Văn hóa Việt Nam có sự thống nhất trong các cộng đồng các dân tộc Việt Nam:

Một phần của tài liệu Bộ đề cương thảo luận môn Đường Lối Đảng Cộng sản VN Cô Thắm ĐH Thương Mại (Trang 26 - 27)

+ Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn phải thực hiện các cuộc chiến tranh giữ nước, từ đó tạo nên một đặc trưng văn hóa nổi bật: tư tưởng yêu nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực. + Việt Nam gồm 54 dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc một sắc thái riêng, cho nên văn hóa Việt Nam là một sự thống trong đa dạng. Ngoài văn hóa Việt – Mường mang tính tiêu biểu, còn có các nhóm văn hóa đặc sắc khác như Tà – Nùng, Chàm, Thái, Hoa – Ngái, Môn – Khmer, H’Mông – Dao, nhất là văn hóa các dân tộc Tây Nguyên giữ được những truyền thống khá phong phú và toàn diện của một xã hội thuần nông nghiệp gắn bó với rừng núi tự nhiên.

+ Một số yếu tố thường được coi là đặc trưng của văn hóa Việt Nam khi nhìn nhận từ bên ngoài bao gồm tôn kính Tổ Tiên, tôn trọng các giá trị cộng đồng và gia đình, thủ công mĩ nghệ, lao động cần cù và hiếu học. Phương Tây cũng cho rằng những biểu tượng quan trọng trong văn hóa Việt Nam bao gồm rồng, rùa, hoa sen và tre…

+ Các dân tộc có cùng một chế độ chính trị sử dụng chung một ngôn ngữ phổ thông

7.3. Phân tích văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đấy sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Từ khi Đảng ta ra đời và trong suốt lịch sử lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng ta luôn coi văn hóa là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp cách mạng. Quan điểm này được đề cập trong Cương lĩnh, đường lối, chiến lược của Đảng và đã được Nghị quyết Hội nghị TW 5 Khóa VIII khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đầy sự phát triển KT-XH”.

Đời sống xã hội con người không thể thiếu được văn hóa bởi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Nó được truyền từ đời này qua đời khác, tiếp nối và phát huy qua các thể hệ, nó tác động hàng ngày đến tư tưởng, tình cảm của mỗi thành viên, xã hội và môi trường xã hội”, văn hoá

không chỉ nằm ở một số người, ở lớp “tinh hoa”, mà nằm trong toàn xã hội, trong tất cả các hoạt động sản xuất và quan hệ con người.

Văn hóa vừa là động lực thúc đấy sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Văn hóa là động lực cho sự phát triển con người, là nhân tố bên trong khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, phát huy năng lực bản chất người. Tức là, văn hóa góp phần vào điều tiết quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Muốn đạt được mục tiều dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, con người phải phát triển toàn diện và muốn phát triển toàn diện thì động lực không thể thiếu là phát triển văn hóa lành mạnh, đúng hướng bởinó hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, sản xuất ra hàng hóa với số lượng và chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Văn hóa phát triển mạnh và đúng hướng còn đóng vai trò điều tiết trong quan hệ quốc tế, để mở cửa và giữ vững được độc lập, chủ quyền, hợp tác kinh tế - văn hóa với bạn bè thế giới, làm cho cuộc sống con người với con người tốt đẹp hơn, giúp văn hóa nước nhà giao lưu với văn hóa thế giới mà không bị hòa tan, mất đi truyền thống tốt đẹp vốn có nhất là trong quá trình hội nhập thế giới.

7.4. Phân tích giáo dục đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu.Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế thế giới thực sự là Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế thế giới thực sự là một tổng thể chứa đựng nền kinh tế các quốc gia và khu vực trên thế giới . Nhanh chóng tạo ra cơ hội lớn chưa từng có trong lịch sử , nhưng cũng là thách thức lớn đối với sự phát triển của từng quốc gia, từng khu vực trên thế giới nhất là giáo dục đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu. Như chúng ta đã biết đầu tư con người là đầu tư chiến lược và lâu dài, chính vì vậy đầu tư giáo dục đào tạo cũng cùng với khoa học công nghệ là hoàn toàn đúng đắn. Nếu chỉ đầu tư giáo dục mà không có khoa học, công nghệ thì con người không thể phát triển một cách toàn diện và dễ dàng, bởi không có khoa học công nghệ sự sáng tạo của con người sẽ bị kìm hãm hoặc phát triển một cách chậm chạp. Khoa học công nghệ hướng vào việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, xây dựng năng lực công nghệ quốc gia, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế đất nước. Kết hợp phát triển, học hỏi công nghệ tiên tiến với nâng cao chất lượng đào tạo thì mới phát triển được đất nước một cách lâu dài và bền vững, là quốc sách hàng đầu cho mỗi quốc gia.

7.5 Phân tích đề cương văn hóa năm 1943

Đầu năm 1943, ban thường vụ trung ương Đảng họp tại Võng La đã thông qua bản Đề cương văn hóa Việt Nam do đồng chí Trường Chinh trực tiếp dự thảo. Đề cương xác định lĩnh vực văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) của cách mạng Việt Nam và đề ra ba nguyên tắc của nền văn hóa mới:

Một phần của tài liệu Bộ đề cương thảo luận môn Đường Lối Đảng Cộng sản VN Cô Thắm ĐH Thương Mại (Trang 26 - 27)