1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nước Xích Quỷ - Việt - Sở, những nghi vấn nguồn gốc 1 pps

5 258 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 128,86 KB

Nội dung

Xích Quỷ - Việt - Sở, những nghi vấn nguồn gốc 1 THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN CỦA TRUYỀN THUYẾT Tác giả: Nguyên Nguyên Như những bài đầu đã phân tích, truyền thuyết 'Âu Cơ' thoạt nhìn có vẻ như rất giản đơn, không có gì có thể gây thắc mắc, nhưng thật sự nếu quan sát kỹ, nó giống như các quyển võ công bí kíp trong các truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Tràn đầy những lối nói ẩn dụ, lối 'fast forward' (quây băng video nhanh), các ý niệm rất sâu sắc trong đó có ý niệm giống như 'nhảy vọt quantum' của Max Planck, và những thông điệp ẩn tàng khá kỳ bí. Nó ghi lại hết nguồn gốc dân tộc Việt Nam, cũng như những vấn đề khó khăn ở thời buổi ban đầu. Cái gút lớn và phức tạp nhất của truyền thuyết kì bí này nằm trọn ở chỗ 'phải xác định cho thật đúng thời gian và không gian của diễn biến câu chuyện'. Thời điểm xảy ra câu chuyện chính là thời Xuân Thu Chiến Quốc ở bên Tàu (770- 221 TCN), và chốn không gian của truyền tích ban đầu được dựng nên tại nước Sở, hoặc địa bàn sinh hoạt của hai chủng Thái-cổ và Việt-cổ, cả hai đều thuộc vào một khối thường được người Hoa gọi nôm na: khối Bách Việt (Bai Yue). Qua hai bài trước (2 bài trước của tác giả viết về Hùng Vương: bc chú), chúng ta đã thấy: 1. Có một khế ước bất thành văn thảo tại nước Sở ở thời Xuân Thu Chiến Quốc, kêu gọi sự hợp chủng giữa Âu và Lạc, cùng toàn thể các chủng thuộc khối Bách Việt khác, để cùng chống lại chủng Hoa. Chủng Âu (Thái), đại diện bằng Âu Cơ, sẽ nắm vai trò lãnh đạo. Tương ứng với truyền thuyết, các chủng 'rợ' thuở đó còn theo mẫu hệ. 2. 'Minh chủ' của khối Bách Việt chính là nước Sở, một nước do nhà Châu thành lập với đông đảo dân chúng thuộc khối rợ Yueh (Việt), nhưng 'chính quyền' của nước Sở do đa số người thuộc chủng Hoa lãnh đạo. Một vài đời vua Sở có lai chủng Yueh [1] [2]. Chính sách của nước Sở cũng khá phức tạp. Một mặt làm 'phên dậu' cho nhà Châu, đàn áp và tiêu diệt các bộ tộc rợ Yueh ở trong nước và chung quanh để bành trướng lãnh thổ. Mặt khác, dựa vào lực lượng dân quân phần lớn là rợ Yueh, ra sức cạnh tranh với các nước khác thuộc chủng Hoa, nhất là Tần, và dòm ngó 9 cái đỉnh của nhà Châu [3] [4]. 3. Thành phần chủ lực của nước Sở thời mới dựng nước chính là chủng Thái (Âu). Vài trăm năm sau, nước Thục, một nước lớn cũng thuộc chủng Thái ở phía Tây bị nhà Tần tiêu diệt. Người chủng Âu tức Thái từ Thục di cư về Sở, và xuống phía Nam hội nhập với dân Tây Âu. Lẫn lộn trong các đoàn người di tản đó, hoặc từ chốn khác đổ xuống, cũng có một số thuộc tộc Lạc Việt, tiểu chi Đông Di, thường gọi nhóm Bộc Việt hay Bách Bộc. Nhóm Bách Bộc này chính là nhóm chủng Lạc có mặt lâu đời tại miền Hoa Bắc (phía Bắc sông Dương Tử). 4. Nước Sở về sau trở nên hùng mạnh, nới rộng lãnh thổ đến tận bờ biển phía Đông - bao gồm 2 nước Việt (của Câu Tiễn) và Ngô (của Hạp Lư / Phù Sai). Phần đất ban đầu của Sở gọi là đất Kinh (tức Kinh Việt hay Kinh Man). Và phần đất phía Đông, tức vùng đất của hai nước Ngô Việt hồi trước, bao gồm phần lớn chủng Lạc có tên đất Dương. Từ đó truyền thuyết dựng nên nhân vật Kinh Dương Vương dùng để chỉ người xứ Kinh và Dương hợp lại với nhau. 5. Hai chủng Thái - Việt này nắm tay nhau chạy giặc và đàn áp khủng bố gây nên bởi chủng Hoa, bởi chính quyền nước Sở, bởi chiến tranh khắp nơi, xuống tuốt đến đồng bằng sông Hồng rồi định cư tại đó. Diễn biến từ lúc có khế ước hợp chủng đoàn kết cho đến lúc tới bình nguyên sông Hồng xảy ra trên dưới 1000 năm, trước Công Nguyên. Đúng vào thời điểm nhà Châu thay thế nhà Ân (Thang), kéo dài qua thời Xuân Thu Chiến Quốc (770-221TCN), cho đến lúc nước Nam Việt bao gồm 2 chủng nói trên bị nhà Hán dứt điểm vào năm 111 TCN. 6. Cao điểm của cuộc chiến tranh chống xâm lược và đồng hoá của chủng Hoa chính là cuộc chiến 'anh dũng' của quân dân chủng Thái tại xứ Tây Âu, với địa bàn tỉnh Quảng Tây ngày nay và các vùng lân cận. Cuộc chiến này đã được ghi đầy đủ trong sách sử cổ của Tàu, nhất là quyển Hoài Nam Tử của Lưu An, cháu của Hán Cao Tổ Lưu Bang. 7. Hợp đồng hợp chủng và đoàn kết giữa hai chủng Thái và Việt cuối cùng bị xé bỏ. Đó chính là lúc Âu Cơ ly hôn với Lạc Long Quân dẫn 50 người con về miền núi và Lạc Long Quân dẫn 50 người con kia xuôi về miền đồng bằng gần sông gần biển. Trên chiều hướng dùng nhân vật và hành động nhân vật để thay, hoặc biểu tượng cho sự kiện, ta có thể thấy việc cãi vã giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ, rồi dẫn đến chia ly, cũng giống như việc gia đình phải phân tán khi phải di tản hay chạy giặc. Âu Cơ đại diện cho khuynh hướng bảo thủ đem con trở về quê hương của mình, tức địa bàn rừng núi của chủng Thái-cổ. Lạc Long Quân dẫn đám con kia xuống vùng đồng bằng để 'dựng nước', chạy theo trào lưu 'phụ hệ' của Hoa chủng, và truyền 'chính quyền' theo lối thế tập. 8. Cũng có thể giải mã sự chia tay giữa bà Âu và ông Lạc theo dạng: Thế lực đô hộ Bắc phương sau khi đã bình định được xứ sở của hai chủng Âu và Lạc, đã chia cắt nước Nam Việt ra làm hai. Phía Bắc bao gồm chủng Âu chủ lực, gọi Quảng Châu. Phía Nam mang tên Giao Châu, gồm đa số dân chủng Lạc. Riêng tại Giao Châu, việc chia ly cũng được thể hiện bằng chuyện có rất đông một số người, với chủng Âu (Thái cổ) chủ lực, kéo lên miền núi rừng sinh sống, rồi lâu năm hợp với các chủng địa phương như Negrito (dân lùn tóc quắn) và Melanesian (dân đảo da đen), trở thành người Mường. Phần còn lại ở vùng đồng bằng trở thành người Kinh. 9. Cả hai bản của truyện tích Mường và Việt đều ghi rõ hai chủng Thái và Việt cổ đều theo mẫu hệ. Điều này rất hợp lý, bởi khi di tản xuôi Nam, cả hai chủng đều đi một lượt với nhau. Chủng Âu, tức Thái cổ, còn theo mẫu hệ, với chứng tích các con trai đều không theo họ cha lẫn họ mẹ, như Sùng Lãm con của Lộc Tục (xem bài số 2). Hai bộ tộc, một Âu một Lạc cùng di tản với nhau thì không cách gì chỉ có bộ Âu còn giữ mẫu hệ mà thôi. Chỉ ở đoạn cuối của bản Việt, các tác giả đã gượng ép thay đổi một số chi tiết để ám chỉ chủng Việt đổi ngay sang phụ hệ, vào lúc chia tay. Bằng cách cho con trường, mang hai giòng máu Thái-Việt, lên ngôi vua xưng là Hùng Vương và truyền lại 18 đời theo lối thế tập của phụ hệ. Có lẽ dưới sức ép phải minh chứng với người nghe kể chuyện là đám con theo Cha cũng tiến lên phụ hệ một lượt với các thầy Bắc phương, từ thời nhà Hạ bên Tàu. 10. Để tránh lộn xộn, xin tóm lược vài 'đẳng thức cơ bản' của loạt bài này, như sau: * Bách Việt = Nhiều chủng tộc có các ngôn ngữ gần giống nhau, nhưng khác Hoa ngữ * Việt (Nam) = Thái (cổ) + Việt (cổ) + Một số các chủng có sẵn bản địa (như Negrito, Melanesian, Môn, Khmer, v.v.), từ đây gọi tắt 'các chủng khác', CCK. * Việt (Nam) = Thái-cổ + Việt-cổ + CCK = Âu + Lạc + CCK * Thái (cổ) = Nhiều chi chủng Thái (Âu) khác nhau (> 7) * Việt (cổ) = Nhiều chi chủng Lạc (Việt cổ) khác nhau (> 5) * Người Việt Nam thời sơ khai = Mẹ Thái + Cha Việt * Người Thái Lan, xưa và nay = Mẹ Thái + Cha Thái * Hmong (Miêu) tộc = hậu duệ của đám Cửu Lê (Jiu Li), với lãnh tụ Xy Yâu (Vưu) - từng đại bại trước phe Hoa chủng của Hiên Viên 'Hoàng Đế', trong thời huyền sử. Ngày trước, chủng Hmong thường được gộp chung với khối Bách Việt. Bây giờ họ được tách ra khỏi khối này bởi có nhiều khác biệt về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, chỉ số sọ và có lẽ DNA. Chúng ta có thể thấy rõ, một khi giải mã được truyền thuyết như một câu chuyện đời xưa liên hệ đến cuộc di tản hằng khối của 2 tộc Âu và Lạc, kết thúc bằng chia ly, tất cả những vấn đề liên hệ đều có thể nhanh chóng được sắp xếp trở lại, 'đâu vào đó' rất êm xuôi. . Xích Quỷ - Việt - Sở, những nghi vấn nguồn gốc 1 THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN CỦA TRUYỀN THUYẾT Tác giả: Nguyên Nguyên Như những bài đầu đã phân tích, truyền. Thu Chiến Quốc ở bên Tàu (77 0- 2 21 TCN), và chốn không gian của truyền tích ban đầu được dựng nên tại nước Sở, hoặc địa bàn sinh hoạt của hai chủng Thái-cổ và Việt- cổ, cả hai đều thuộc vào một. 'Minh chủ' của khối Bách Việt chính là nước Sở, một nước do nhà Châu thành lập với đông đảo dân chúng thuộc khối rợ Yueh (Việt) , nhưng 'chính quyền' của nước Sở do đa số người thuộc

Ngày đăng: 31/07/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w