Bình luận về nhận định: “Thị trường chứng khoán Việt Nam như 1 sòng bạc” * * * Mục Lục ICơ sở lý thuyết- tổng quan về thị trường chứng khoán II Đánh giá sự phát triển của TTCKVN tron
Trang 1Tiểu luận: Phân tích vai trò của thị trường chứng khoán Đánh giá sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 10 năm qua Bình luận về nhận định: “Thị trường chứng khoán Việt Nam như 1 sòng bạc”
* *
*
Mục Lục
I)Cơ sở lý thuyết- tổng quan về thị trường chứng khoán
II) Đánh giá sự phát triển của TTCKVN trong 10 năm qua
III) Vai trò của TTCKVN đối với nền kinh tế
IV) Bình luận nhận định: “Thị trường chứng khoán Việt Nam như 1 sòng bạc”
Chương I: Cơ sở lý thuyết về TTCK
I- Khái niệm:
Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra việc trao đổi, giao dịch mua bán các loại
chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời
KN TTCK kô xác định 1 không gian địa điểm cụ thể nào cả, mà có thể là bất cứ đâu nơi người ta thực hiện mua bán trao đổi các chứng khoán, thậm chí là trên internet
II- Đặc điểm :
1 Vị trí của TTCK trong TTTC:
Trên TTCK giao dịch 2 loại công cụ tài chính: công cụ trên thị trường vốn và công cụ trên thị trường nợ Trong đó, TTCK là hình ảnh đặc trưng của thị trường vốn
Trang 2TTCK là hạt nhân trung tâm của thị trường tài chính , nơi diễn ra quá trình phát hành, mua bán các công cụ nợ và công cụ vốn
2 Phân loại TTCK:
- Thị trường sơ cấp : nơi giao dịch các CK phát hành lần đầu giữa nhà phát hành và nhà đầu tư
Thị trường thứ cấp : nơi giao dịch các CK đã phát hành ở thị trường sơ cấp giữa các nhà đầu tư với nhau
3 Các chủ thể tham gia TTCK:
Trang 3a) Nhà phát hành: Cty cổ phần, quĩ đầu tư
b) NĐT :
- Profession: những NĐT đưa ra quyết định mua bán ck dựa vào các phân tích kỹ thuật , số liệu khoa học
- Free rider : đưa ra quyết định theo tâm lý thị trường, theo tin đồn, theo động thái của các NĐT profession
- "Vĩ nhân": những người mua bán ck theo xu hướng ngược với xu hướng chung của thị trường
c) Các tổ chức kinh doanh trên TTCK
-NHTM: ở Vn, NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc kd ck, đặc biệt là trái phiếu chính phủ
- Cty chứng khoán : được lập ra để chuyên sâu vào thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến ck:
+ Môi giới
+ Quản lý danh mục đầu tư
+ Tư vấn đầu tư
+ Tự doanh ck
+ bảo lãnh phát hành ck
d) Các cơ quan quản lý và giám sát TT
- Cơ quan quản lý Nhà nước : ở VN: quản lý cấp cao nhất : Uỷ ban CK Nhà nước
- Sở giao dịch ck
- Hiệp hội Nhà kinh doanh ck
Trang 4- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ ck.
- Tổ chức tài trợ ck
- Cty đánh giá hệ số tín nhiệm (Standard& Poor, Moody, Fitch ) : cung cấp các dịch
vụ đánh giá năng lực trả cả gốc và lãi đúng hạn, hoặc tiềm lực tài chính của tổ chức phát hành
4 Đặc điểm khác của Thị trường chứng khoán:
- Được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp, người cần vốn và người cung cấp
vốn đều trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có trung gian tài chính;
- Là thị trường gần với Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Mọi người đều tự do tham gia
vào thị trường Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán, mà giá cả ở đây được
hình thành dựa trên quan hệ cung – cầu;
- Về cơ bản là một thị trường liên tục, sau khi các chứng khoán được phát hành trên thị
trường sơ cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của họ thành tiền mặt bất
cứ lúc nào họ muốn
III- Vai trò của thị trường chứng khoán:
Cụ thể :
Trang 51 Với doanh nghiệp :
a) Cung cấp 1 kênh huy động vốn cho các DN.
Sơ đồ các nguồn huy động vốn của doanh nghiệp:
Trong đó vốn chủ sở hữu từ cổ phiếu và vốn vay từ trái phiếu chính là huy động từ TTCK
Kênh huy động vốn quan trọng nhất đối với các DN là thông qua vay ngân hàng, song việc vay vốn từ ngân hàng đòi hỏi nhiều qui trình kiểm tra chặt chẽ để thẩm định khả năng thanh toán của DN, đặc biệt đòi hỏi DN phải cung cấp các tài liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cho NH, do đó phương thức này gây ra một số bất tiện nhất định
Trong khi đó, TTCK, với sự linh hoạt của nó, khắc phục được nhược điểm của hệ thống
NH, đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của DN nói riêng và của toàn bộ nền kinh
tế nói chung
Trong 2 nguồn cổ phiếu và trái phiếu, vốn có đựơc từ phát hành cổ phiếu kô phải là 1 nguồn tài chính chiếm tỷ trọng lớn đối với 1 doanh nghiệp Trong khi đó, số lượng trái phiếu phát hành có thể ít hơn so với số lượng cổ phiếu phát hành, song giá trị lại cao hơn nhiều lần giá trị khối cổ phiếu Trên thực tế vốn huy động từ trái phiếu công ty chiếm một tỷ lệ khá cao trong nguồn vốn của doanh nghiệp
b) Tạo điều kiện tách biệt giữa sở hữu và quản lý DN :
Với một nền kinh tế, luôn tồn tại rất nhiều người vì nhiều lý do sở hữu lượng vốn lớn, song điều đó không phải lúc nào cũng đi liền với năng lực quản lý và sử dụng lượng vốn trên cho hiệu quả Với nền kt không có thị trường ck, người tham gia góp vốn vào DN thì phải tham gia điều hành doanh nghiệp Song vì có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng, DN
sẽ có thể huy động vốn từ một bộ phận không nhỏ NĐT chỉ góp vốn mà không tham gia quản
lý DN Đặc điểm này giúp thúc đẩy sự chuyên môn hoá trong hoạt động quản lý doanh nghiệp, tăng hiệu quả điều hành DN
2 Với các nhà đầu tư:
Cung cấp môi trường đầu tư cho NĐT:
Một người khi nắm giữ tiền nhàn rỗi trong tay luôn muốn dùng số tiền đó để đầu tư sinh lời.Về cơ bản các NĐT có các khoản mục sau để lựa chọn đầu tư vào :
- Bất động sản (BĐS)
Trang 6- Vàng
- Ngoại tệ
- Cổ phiếu, trái phiếu, ck phái sinh
BĐS đòi hỏi vốn lớn và trường Vàng là kênh đầu tư an toàn song cho lợi nhuận thấp Việc đầu tư vào mua bán ngoại tệ nhằm thu lãi từ biến động tỷ giá (arbit) bị hạn chế
do chính sách quốc gia (VD: ở Vn chưa cho phép NĐT VN đầu tư vào các tài sản tài chính trên thị trường thế giới, bao gồm cả kinh doanh arbitrage)
Do đó, dễ thấy thị trường CK với các loại giấy tờ như cổ phiếu, trái phiếu và các
CK phái sinh có mệnh giá thấp và số lượng lớn, phương thức và khối lượng thanh toán đều linh hoạt đã cung cấp một sân chơi lớn cho các NĐT
3 Với nền kinh tế:
a) Tạo điều kiện cho việc tích tụ và tập trung vốn,chuyển thời hạn của vốn, tái phân phối vốn công bằng hơn.
TTCK là kênh dẫn vốn từ nơi có vốn tới nơi cần vốn, nhờ đó mà mỗi đồng vốn đựơc sử dụng hiệu quả hơn
- Khả năng tích tụ và tập trung vốn của TTCK là rất lớn , nó có thể thu hút vốn từ : + Khu vực NĐT có nguồn vốn lớn
+ Nguồn vốn trong dân cư
+ Nguồn vốn từ nước ngoài
- Đặc điểm của nguồn vốn trong dân cư : Qui mô lớn song nhỏ lẻ, rời rạc Với
TTCK ,những NĐT có vốn nhỏ lẻ vẫn có thể đầu tư vào các CK nhờ mệnh giá của CK là khá nhỏ, khối lượng CK được giao dịch rất linh hoạt Nhờ vậy có thể tích tụ được 1 khối lượng lớn vốn không chỉ từ các nguồn lớn mà còn từ rất nhiều NĐT nhỏ lẻ nữa
- Không những thu hút đựơc nguồn vốn từ dân cư mà còn thu hút đựơc vốn từ nước ngoài, nhờ chính sách mở cửa của NN, cho phép NĐT nước ngoài tham gia TTCK
- Người có vốn đem đi đầu tư thường muốn có thời hạn đầu tư ngắn để giảm rủi ro Trong khi đó các nhà phát hành ck lại muốn huy động vốn với thời hạn dài Cùng với hệ thống
NH, TTCK đã thực hiện rất tốt việc chuyển thời hạn của vốn để 2 yêu cầu trên hoà hợp với nhau
-Vì TTCK là 1 kênh dẫn vốn trực tiếp, NĐT tự mình lựa chọn sẽ đầu tư vốn của mình vào dn nào, hiển nhiên họ sẽ muốn tìm những DN có tình hình hoạt động kinh doanh tốt, hứa hẹn phát triển mạnh mẽ Do đó, trên TTCK, chỉ những DN nào chứng minh đựơc năng lực hoạt động của mình mới có nhiều khả năng nhận đựơc vốn Điều này tạo nên sự cạnh tranh mạnh
mẽ giữa các DN với nhau, cộng thêm hiệu quả của thông tin hoàn hảo trên TTCK, vốn luôn đựơc ưu tiên rót vào những nơi sử dụng nó 1 cách tối ưu
b)Cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kỳ kinh doanh trong tương lai :
Diễn biến của ttck được cho là luôn đi nhanh hơn diến biến chu kỳ KD của nền kt, do
TT này có sự giao dịch sôi động và hiệu quả, nên nó phản ánh sớm nhất và rõ nét nhất những thay đổi trong môi trường kt vĩ mô Bởi vậy nó đựoc coi là hàn thử biểu hữu hiệu của nền kinh tế
c) Tạo điều kiện tái cấu trúc nền kinh tế.
Trang 7Tái cấu trúc nền kinh tế là một quá trình tổ chức lại nền kinh tế, làm thay đổi thành phần hay cấu tạo của nền kinh tế, giúp nền kt phát triển theo chiều sâu, đối mặt được với những biến động tiêu cực
Trong hoạt động tái cấu trúc nền kt, mỗi giai đoạn lại cần huy động vốn với qui mô, mục đích, phương thức khác nhau, do đó luôn cần những nguồn cung vốn dồi dào Thêm vào
đó NN , nhân tố chìa khoá trong quá trình trên, có một phương thức huy động vốn hiệu quả và tránh đựơc nhiều tác động tiêu cực đến nền KT chính là thông qua thị trường chứng khoán Như vậy TTCK , cùng với hệ thống NHTM là 1 nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho nền kt, do đó
nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái cấu trúc nền kt
Mặt khác, trong quá trình tích tụ và phân phối vốn ở TTCK, dòng vốn sẽ không ngừng biến đổi, lựa chọn chảy vào những ngành nghề kinh doanh đang phát triển tốt, hoặc hứa hẹn nhiều tiềm năng NN có thể sử dụng chính sách phù hợp để hướng các dòng vốn trên vào các ngành chủ chốt , ưu tiên phát triển của nền kinh tế
d) Hiệu quả quốc tế hoá của TTCK:
Việc mở cửa TTCK làm tăng tính lỏng và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế Điều này cho phép các công ty huy động đựơc nguồn vốn rẻ hơn, tăng cường đầu tư từ nguồn tiết kiệm nước ngoài, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng cơ hội kinh doanh cho các DN trong nước
4 Với cấp quản lý kinh tế:
Nơi thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, từ đó tác động lên toàn bộ nền kinh tế.
NN có thể thông qua TTCK huy động các nguồn tc mà không tạo áp lực lạm phát, đồng thời nó cũng là công cụ thực hiện các chính sách tiền tệ
Ví dụ : Chính phủ có thể mua trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách mà không cần in thêm tiền , do đó không gây ra lạm phát Đồng thời, khi xuất hiện dấu hiệu cho thấy có quá nhiều tiền trong lưu thông, CP có thể bán trái phiếu để kiểm soát lạm phát
Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế
Chương II:“ Sự phát triển của TTCK VN 10 năm qua”
1 Sự ra đời của TTCKVN:
- UBCK VN ban hành Nghị định 75/CP ngày 28/11/1996
- Chính phủ ban hành Nghị định 48/CP về CK và TTCK ngày 11/07/1998
- Cùng ngày, CP cũng kí quyết định thành lập TT GD CK tại TP.HCM và HN
2 Giai đoạn 2000 – 2005: giai đoạn chập chững biết đi của TTCK:
- TTGDCK Tp HCM được đưa vào vận hành 20/07/2000
- Phiên giao dịch đầu tiên 28/07/2000: chỉ có 2 DN niêm yết 2 loại cổ phiếu ( REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một ít TPCP
- Từ khi thành lập đến năm 2005, thị trường luôn trong trạng thái gà gật, không có biến động mạnh, ngoại trừ cơn sốt trong 4 tháng của năm 2001.VN Index ngày
Trang 825/04/2001 đạt mức cao nhất 571,04 điểm nhưng đến tháng 10 thì đã giảm 70%, chỉ còn khoảng 200 điểm
- Nói chung thì TTCK trong giai đoạn này chưa thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân
- TTCK đang trong giai đoạn chuẩn bị tạo tiền đề cho sự phát triển với 2 sự kiện: + 19/02/2004: Chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính quản lý Trước đó, 28/11/1996, UBCKNN được thành lập và trực thuộc chính phủ, tuy nhiên, giai đoạn đầu TTCK còn quá nhỏ bé, hoạt động khá sơ khai nên mô hình hoạt động chưa phù hợp và chưa mang lại hiệu quả: chưa có sự gắn kết giữa các bộ, ban ngành liên quan để đưa
ra những chính sách phù hợp cho sự hoạt động của TTCK
+ 08/03/2005: TTGDCK Hà Nội chính thức khai trương và đi vào hoạt động
3 Giai đoạn 2006: sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam:
- Hoạt động giao dịch sôi nổi ở cả 3 sàn: SGD TP HCM
TTGDCKHN
TT OTC
- Trong vòng 1 năm:
+ Khối lượng vốn hóa tăng 15 lần: lên 13,8 tỷ USD (22,7% GDP)
+ VN Index cuối năm tang 146% so với đầu năm: từ hơn 300 điểm lên hơn 800 điểm
+ Số công ty niêm yết tang 5 lần: từ 41 lên 193
4 Giai đoạn 2007: TTCK bùng nổ:
- 3 tháng đầu năm: TTCK bùng nổ, VNIndex đạt mức đỉnh 1.170,67 điểm Nguyên nhân là do sức cầu tang đột biến
- Ngày 01/07/2007 luật Chứng khoán chính thức có hiệu lực tạo khung pháp lý cho hoạt động của TTCK Từ đó thúc đẩy TTCK phát triển, tang cường khả năng hội nhập vào TTTCQT
- Qua 7 năm, với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với TTCK Thế giới, 08/08/2007: SGDCK TP.HCM chính thức được khai trương
5 Giai đoạn 2008: TTCK sụt giảm mạnh:
- CP đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, hàng loạt ngân hàng, cty chứng khoán, dn,… phát hành TP,CP để tăng vốn điều lệ đã dẫn đến tình trạng thị trường có nguy cơ thừa hàng
- Giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6: thị trường giảm mạnh do tác động từ tác động kinh tế vĩ mô: gia tăng lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ, sự leo dốc của giá xăng,giá dầu,…đã tác động tới tâm lý nhà đầu tư
- Giai đoạn từ tháng 6 tới đầu tháng 9: phục hồi trong ngắn hạn nhờ vai trò dẫn dắt của một số cổ phiếu blue chip như FPT, STB,DPM,… và đặc biệt là SSI với sức cầu hỗ trợ từ đối tác nước ngoài
Trang 9- Giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12: thị trường lại rơi vào chu kỳ giảm do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu Đáy mới thiết lập trong giai đoạn này là 286,85 điểm ngày 10/12/2008
6 Giai đoạn 2009: sự phục hồi ấn tượng của TTCK:
- Nếu như 2008 được coi là một năm rất đáng quên khi các chỉ số liên tục sụt giảm thì bước sang 2009, TTCK VN đã có sự phục hồi tương đối ấn tượng, không ít thời điểm đã để lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử 9 năm phát triển với những ký lục mới Có thể điểm lại một số cột mốc đáng ghi nhớ như sau: 24/02/2009, VNIndex
đã rơi xuống mức đáy 235,5 điểm, 22/10/2009 đã vươn tới đỉnh 624,10 điểm, mức cao nhất của thị trường sau 394 phiên giao dịch
- Năm 2009, quy mô TTCK phát triển mạnh mẽ Đến hết tháng 11/2009, có 430 chứng chỉ quỹ được niêm yết, tổng giá trị vốn hóa lên 669 nghìn tỷ đồng Thêm vào
đó là hàng loạt các DN lớn lên sàn làm nguồn cung trên thị trường ngày càng đa dạng
- 24 tháng 6, thị trường UpCOM: nơi giao dịch các loại chứng khoán chưa niêm yết của các công ty đại chúng, được đặt tại SGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động
- Các công ty chứng khoán tung đòn bẩy tài chính hỗ trợ NDT
- Xét về tốc độ tăng trưởng, TTCK VN được coi là có tốc độ tăng trưởng rất cao, tới 60- 70% nhưng lại có không ít bất ổn TTCK phục hồi nhưng không bền vững: Chỉ
số VN Index giảm 22% từ đỉnh 633,2 điểm ngày 23/10 xuống mốc 490,6 điểm ngày 27/11 Khối lượng giao dịch từ tháng 11 đến hết năm sụt giảm mạnh Càng về cuối năm, thanh khoản của thị trường càng trở nên đáng lo ngại
7 Giai đoạn 2010:
- TTCK từ đầu năm đến nay không có sự bứt phá nào đáng chú ý Xu hướng chủ đạo vẫn là đi ngang và giảm điểm
- Nguyên nhân là do quá nhiều loại cổ phiếu được tung ra, thêm vào đó giá vàng trong nước và quốc tế liên tục tăng, các NĐT chuyển từ chứng khoán sang vàng để bảo toàn vốn
Sau 10 năm, những gì đã đạt được của thị trường chứng khoán Việt nam khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên
- 2 Sở giao dịch
- 1 thị trường UPCoM
- Hơn 550 mã cổ phiếu niêm yết
- 105 CTCK, 46 công ty quản lý quỹ
Trang 10- Gần 1 triệu tài khoản giao dịch (khoảng 25% là của nhà đầu tư nước ngoài)
- Trên 3.000 phiên giao dịch (tại HOSE là 2.327 phiên, HNX là 1.163 phiên) và tất cả đều diễn ra an toàn
Chương III: Vai trò của thị trường chứng khoán trong 10 năm qua:
1 Tập trung tích tụ vốn cho thị trường
Quy mô thị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Trong suốt thời kỳ từ 2000-2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP Quy mô thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên mức trên 43,7% vào năm 2007 Trước biến động của thị trường tài chính thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, chỉ số giá chứng khoán đã sụt giảm liên tục trong năm 2008 và làm mức vốn hóa thị trường giảm hơn 50%, xuống còn 18% Khi nền kinh tế trong nước và thế giới bắt đầu hồi phục nhẹ từ quý II/2009, chỉ số giá chứng khoán đã bắt đầu tăng trở lại cùng với số lượng các công ty niêm yết trên thị trường cũng gia tăng nhanh chóng Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tính đến cuối năm 2009 đã đạt 37,71% GDP Ước tính đến cuối năm 2010 sẽ đạt khoảng từ 40-50% GDP
Hoạt động phát hành huy động vốn trên TTCK thực tế chỉ mới phát sinh từ năm 2006 trở lại đây Trong năm 2006, có 44 công ty cổ phần thực hiện việc chào bán hơn 203 triệu cổ phiếu và đến năm 2007, hoạt động phát hành mới thực sự bùng nổ, khi có gần 200 đợt phát hành của 192 công ty và 4 ngân hàng thương mại được đăng ký với UBCKNN với tổng lượng vốn huy động đạt gần 50.000 tỷ VND Trong năm 2008, do sự suy giảm của TTCK, tổng số vốn huy động chỉ đạt hơn 14.300 tỷ đồng thông qua hơn 100 đợt chào bán chứng khoán ra công chúng Thị trường hồi phục vào năm 2009 đã tạo điều kiện cho hoạt động phát hành qua thị trường chứng khoán, đặc biệt là phát hành cổ phiếu Tổng số vốn huy động qua phát hành
cổ phiếu năm 2009 đã tăng hơn 50% so với 2008, đạt 21.724 tỷ đồng
Trong 5 năm trở lại đây, lượng vốn huy động qua TTCK đạt khoảng 300.000 tỷ đồng, riêng năm 2007, tổng giá trị huy động vốn qua TTCK đạt 127 nghìn tỷ đồng, đã góp phần quan trọng giúp Chính phủ và các doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển,
mở rộng sản xuất kinh doanh, làm cho nền kinh tế bớt phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng