Xích Quỷ - Việt - Sở, những nghi vấn nguồn gốc 4 Việc chia tay giữa Lạc Long Quân với Âu Cơ xảy ra cùng lúc với việc nhà Hán thừa hưởng di sản 'tinh thần nhất thống và đế quốc' của nhà Tần, đưa quân xuống tiến chiếm hết miền Hoa Nam, đặc biệt khối chủng Việt (Lạc) ở vùng đồng bằng ven biển hướng Đông. Trong đó có phần đất Dương của nước Sở xa xưa, nước Mân Việt (Phúc Kiến ngày nay), và Nam Việt của Triệu Đà. Thế lực đô hộ sau đó tách rời phần đất chủng Âu (tức Thái-cổ) ra khỏi vùng đất chủng Lạc (tức Việt- cổ). Rồi ở tại nước Âu Lạc (cũ), đổi tên thành Giao Châu, nhiều người địa phương không thích chung sống với các quan trên người Tàu, đã di tản một lần nữa về miền rừng núi (cùng với Âu Cơ). Nhiều thế kỷ sau, qua quá trình hợp chủng với các sắc dân địa phương như Negrito, Melanesian, Môn-Khmer, v.v. họ trở thành người Mường. Truyền thuyết còn mang rất nhiều điểm gút mắt và bí ẩn chúng tôi hy vọng sẽ lần lượt giải mã trong những bài tới. Nhưng ở đây chúng tôi xin mạo muội đưa ra vài đề nghị về đổi chác lịch sử, hiện thức được từ việc giải mã truyền thuyết. Trước hết xin tóm tắt lại một vài điểm cao về nước Sở, cái nôi của dân tộc Việt. (i) Sở mặc dù mang tiếng rợ thuở ban đầu, đã nhanh chóng thu nhập và rượt theo văn minh Hoa Hạ rất nhanh. Sở suýt một chút có thể thay thế vai trò nước Tần, nhất thống nước Tàu và thay đổi toàn bộ lịch sử. Chủng Việt (Yueh) thay chủng Hoa làm xếp nước Tàu và Hoa chủng có thể di cư xuống Đông Nam Á. (ii) Xin để ý đến 3 câu ngạn ngữ sau, cho thấy người Sở rất 'nổi' (dân xịn) ở thời Xuân Thu Chiến quốc bên Tàu: - Tần phì Việt sấu: người Tần ưa ăn thịt mỡ nên mập béo. Người Việt (Thái+Việt) ở Sở thích ăn rau cá nên người thon thả hơn. - Gỏi Sở nem Tần: giống như trên, dân Tần ưa ăn thịt hơn dân Sở. Theo [1] Tản Đà rất thích câu ngạn ngữ này. - Đầu Ngô mình Sở: câu này cho biết lý trí thiên về chủng Việt (nước Ngô), và tình cảm (trái tim, thân mình) nằm ở chủng Thái (dân chủ lực của nước Sở). Cũng có thể mang nghĩa một người lai giống (Việt + Thái), không giống ai. (iii) Sở có những sinh hoạt văn hoá rất đậm nét. Văn minh của Sở đã đóng góp rất nhiều vào văn minh Trung quốc, và cũng là một tiền thân của văn minh Việt Nam và Thái Lan. Tông giáo 'đồng bóng' (shamanism) đã có với chủng Yueh (chi Thái và Việt) ngay từ lúc họ còn sinh sống tại đất Kinh và Dương thuộc nước Sở (iv) Nổi bật nhất trong lĩnh vực văn minh và văn hoá chính là trống đồng (đã có tại Sở), và thể thi ca Sở Từ, một lối thơ gieo vần của dân Sở. Theo [4], so với Kinh Thi của Hoa chủng ở phía Bắc: - Sở Từ dài trường thiên, trong khi Kinh Thi chỉ gồm những bài ca ngắn; - Sở Từ dùng nhiều thần thoại, Kinh Thi nghiêng về nhân sự; - Sở Từ lãng mạn, Kinh Thi tả chân; - Sở Từ tác phẩm văn nhân, Kinh Thi thuộc giới bình dân. Tác giả nổi tiếng nhất về Sở Từ chính là Khuất Nguyên (343-277 TCN) - đã sáng tác bản Cửu Ca trên bước đường lưu vong về phía Nam (xem bài số 2). Khuất Nguyên cũng rất nổi tiếng với thiên Ly Tao, bày tỏ tâm sự nỗi lòng của ông. (v) Hai tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam, ngày xưa từng là địa bàn nước Sở, ngày nay được xem như trung tâm văn hoá số một của Trung quốc [1]. Đề nghị thô thiển đổi chác lịch sử xin trình bày như sau: (a) Tạm quên 4000 năm văn hiến. b) Chú ý nhiều hơn với 3000 năm văn hiến: Từ năm 1000 TCN đến ngày nay (2005). (c) Để đổi: Nguồn gốc dân Việt Nam khởi từ nước Sở, thành lập khoảng 1000TCN (d) Từ đó, tự nhiên dân Việt Nam sẽ là thừa kế và hậu duệ của chủ nhân tất cả trống đồng và quan trọng nhất: Sở Từ, một thể thi ca bất hủ ngang ngửa với Kinh Thi của Hoa chủng. Khuất Nguyên cũng có thể là một kiếp trước nào đó của Nguyễn Du. (e) Nhìn xa xa, rất có thể Hán Cao Tổ Lưu Bang mang ít nhiều giòng máu Việt, bởi ông này dùng đất Hán sông Hán, nằm trong địa bàn nước Sở để đặt tên triều đại đầu tiên huy hoàng của Hoa chủng. Ấn tượng của triều nhà Hán mạnh mẽ đến độ người Hoa từ dạo đó về sau ưa gọi mình Hán tộc. Ghi Chú [1] Bình Nguyên Lộc (1971) Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam. Nxb Xuân Thu (USA) tái bản. [2] Bửu Cầm (1971) Tương quan giữa những hình chạm trên trống đồng Việt tộc và bài 'Đồng Quân' trong Sở Từ. Tập san SỬ ĐỊA, năm thứ VIII, số 25, tháng 1-3, 1971. [3] Đường Nhạn Sinh, Bạo Thúc Diễm & Chu Chính Thư (2002) Mưu Trí thời Xuân Thu. (Ông Văn Tùng & Vũ Ngọc Quỳnh dịch). Nxb Văn Nghệ, TP HCM [4] Nguyễn Hiến Lê (1997) Sử Trung quốc. Nxb Văn Hoá. [5] Trần Trọng Kim ( 1971) Việt Nam Sử Lược. Trung Tâm Học Liệu của Bộ Giáo Dục xuất bản. Đại Nam tái xuất bản tại Hoa Kỳ. [6] Ngô Sĩ Liên và cộng sự (1497). Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Thanh Việt và Phạm Ngọc Luật hiệu đính theo bản dịch của Đào Duy Anh. Nxb Văn Hoá Thông Tin (2004). Bản của Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam được trình bày đầy đủ trên mạng internet: perso.wanadoo.fr/charite [7] Khuyết Danh (1377-1388) Đại Việt Sử Lược. Bản dịch của Nguyễn Gia Tường. Nhà Xuất Bản Thành Phố HCM. Bộ Môn Châu Á Học Đại Học Tổng Hợp TP.HCM. [8] Cung Đình Thanh (2003) Tìm về nguồn gốc văn minh Việt Nam dưới ánh sáng mới của khoa học. Nhà xuất bản Tư Tưởng. Sydney - Australia [9] http://www.chinaknowledge.de/History /south.html#ba [10] 'Việt Thường' có thể là một tên sớm nhất người Hoa đặt cho một nhóm thuộc Bách Bộc, hay Bách Việt sau này. Xin xem bài 'Văn Lang'. [11] http://www.chinaknowledge.de/History /south.html#ba [12] http://www.geocities.com/Tokyo/Bay/7051/DRAVIDIANS.html [13] Bình Nguyên Lộc cũng như tất cả các tiền bối đều tiện nghi hợp hai chủng Âu và Lạc lại thành một nhóm trong những phân tích khó khăn. Những đặc tính chủ lực của chủng Yueh thời sơ khai bao gồm: nhuộm răng, ăn trầu, văn thân (xâm mình), điêu đề (xâm trán), lên đồng (shamanism), đều có thể tạm thời quy hết về chủng Âu, tức Thái-cổ. Chủng Lạc (Việt), như đám Bộc Việt ở miệt Sơn Đông, cũng có những đặc tính giống như vậy. Tuy nhiên, có lẽ việc lên đồng (shamanism) chỉ đặc trưng thuộc chủng Thái-cổ mà thôi. [14] Việc tìm thấy xương và sọ của chủng Polynesian (dân đa đảo) và Melanesian (dân da đen hải đảo) không những tại các ngôi mộ ở Bắc Bộ mà còn lan rộng tận miền Hoa Bắc. Tài liệu internet ghi trong [11] cho biết những người cổ ở Ngưỡng Thiều đã biết trồng kê, lúa, nuôi ngựa, dê và cừu. Họ sản xuất đồ gốm (đen và đỏ) truy về khoảng niên đại 3000-1800 TCN. Tuy nhiên xương họ để lại, giống xương người Polynesian hoặc Melanesian nhiều hơn là giống chủng Mongoloid (gần chủng Hoa). Rất có thể người Hoa thời cổ đại cũng dùng 'U Man' để chỉ người Melanesian này. [15] Người nước Tần thuở ban đầu cũng giống như Sở, làm nước phên dậu cho nhà Châu. Cũng một giống rợ nhưng lai bọn Tây Nhung rất nhiều. Tây Nhung có thể bao gồm đám Thổ gia, tức Turkistan. . Xích Quỷ - Việt - Sở, những nghi vấn nguồn gốc 4 Việc chia tay giữa Lạc Long Quân với Âu Cơ xảy ra cùng lúc với việc. Theo [4] , so với Kinh Thi của Hoa chủng ở phía Bắc: - Sở Từ dài trường thiên, trong khi Kinh Thi chỉ gồm những bài ca ngắn; - Sở Từ dùng nhiều thần thoại, Kinh Thi nghi ng về nhân sự; - Sở. Thái-cổ. Chủng Lạc (Việt) , như đám Bộc Việt ở miệt Sơn Đông, cũng có những đặc tính giống như vậy. Tuy nhiên, có lẽ việc lên đồng (shamanism) chỉ đặc trưng thuộc chủng Thái-cổ mà thôi. [ 14]