Việc nhà nước thực hiện chủ trương trên là để:

Một phần của tài liệu Bộ đề cương thảo luận môn Đường Lối Đảng Cộng sản VN Cô Thắm ĐH Thương Mại (Trang 29 - 31)

+ Tạo cơ hội, điều kiện cho mọi người tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, thực hiện các chính sách xóa đói giảm đói nghèo, công bằng xã hội.

khuôn khổ pháp luật và đạo đức cho phép.

+ Xây dựng và thực hiện có kết quả cao các chương trình xóa đói giảm nghèo, đề phòng tái đói, tái nghèo, nâng cao dần chuẩn đói nghèo khi mức sống chung tăng lên, chính sách ưu đãi, dạy nghề cho mọi người lao động miễn phí, vay vốn...

+ Làm giàu theo pháp luật và không quay lưng lại với các lợi ích xã hội. Phát huy mọi khả năng, nỗ lực của bản thân để làm giàu, làm giàu trong khuôn khổ quy định, lĩnh vực mà pháp luật cho phép, tôn trọng và khuyến khích tài năng, trí tuệ làm giàu phát triển.

+ Nghiêm cấm các hành vi làm tổn hại tới lợi ích quốc gia: buôn lậu, trốn thuế...

+ Khôi phục, đầu tư cho các làng nghề thủ công truyền thống phát triển. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông phát triển, đặc biệt là các vùng sâu xa, hải đảo, đưa những nơi này theo kịp với đồng bằng. Khuyến khích cán bộ, đảng viên, tri thức...làm giàu bình đẳng.

+ Ví dụ: Hiện nay, mô hình trang trại VAC đã và đang là hướng tích cực cho bà con nông dân. Nhiều hộ nông dân dám nghĩ, dám làm đã mạnh dạn chuyển đổi ruộng đất canh tác sang mô hình chăn nuôi trang trại VAC mang lại hiệu quả kinh tế cao... Nhờ đó, kinh tế gia đình từng bước được nâng cao và việc chăn nuôi dần được ổn định và phát triển.

7.9. Kinh tế thị trường nhiều thành phần có tác động như thế nào đến việc làm

Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, Kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng rất lớn, với hàng chục nghìn xí nghiệp quốc doanh. Mọi vấn đề từ đầu vào (lao động, vốn đầu tư, nguyên nhiên vật liệu…), sản xuất, kinh doanh (cái gì, bao nhiêu…), đầu ra (tiêu thụ ở đâu, giá cả ra sao…), đến kết quả sản xuất, kinh doanh (lãi, lỗ,…) đều do Nhà nước lo, Nhà nước chịu. Kinh tế tập thể chiếm gần hết khu vực ngoài Nhà nước với hàng nghìn hợp tác xã cũng thuộc đủ các ngành, phương án ăn chia do Nhà nước duyệt; vật tư chủ yếu do Nhà nước cung cấp; sản phẩm do Nhà nước thu mua; xã viên ăn theo định lượng.

Cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội sâu rộng tiềm ẩn từ cuối những năm 1970, bùng phát trong những năm 1980, kéo dài đến đầu những năm 1990 của thế kỷ trước đã khiến tăng trưởng kinh tế chậm, có năm bị suy thoái. Và nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm và tỷ lệ thất nghiệp của nước ta: tỷ lệ thất nghiệp năm 1989 lên đến trên 13%...

Nhờ đổi mới, mở cửa hội nhập (bắt đầu từ năm 1986), cơ cấu thành phần kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần đã giúp nền kinh tế chuyển dịch khá rõ theo chiều hướng giảm tỷ trọng lao động khu vực kinh tế nhà nước sang khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế tư nhân.

Cụ thể, nếu năm 1986, lao động khu vực Nhà nước là 15,5%, khu vực ngoài Nhà nước chiếm 84,5% thì nay, khu vực Nhà nước chỉ còn chiếm 10,3%, khu vực ngoài Nhà nước chiếm 86,4%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,3%.

Hơn nữa việc đa dạng hóa các loại hình kinh tế đã phân bổ nguồn lao động sang nhiều lĩnh vực khác nhau, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động đồng thời mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm cho tất cả mọi người, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Như vậy nhờ sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nề kinh tế thị trường nhiều thành phần đã góp phần huy động các nguồn lực (lao động, vốn đầu tư...), đưa đất nước thoát ra cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội; góp phần xoá đói giảm nghèo.

CHƯƠNG VIII: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI.

8.1. So sánh hội nhập kinh tế và hội nhập quốc tếKhái niệm: Khái niệm:

Hội nhập quốc tế là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết các nền kinh tế của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa kinh tế theo những hình thức khác nhau từ đa phương tới song phương, tiểu khu vực/ vùng, khu vự, liên khu vực.

Giống nhau:

§ Đều là mở cửa hội nhập với các quốc gia và khu vực trên thế giới để tiếp cận với những cái mới, cái hiện đại và đưa hình ảnh nước ta ra toàn thế giới vì lợi ích quốc gia và dân tộc. § Đều phải chấp nhận luật chơi quốc tế

§ Hội nhập có thể song phương hoặc đa phương Khác nhau:

§ Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ là hội nhập ở một mặt kinh tế còn hội nhập quốc tế là trên tất cả các mặt từ kinh tế, văn hóa xã hội đến quốc phòng an ninh.

§ Hội nhập quốc tế khởi đầu đặt trọng tâm trong lĩnh vực kinh tế và sau đó mở rộng sang các lĩnh vực khác.

§ Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình thực hiện hai việc:

· Gắn kết nền kinh tế thị trường trong nước với nền kinh tế, thị trường Đông Nam Á, châu Á… và trên thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do nền kinh tế quốc dân. · Gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế trong khu vực và toàn cầu.

8.2. Phân tích yêu cầu nhiệm vụ của CMVN trong đối ngoại, hội nhập KTQT.

Một phần của tài liệu Bộ đề cương thảo luận môn Đường Lối Đảng Cộng sản VN Cô Thắm ĐH Thương Mại (Trang 29 - 31)