Nam lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế là một trong những thách thức lớn đối với cách mạng Việt Nam.
⇒ Vì vậy, nhu cầu chống tụt hậu về kinh tế đặt ra gay gắt. Để thu hẹp khoảng cách, ngoài việc phát huy tối đa nguồn lực trong nước, cần tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, trong, mở rộng và tăng cường hợp tác kinh tế với các nước và tham gia vào cơ chế hợp tác đa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Những đặc điểm, xu thế quốc tế và yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cơ sở để ĐCS Việt Nam xác định quan điểm và hoạch định chủ trương, chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới.
8.3. Chứng minh nhận định: “Toàn cầu hóa kinh tế, tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện khác nhau…” thức biểu hiện khác nhau…”
8.3.1. Khái quát:
Dưới góc độ kinh tế, toàn cầu hóa là quá trình LLSX và quan hệ KTQT phát triển vượt qua rào cản biên giới quốc gia và khu vực, lan tỏa ra phạm vi toàn cầu, trong đó, hàng hóa, vốn, tiền, thông tin, lao động... vận động thông thoáng; sự phân công lao động mang tính quốc tế, quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đan xen nhau, hình thành mạng lưới quan hệ đa chiều.
Như vậy, toàn cầu hóa là sự gia tăng mạnh mẽ các quan hệ gắn kết, tác động phụ thuộc lẫn nhau, gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua biên giới quốc gia, mở rộng quy mô và tăng cường độ hoạt động giữa các khu vực, quốc gia trên phạm vi toàn cầu trong sự vận động phát triển.
Toàn cầu hóa kinh tế ngày nay đã trở thành xu thế chung của thời đại mà các quốc gia, dân tộc không thể bỏ qua được.
8.3.2. Chứng minh: “Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển với quy mô mức độ và hình thức biểu hiện khác nhau”. hình thức biểu hiện khác nhau”.
● Về quy mô:
+ Mở rộng giao thương với các nước trên tất cả các lĩnh vực.
+ Đưa khoa học - kỹ thuật, thành tựu công nghệ của các nước phát triển vào các ngành nghề, lĩnh vực của đời sống, xã hội.
+ Tạo quan hệ với các nước trên toàn thế giới, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội, đang phát triển hay kém phát triển.
● Về mức độ:
Tốc độ rất nhanh, len kỹ vào tất cả các thể chế chính trị trên thế giới, các lĩnh vực từ vi mô đến vĩ mô.
● Về hình thức biểu hiện:
Toàn cầu hóa trên tất cả các lĩnh vực, với các hình thức khác nhau.
Như vậy, toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển với quy mô mức độ và hình thức biểu hiện khác nhau. Có như vậy, khả năng tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của tất cả các quốc gia tham gia toàn cầu hóa mới đạt được mục tiêu của mình.
8.4. Chứng minh nhận định: “Toàn cầu hóa kinh tế, tiếp tục phát triển…với những tích cực, hạn chế, cơ hội, thách thức, đan xen của toàn cầu hóa với phát triển kinh tế”. chế, cơ hội, thách thức, đan xen của toàn cầu hóa với phát triển kinh tế”.
Tại Đại hội Đại biểu lần thứ XI, Đảng ta đã nhận định: “Toàn cầu hoá kinh tế, tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tiêu cực, hạn chế, cơ hội, thách thức đan xen của toàn cầu hoá tới phát triển kinh tế.” Đây là một nhận định đúng đắn.
8.4.1. Tác động tích cực:- Đối với kinh tế: - Đối với kinh tế:
+ Thông qua tự do hoá thương mại, thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ, tạo cơ hội để các nguồn lực phát triển kinh tế, mở rộng thông tin, trao đổi hành hoá mạnh mẽ, thúc đẩy sản xuất. + Thúc đẩy cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ trong nước với hàng hoá, dịch vụ nước ngoài, buộc các nền kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp, mở rộng nền kinh tế tri thức, từng bước cải tiến kỹ thuật, tăng NSLĐ, phát triển nền kinh tế hiện đại, hiệu quả, thúc đẩy CNH, HĐH.
+ Tạo môi trường thuận lợi trong việc nắm bắt thông tin, tri thức mới, giao lưu văn hoá thế giới trên cơ sở đó giúp nâng cao va cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng, chuẩn hoá tài chính quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh.
+ Tiếp thu thành tựu KH-KT, CN của nhân loại, kinh nghiệm quản lý - Đối với chính trị:
Đổi mới cơ chế quản lí, mở rộng và thắt chặt quan hệ ngoại giao với các nước, khẳng định và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.