giới trong tháng đầu năm 2011 có diễn biến hết sức phức tạp Nếu như trong tháng 12/2010 diễn biến chủ yếu trên thị trường là tăng giá thì trong tháng 1/2011 giá cà phê liên tục biến động tăng giảm với biên độ dao động thấp hơn so với tháng trước

Thị trường cà phê thế giới có sự biến động tăng mạnh trong tháng 2 vừa qua Đầu tuần thứ 2 của tháng 2, do những lo lắng về nguồn cung nên hoạt động giao dịch trên cả 2 thị trường London và New York khá sôi động Điển hình tại thị trường London cà phê robusta tăng 23 USD/tấn lên mức 2.305 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 7/2008 đến nay cho cùng kỳ hạn

Tháng 3/2011, giá cà phê trên thị trường thế giới biến động mạnh trong phiên giao dịch đầu tháng Tại London, giá cà phê robusta tăng mạnh đầu phiên, có lúc chạm 2.412 USD/tấn, nhưng sau đó đã quay đầu giảm và đóng cửa ở mức không đổi so với phiên 28/2 Thế nhưng, giá cà phê thế giới đã tăng trở lại trong phiên giao dịch ngày 03/3 do những lo lắng về nguồn cung Trong phiên này, thị trường liên tục trong thế giằng co nhưng cuối cùng đà tăng đã chiếm ưu thế Trong các phiên tiếp theo giá cà phê tiếp tục giảm, đến phiên ngày 17/03 đã tăng trở lại Để lí giải cho việc giá cà phê tăng mạnh thì 1

số thương nhân nước ngoài cho rằng là do nhu cầu từ các nhà rang xay và sức mua vào mạnh của các quỹ hàng hoá Thêm vào đó, nỗi lo nguồn cung thấp ở các quốc gia sản xuất hàng đầu là Việt Nam và Indonesia cũng là yếu tố quan trọng Từ đó, phần nào giải thích được hiện tượng giá cà phê tăng cao trong thời gian này

Giá cà phê thế giới trải qua phiên giao dịch đầu tháng 4/2011 sụt giảm mạnh do hoạt động bán thanh lý của nhà đầu tư, kết hợp với nguồn cung tăng từ Ấn Độ, Indonesia

và Việt Nam Giá cà phê thế giới quay đầu giảm trong phiên giao dịch 6/4 do hoạt động chốt lời của nhà đầu tư Giá cà phê vẫn đi xuống bất chấp những dự báo của các phân tích kinh tế thế giới Giá cà phê thế giới giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 18/4 do USD tăng giá và dấu hiệu nguồn cung cải thiện

Những ngày đầu tháng 5/2011, giá cà phê đã chạm mức cao nhất trong 34 năm qua

do lo ngại thời tiết xấu tại các nước sản xuất chủ chốt sẽ làm nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt Việc Braxin - nước trồng cà phê lớn nhất thế giới đang có nguy cơ phải hứng chịu tình trạng sương giá sau những đợt mưa rào trong tháng 4 vừa qua đã làm gia tăng giá cà phê hạt tại nước này có thể tăng 40% Từ sau khi lập kỉ lục vào những ngày đầu tháng 5 thì giá cà phê lại giảm sút vào giữa tháng 5 vì hoạt động bán tháo của nhà đầu tư khi USD tăng giá cùng với thông tin có lợi cho nguồn cung

Giá cà phê thế giới giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tháng 6/2011 do hoạt động bán tháo của nhà đầu tư diễn ra 1 cách ồ ạt Do được hỗ trợ bởi hai luồng thông tin

cơ bản là tiền tệ và nguồn cung thì giá cà phê đã hồi phục mạnh trở lại trong ngày 7/6 Giá cà phê đã bất ngờ tăng trở lại trong phiên ngày 15/6 trước khi rơi xuống mức thấp nhất trong 3 tháng gần nhất do nguồn cung cho thị trường dồi dào ở những ngày cuối tháng 6

Trang 5

b) Thị trường cà phê Việt Nam năm 2011:

 Giá cà phê nội địa:

Giá cà phê trên thị trường thế giới biến động mạnh cũng đã ảnh hưởng không ít đến thị trường Việt Nam Giá cà phê năm 2011 biến động ngoài dự báo của nông dân lẫn nhà phân tích thị trường Cụ thể, giữa tháng 5, đầu tháng 6, không phải thời điểm giá thế giới đạt đỉnh, nhưng giá cà phê trong nước có lúc lại đạt tới 52 triệu đồng/tấn, mức chưa từng thấy bao giờ

Ngày Giá cà phê nhân xô (đồng/kg)

Ngày Giá cà phê nhân xô (đồng/kg)

6 - 7/5 49.700 ~ 49.800

Trang 6

Bảng 1.1: Giá cà phê nhân xô Việt Nam theo từng phiên trong 6 tháng đầu năm 2011 (nguồn: thuongmai.vn).

P

P1

P0

0 Q

Q1 Q0

Hình 1.2.Biểu đồ thể hiện cung-cầu cà phê 6 tháng đầu năm 2011

Nhìn vào biểu đồ thể hiện cung-cầu cà phê 6 tháng đầu năm 2011 (hình 1.2) thì chúng ta thấy đường cầu (QD) không đổi và đường cung (QS) dịch chuyển sang trái, giá cân bằng tại A tăng và lượng cân bằng giảm (Q1<Q0) Chứng tỏ khi sản lượng cà phê cung cấp cho thị trường thế giới giảm thì sẽ đẩy mức giá cà phê lên cao hơn mức giá cân bằng Nó ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhập khẩu cà phê

 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung-cầu thị trường cà phê Việt Nam

Để lí giải tại sao cung về cà phê giảm xuống và đẩy giá cà phê lên cao ở thời điểm giữa tháng 5 và đầu tháng 6 năm 2011, chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố sau:

Các yếu tố của thế giới:

Q D

QS

Q’ S

Trang 7

Thứ nhất, sự thắt chặt về lượng cung cà phê của các nhà đầu cơ đã vô tình đẩy giá

lên cao Từ đầu năm 2011, thông tin chính xác về lượng tồn kho cà phê tại Châu Âu giảm, từ 1 triệu tấn vào tháng 7/2009 chỉ còn trên 600.000 tấn vào ngay đầu tháng 1/2011 Thế là giá kì hạn robusta Life NYSE1 không ngừng tăng cho đến tháng 6/2011 Thực ra, ý đồ khi đẩy giá lên cao là để kéo giãn giá nhằm gom 200-300 ngàn tấn cà phê robusta của các tay đầu cơ đã được hình thành từ lúc ấy Song, bằng thủ thuật kinh doanh,

họ đã quyết định đẩy giá tháng giao dịch gần nhất trên robusta Liffe lên cao hơn các tháng trước Đây là sự quyết định khôn khéo Một mặt tạo cao trào đưa hàng về kho Liffe; mặt khác, khi hút được đủ lượng hàng thì hàng lưu chuyển trên thị trường sẽ thiếu

Từ đó, họ sẽ dễ dàng khống chế giá và lại sử dụng được hàng của mình để bán ra với thị trường với giá “cắt cổ” cho những ai cần hàng sử dụng Trong giới kinh doanh thì hiện tượng này gọi là “siết” hay “vắt giá”

Thứ hai, tình hình thời tiết ở nhiều nước trồng cà phê trên thế giới có những diễn

biến bất thường Chẳng hạn, thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới như Braxin cũng chỉ đứng nhìn giá cà phê tăng đột biến do chịu ảnh hưởng của thời tiết khô hạn trong những tháng đầu năm 2011 Đồng thời, lượng cà phê tồn kho của thế giới lại ở mức thấp Từ đó dẫn đến nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu vẫn tăng Minh chứng cụ thể

là sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường lớn giảm liên tục từ sau khi đạt đỉnh vào giữa tháng 3/2011 (xem biểu đồ hình 1.3) Thêm vào đó là giá cả của hầu hết các mặt hàng nông sản đều có xu hướng tăng

Thứ ba, trong sáu tháng đầu năm 2011, kinh tế thế giới tuy có phục hồi, nhưng

mức độ tăng trưởng không đáng kể và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro Khủng hoảng nợ công ở Châu Âu và suy thoái kinh tế ở Mĩ đã làm nhiều ngân hàng và hãng kinh doanh hàng hóa cũng như môi giới rơi vào khó khăn Hệ quả là tín dụng khắp nơi đều bị thắt chặt và lãi suất ngân hàng cao chưa từng thấy Ảnh hưởng tiêu cực đến giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam Ở trong nước, các nhà xuất khẩu tiếp tục chịu cảnh khô hạn của tín dụng Do quyết tâm đẩy lùi lạm phát của Chính phủ, các ngân hàng đành nâng cao lãi suất để hạn chế cho vay Người nông dân trồng cà phê cũng như các doanh nghiệp thu mua cà phê phải đối mặt nhiều khó khăn trong khi giá cà phê đang lên cao Ảnh hưởng gián tiếp đến sản lượng cà phê xuất khẩu của cả nước Dựa vào hình 1.3 thì sản lượng cà phê xuất khẩu giảm liên tục từ tháng 4 đến tháng 6/2011 Góp phần đẩy giá cà phê tăng cao và đạt mốc

52 triệu đồng/tấn vào cuối tháng 5, đầu tháng 6 năm 2011

Các yếu tố của Việt Nam:

Thứ nhất, việc giá cà phê thị trường thế giới lên cao và tiếp tục lên cao bắt đầu từ

tháng 1 đến tháng 3 năm 2011 ảnh hưởng đến lượng cung cà phê của Việt Nam Người dân có tâm lý ghim hàng chờ giá lên, khiến nguồn cung trong nước không đủ Cà phê Việt Nam chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu và Việt Nam cũng đứng thứ hai trên thế giới về sản lượng cà phê thu hoạch hằng năm nên việc ghim hàng ảnh hưởng không nhỏ đến giá thị trường thế giới trong thời điểm này, cụ thể giá vẫn tiếp tục tăng vì thiếu nguồn cung

1 Robusta Life NYSE: Life là thị trường kì hạn (TTKH) của London Còn NYSE là sở

giao dịch chứng khoán New York (Mỹ) Robusta Life NYSE là thị trường kì hạn

(TTKH) Life về cà phê robusta do sở giao dịch chứng khoán New York quản lí.

Trang 8

Thứ hai, cà phê Việt Nam sản lượng nhiều nhưng chất lượng thì không cao Khi

xuất khẩu chủ yếu ở dạng nhân thô, chưa qua chế biến, chưa rang xay Vì vậy, sản lượng

cà phê Việt Nam được lựa chọn để xuất khẩu không nhiều dẫn đến lượng cung cà phê trên thị trường thế giới cũng giảm hẳn đi, góp phần đẩy giá cà phê Việt Nam tăng cao trên thị trường thế giới

Thứ ba, thời tiết nửa đầu năm 2011 không thuận lợi cũng là nguyên nhân cho việc

khiến lượng cung cà phê của Việt Nam giảm Việc sản lượng giảm không ảnh hưởng nhiều đến sản lượng xuất khẩu của Việt Nam trong năm tuy nhiên lại ảnh hưởng đến chất lượng của cà phê xuất khẩu

Thứ tư, đây là nguyên nhân mới, có lẽ còn ảnh hưởng lâu dài đến cà phê Việt

Nam: “Theo thống kê của Công ty cafecotrol cho thấy, niên vụ cà phê 2010-2011 Việt Nam xuất khẩu 1,25 tấn cà phê, trong đó 20 doanh nghiệp cà phê xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam chỉ là 700.000 tấn, chiếm 56% tổng lượng cà phê xuất khẩu Trong khi đó, những năm trước tỷ lệ này vào khoảng 80% Nguyên nhân của sự giảm sút như

vậy là do doanh nghiệp cà phê nước ngoài đã tìm cách mua trực tiếp từ người trồng cà

phê nên doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh Hiện các doanh nghiệp cà phê

nước ngoài chiếm 50% hệ thống đại lý mua cà phê, tăng 35% so với năm trước và với tình hình này thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị thua trên sân nhà

Doanh nghiệp cà phê nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam, bằng cách mua rẻ khi giá giảm, bán ra kiếm lời khi giá tăng là một hình thức phổ biến của các doanh nghiệp nước ngoài hiện nay Việc mua rẻ bán mắc này được hậu thuẫn từ việc các doanh nghiệp nước ngoài có một nguồn vốn vay dồi dào từ nước họ, vay nhiều, lãi ít,… là nguyên nhân họ thâu tóm thị trường cà phê Việt Nam dễ dàng Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường Việt Nam, cụ thể:

+ Với việc ghim hàng chờ giá tăng, trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng cà phê, các doanh nghiệp nước ngoài thu mua cà phê với giá rẻ nhưng trên một mặt bằng lớn cũng khiến cho người dân bán để kiếm lời mặc dù lời không cao

+ Sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giảm đáng kể (số liệu như trên) sẽ khiến cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam đi theo chiều hướng xấu Khi các doanh nghiệp nước ngoài thu mua đồng nghĩa với việc sẽ có một lượng hàng họ bán trong nước khi giá lên cao phục vụ thị trường trong nước vốn đang ưa chuộng cà phê sẽ làm tăng lợi nhuận của họ trên mức sản lượng ấy, trong khi đó thị trường xuất khẩu của Việt Nam lại giảm sản lượng rõ rệt

+ Việc các doanh nghiệp nước ngoài dần dà thâu tóm, thao túng thị trường Việt Nam cũng sẽ dẫn đến một hệ lụy, đó là sự cấu kết giữa các doanh nghiệp nước ngoài với các

Trang 9

nhà đầu cơ trên hai thị trường lớn là Luân Đôn và NewYork sẽ chi phối thị trường cà phê của Việt Nam để hạ giá trong nước xuống, gây ra nhiều hậu quả lâu dài về xuất khẩu cho nước ta

 Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2011:

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6

0 50 100 150 200 250 300 350 400

Khối lượng xuất khẩu (nghìn tấn).

GTXK (triệu USD)

Hình 1.3 Biểu đồ thể hiện khối lượng xuất khẩu và GTXT cà phê của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2011.

Với giá xuất khẩu từ 2.200 – 2.500 USD/tấn, những tháng đầu năm 2011 cà phê Việt Nam đã đạt được mức giá cao nhất trong vòng 13 năm qua và liên tục tăng So với cùng kì niên vụ 2010/11 thì sản lượng cà phê xuất khẩu niên vụ 2011/12 không những tăng mà đạt sản lượng nhiều hơn Tạo khởi sắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê và

là dấu hiệu đáng mừng cho thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong năm mới

Thế nhưng, sau khi xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng mạnh trong tháng 3/2011 thì sang tháng 4 đã chững lại và giảm liên tục trong các tháng tiếp theo

Trang 10

Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 6/2011 chỉ đạt hơn 67 nghìn tấn, trị giá 156,7 triệu USD Giá cà phê xuất khẩu tháng 6/2011 quay đầu giảm 1,3% so với tháng 5/2011.Tính đến hết tháng 6/2011, lượng xuất khẩu mặt hàng này của nước ta lên 864,7 nghìn tấn, trị giá gần 1,9 tỷ USD

Nhìn chung, xuất khẩu cà phê của nước ta trong nửa đầu năm 2011 sang hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng khá Dẫn đầu vẫn là Mỹ đạt 86,4 nghìn tấn; tiếp đến là thị trường Đức đạt 84,9 nghìn tấn; Bỉ đứng thứ 3 và có mức tăng trưởng rất cao

2. Thách thức đối với thị trường cà phê Việt Nam hiện nay:

a Thánh thức đặt ra:

Theo đánh giá của Hiệp hội cà phê Việt Nam (Vicofa), hiện ngành cà phê đang có nhiều lợi thế cạnh tranh, có điều kiện tăng trưởng và phát triển Năm 2011, giá cà phê Việt Nam và thế giới tăng kỷ lục, dự báo ngành cà phê có thể xuất khẩu được 1,2 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt từ 2,4 – 2,5 tỷ USD Đây là yếu tố thuận lợi cho người trồng cà phê Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam và nhu cầu sử dụng cà phê của thế giới và trong nước tiếp tục tăng, tạo điều kiện để ngành cà phê phát triển Thế nhưng, ngành cà phê Việt Nam cũng đối mặt không ít thách thức

Thánh thức đầu tiên phải kể đến là cà phê Việt Nam không được giá bằng cà phê

thế giới Bởi do biến động về giá đã dẫn đến giá vật tư cao, những vấn đề về chất lượng

và thiếu chế biến sâu đang làm giới hạn mức giá được trao đổi của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế Đồng thời, việc thẩm định cấp chất lượng, định giá cà phê chưa được

sự công bằng, hợp lý, còn có sự chênh lệch giá thu mua giữa cà phê có chất lượng tốt và kém chất lượng Việc áp dụng những tiêu chí cũ, không còn hiệu quả từ trước để đánh giá

về chất lượng của cà phê Việt Nam (độ ẩm, tỉ lệ hạt,…)

Thách thức thứ hai về cơ sở hạ tầng trồng cà phê thì hầu hết diện tích cà phê tại

các địa phương đều do nông dân tự quản lý và chăm sóc trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn đầu tư Quy mô vốn đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị, công nghệ chế biến cà phê vẫn còn ở mức thấp so với nhiều nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới như Braxin, Indonexia Đa phần các doanh nghiệp sản xuất, chế biến chủ yếu tập trung ở một số công đoạn như sơ chế đánh bóng cà phê xuất khẩu, rang xay sản xuất cà phê bột với quy mô nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến hiệu quả và giá trị kinh tế mang lại không cao

Thách thức thứ ba là một số doanh nghiệp hiện nay không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn như: năng lực tài chính hạn chế, không đủ vốn để tự có thể tham gia vào phương

án kinh doanh theo quy định Vì thế, doanh nghiệp luôn đứng trước những thách thức lớn

về vốn, nhất là khi cà phê đến vụ Mặt khác, ngân hàng cho vay vốn lưu động thu mua

Ngày đăng: 12/08/2014, 22:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Biểu đồ thể hiện giá cà phê thế giới 6 tháng đầu năm 2011. - kinh tế vi mô biến động giá cà phê việt nam, dự báo và giải pháp
Hình 1.1. Biểu đồ thể hiện giá cà phê thế giới 6 tháng đầu năm 2011 (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w