Xích Quỷ - Việt - Sở, những nghi vấn nguồn gốc 2 Phần sau đây chúng ta sẽ phân tích riêng về nước Xích Quỷ. Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim [5] có chép: 'Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc, và phong Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía Bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm thành), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía Đông giáp bể Nam Hải. Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quãng năm Nhâm Tuất (2879 trước Tây Lịch?) và lấy con gái Động Đình Quân là Long nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, đẻ một lần được một trăm người con trai. Lạc Long quân bảo Âu Cơ rằng: ''Ta là dòng dõi Long-quân, nhà ngươi dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không được. Nay được trăm đứa con thì nhà ngươi đem 50 đứa lên núi, còn 50 ta đem xuống bể Nam Hải.'' Sau đó vẫn theo 'truyền thuyết' Lạc Long quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương. XÍCH QUỶ 'Quốc hiệu' nguyên thủy của nước Nam chính là Xích Quỷ. Theo 'truyền thuyết giải mã', địa bàn 'nước' Xích Quỷ chính là địa bàn của khối Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử. Không kể đến những chủng Việt khác đã sinh sống hàng trăm hàng ngàn năm trước ở miền Hoa Bắc. Để ý thêm, bởi các tác giả truyền thuyết thuộc chủng Âu (Thái-cổ), ta thấy toàn bộ truyền thuyết đã được viết riêng theo quan điểm chủng Âu, tức gốc tổ người Mường. Viết y theo gia phả bên vợ của Lạc Long Quân, đại diện chủng Lạc tức Việt-cổ. Xin phép nhấn mạnh thêm một lần nữa: Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng Đế Nghi làm vua phương Bắc. Tác giả mập mờ không cho biết địa bàn phương Bắc gồm những vùng đất nào, nhưng đến khi được biết 'ranh giới' Xích Quỷ chúng ta có thể đoán ngay 'phương Bắc' bao gồm nhiều lắm là địa bàn tỉnh Hồ Bắc ngày nay, tức phần lớn đất Kinh Việt, tức châu Kinh của nước Sở. Phương Nam của nước Xích Quỷ do đó chỉ là một sản phẩm tiểu thuyết, của một truyện cổ tích lâm ly. Bởi một khi đã xác định thời gian và không gian nhằm vào nước Sở ở thời Xuân Thu Chiến Quốc, chúng ta có thể thu thập các dữ kiện lịch sử rất chắc chắn như sau: (i) Vào thời đó, ở miền Bắc sông Dương Tử, có đến trên 1000 nước lớn nhỏ khác nhau, bao gồm nhiều bộ tộc chủng tộc khác nhau. Với tiếng nói và phong tục khác nhau. Chỉ đến khi nước Tần trở nên hùng cường, diệt được Sở cùng với Hàn, Triệu, Ngụy, Tề và Yên và nhất thống được nước Tàu, lúc đó hãy còn loanh quanh ở Hoa Bắc, họ mới bắt đầu công cuộc Nam chinh, đánh vào các bộ tộc rợ miền Hoa Nam. (ii) Miền Hoa Bắc trước khi nhà Tần nhất thống đã là một hỗn hợp rất nhiều bộ tộc và 'quốc gia'. Miền Hoa Nam của khối Bách Việt chắc chắn cũng y như vậy. Sử sách chính thức của Tàu không bao giờ đề cập đến 1 nước nhất thống được tất cả hằng trăm bộ tộc khác nhau của khối Bách Việt, ở Hoa Nam, trước và sau khi nhà Tần, nhà Hán khởi động chiến tranh xâm lược miền Hoa Nam. Bởi ở lý do hết sức đơn giản: Họ mãi lo chinh chiến ở miền Hoa Bắc nên hiểu biết rất ít về đám rợ ở Hoa Nam. Như vậy tên gọi Xích Quỷ chỉ là một sản phẩm của chuyện cổ tích, với một mục đích đơn giản ghi lại cội nguồn của các chủng Bách Việt, đặc biệt hai chủng 'chủ lực' đã cuối cùng định cư tại đất Bắc Việt ngày nay: Âu và Lạc. Sau đây chúng ta thử phân tích những lý do nào đã khiến tác giả chọn tên Xích Quỷ cho 'quốc hiệu' đầu tiên của nước Nam. Tên nước 'Xích Quỷ' xuất hiện chính thức và đầu tiên với bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên [6], vào đời vua Lê Thánh Tôn, khoảng năm 1479. Trước đó, nước Nam có hai bộ sử, với đặc điểm không có chép về truyền thuyết dựng nước của Hùng Vương, con trai trưởng của Sùng Lãm tức Lạc Long Quân, và Âu Cơ. Thứ nhất, Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu, soạn năm 1272, thất truyền từ lâu. Thứ hai, Đại Việt Sử Lươc [7], khuyết danh, ra đời vào khoảng 1377-1388, dưới thời nhà Trần. Cả hai bộ Sử Ký và Sử Lược đều không có ghi chép gì hết về cái danh xưng 'Xích Quỷ'. Như đã tóm lược phía trên, toàn bộ truyền thuyết xuất phát từ một chuyện cổ tích của người Mường. Chuyện đó chỉ bắt đầu vào đoạn 'Có một nàng công chúa Mường tên Ngu Kơ (Âu Cơ) lấy thái tử con bua Yịt là Long Wang (Lạc Long Quân)', chứ không có các tổ tiên như Thần Nông, Đế Minh, Kinh Dương Vương, hoặc lãnh thổ như 'Xích Quỷ', Và kết thúc ở chỗ Ngu Kơ dẫn 50 đứa con trai và gái lên miền rừng núi, trong khi Long Wang đưa 50 người con trai và gái xuôi về miền đồng bằng gần sông biển. Hai bên tạo dựng nên các gia đình vua chúa. Ngụ ý những bộ tộc hai phe đều do các người con đứng vào vị thế lãnh đạo. Tức bản Mường không hề có Hùng Vương, hoặc hình thái nhà nước như nước Văn Lang. Nói về tên nước Xích Quỷ, chúng ta có thể để ý đến các điểm chính như sau: (i) Địa bàn của nước Xích Quỷ rất rộng lớn, nằm ở giữa khu vực Hoa Nam bên Tàu. Tức phiá Nam sông Dương Tử. Nhượng Tống, dịch giả đầu tiên của bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư [6], theo trích dẫn của Bình Nguyên Lộc [1] cho rằng tên Xích Quỷ quá xấu nên không có gì đáng tin cậy. Bình Nguyên Lộc, mặc dù lăng xê thuyết Mã Lai bằng tiếng Việt nhưng vẫn tin có Xích Quỷ và Văn Lang, đã ra sức biện giải cho tên Xích Quỷ và cho rằng có thể nằm đâu đó phía Nam tỉnh Quí Châu ngày nay. Quí Châu nằm ở phía Bắc và giáp giới tỉnh Vân Nam. Phía Đông của Quí Châu là tỉnh Hồ Nam. Khi xưa tỉnh Quí Châu có tên Quỷ Phương, cũng chứa từ 'Quỷ' trong đó, nằm ở phía Nam nước Sở thuộc khu vực Hồ Động Đình, cạnh sông Dương Tử. (ii) Đọc sử Trung quốc, chúng ta cũng thấy vào thời Xuân Thu (770-476 TCN) có một bộ tộc rất 'man di' mang tên 'Xích Địch' quấy nhiễu nhà Châu, sau nhờ Tấn Văn Công hội chư hầu đánh dẹp [4]. Dân Xích Địch cũng có 'choảng' với các nước chư hầu khác, trong đó có nước Sở, đang chạy theo văn minh Hoa Hạ [3]. Nên để ý, mặc dù người Tàu thời cổ đại bày đặt phân biệt các đám rợ gọi theo phương hướng: Tây Nhung, Bắc Địch, Đông Yi, và Nam Man, chúng ta thấy rất thường họ gọi lẫn lộn lung tung. Dân rợ phía Nam, thỉnh thoảng họ cũng gọi chung 'Man Di'. Lý do? Bởi ban đầu họ đã sắp xếp phân loại một đám rợ thuộc chủng này ở miền này, nhưng về sau họ lại gặp một đám rợ khác, ở hướng khác miền khác, có dáng dấp, phong tục và màu da y hệt như đám cũ trước kia. Thí dụ, người Hoa đầu tiên có thể gặp đám rợ Yueh ở khu vực Sơn Đông (nước Tề xưa), họ gọi đó là rợ Di, Lai Di. Đôi khi họ gọi đám Yueh đó Bách Bộc, tức nhiều bộ tộc mang tên Bộc giống giống với nhau. Cũng có lúc họ gọi một đám nào trong đó Yueh (Việt), như Việt Thường chẳng hạn [10]. Về sau họ gặp lại những nhóm rợ tương tự ở phía Nam sông Dương Tử, sống chung hay gần gũi các đám Nam Man khác, nên họ vẫn có thể gọi đám rợ phía Nam là 'Di'. Tức mặc dù đã đặt tên mới nhóm rợ Nam sông Dương Tử là Bách Việt hay Nam Man. Đôi khi họ vẫn lẫn lộn Di với Man cho cả hai đám. Bởi thật ra về chủng tộc rất có khả năng, hai khối thuộc chung một chủng lớn. Tương tự cho Xích Địch, mang nghĩa 'rợ có da màu đỏ'. Rất có khả năng, đầu tiên họ biết đám rợ này từ phương Bắc (nên mang tên Địch), nhưng hoàn toàn không có nghĩa dân Xích Địch không có ở phía Nam sông Dương Tử. Đây là một điểm khá gút mắt của đầu óc người Hoa. . Xích Quỷ - Việt - Sở, những nghi vấn nguồn gốc 2 Phần sau đây chúng ta sẽ phân tích riêng về nước Xích Quỷ. Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim [5]. vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương. XÍCH QUỶ 'Quốc hiệu' nguyên thủy của nước Nam chính là Xích Quỷ. Theo 'truyền thuyết giải mã', địa bàn &apos ;nước& apos; Xích Quỷ. đất Bắc Việt ngày nay: Âu và Lạc. Sau đây chúng ta thử phân tích những lý do nào đã khiến tác giả chọn tên Xích Quỷ cho 'quốc hiệu' đầu tiên của nước Nam. Tên nước &apos ;Xích Quỷ& apos;