TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢNLỚP 47NT-1 Seminar Báo cáo chuyên đề Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá bống tượng Oxyeleotris marmoratus Bleeker Nhóm thực hiện có danh sách k
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
LỚP 47NT-1
Seminar Báo cáo chuyên đề
Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá bống tượng
(Oxyeleotris marmoratus Bleeker)
Nhóm thực hiện (có danh sách kèm theo ở cuối bài báo cáo)
Nha Trang, tháng 5/2008
Trang 21 Mở đầu
Ngày nay, nuôi thủy sản nước ngọt đã và đang
trở thành một nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhiều tỉnh miền Bắc, Trung và miền Nam nước ta; đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy đặc sản trong đó có cá bống tượng Hiện nay, cá bống tượng đang là đối tượng xuất khẩu
có giá trị cao bởi thịt cá bống tượng thơm, ngon, dinh dưỡng cao nên được thị trường rất
ưa chuộng.
Sau đây là bài tìm hiểu của nhóm chúng tôi về
một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi thương phẩm đối tượng này.
Hy vọng sẽ đem lại cho các bạn các thông tin hữu ích!
Trang 32 Đặc điểm hình thái phân loại và phân bố
Trang 4- Vảy cá rất nhỏ, vây lưng có hai phần, vây ngực rất phát triển và nằm cao, vây bụng cũng rất phát triển và nằm ở mặt dưới của thân và trước vây ngực, vây đuôi dài và tròn
- Lúc tươi, thân cá có màu nâu đến màu gạch, đỉnh đầu đen Mặt bụng nhạt, lưng và hai bên có chấm đen, các vảy có màu nâu nhạt và các chấm đen không đều (Nguyễn Anh Tuấn, 1994)
Các vây và tia vây
- Vây hậu môn (A I,9 )
- Vây lưng I (D VI)
- Vây lưng II (D I,9-10)
- Vây ngực (P 17-19)
Trang 5 Phân bố:
- Cá bống tượng là loài đặc trưng của vùng nhiệt đới, cá
tự nhiên có ở: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Brunei, Lào, Sumatra, Campuchia…
- Ở miền Nam Việt Nam cá xuất hiện ở hệ thống sông Cửu Long, Đồng Nai, Vàm Cỏ (Nguyễn Mạnh Hùng, 1995)
- Trong tự nhiên,cá sống thành đàn trong sông ngòi, kinh,
rạch, ao, đìa hoặc hồ chứa…
- Trong ao, cá ưa sống ẩn ở ven bờ, những nơi có hang hốc, rong cỏ và thực vật thủy sinh thượng đẳng làm giá đỡ.
- Cá bống tượng có tập tính sống đáy, hoạt động nhiều về đêm, ban ngày thường vùi mình xuống bùn, đặc biệt khi gặp nguy hiểm chúng có thể chúi xuống sâu đến 1m ở lớp bùn đáy và có thể sống ở đó hàng chục giờ.
Trang 6HÌNH DẠNG BÊN NGOÀI CỦA CÁ BỐNG TƯỢNG
(OXYELEOTRIS MARMORATUS BLEEKER)
Trang 73.1 Đặc điểm môi trường
- Cá bống tượng sống trong các thủy vực nước ngọt như: sông ngòi, kênh rạch, ao hồ…
- Cá có thể chịu đựng được với môi trường nước phèn
pH dao động từ 5 – 6 (7.0-8.5), và có thể sống trong nước
lợ có nồng độ muối 15‰.
- Nhờ có cơ quan hô hấp phụ, cá có thể chịu được trong điều kiện oxy thấp (<1mgO 2 /l) và ngay cả chui rúc trong bùn trong nhiều giờ (thích hợp nhất >3mgO 2 /l)
- Cá có thể sống trong khoảng nhiệt độ 15-41,5 0 C (nhiệt
độ thích hợp nhất là từ 26 – 32 0 C)
3 Đặc điểm sinh học
Trang 83.2 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá sống đáy, bắt mồi chủ động theo kiểu rình mồi
Là loài cá ăn tạp, thiên về động vật
Mới nở dinh dưỡng bằng noẵn hoàng, sau khi hết noãn
hoàng sẽ ăn trực tiếp động, thực vật phù du hay thức ăn
có kích thước nhỏ, mịn như: bột đậu, bột sữa, lòng đỏ trứng
Cá hương (kích thước 1,5–2,0 cm): thức ăn là động vật
phù du, trùn quế, muỗi lá
Cá trưởng thành ăn động vật, chủ yếu là : cá, tôm, tép,
cua, trùn, ốc, hạt lúa, cám… (cá trưởng thành có bộ máy tiêu hóa biểu hiện cho loài cá dữ điển hình, miệng lớn răng hàm dài và sắc, tỷ lệ của L i /L= 0,7)
Cá ăn mạnh về đêm hơn ngày, nước lớn ăn mạnh hơn
nước ròng (thích ăn tép, cá tươi, không thích ăn vật ươn thối)
Khi nuôi trong lồng, ao cá ăn được các thức ăn chế biến
Trang 93.3 Đặc điểm sinh trưởng
Tốc độ sinh trưởng tương đối chậm (so với các loài
cá khác) đặc biệt ở giai đoạn cá dưới 100g, cá từ 100g trở lên tăng trưởng khá hơn.
Cá mới nở: có chiều dài 2,5-3mm
Sau khi nở một ngày, chiều dài cá đạt 3,8mm , cá chuyển động thẳng đứng và từ từ buông mình chìm xuống đáy
Cá nở sau 2 ngày, chiều dài 3,8-4mm , mắt có sắc tố đen Xuất hiện vây ngực, cá vận động thẳng đứng, cá 3 ngày dài 4-4,2mm , túi noãn hoàng tiêu biến, cá 12 ngày
đã xuất hiện đầy đủ vây, cá 18 ngày tuổi hình thành vảy
và có hình dáng của cá trưởng thành, cá 30 ngày tuổi dài khoảng 13mm , cá 60 ngày tuổi dài khoảng 30mm ,
cá 75 ngày tuổi dài khoảng 41mm, cá 90 ngày tuổi dài khoảng 53mm
Trang 10 Giai đoạn từ cá bột đến cá giống: 2-3 tháng đạt chiều dài 3-4cm , từ cá giống ương đạt kích cỡ 100g/con : 4-5 tháng ( đạt 100g từ lúc đẻ cần thời gian nuôi 7-9 tháng).
Trong tự nhiên, những cá còn sống sót sau khi nở phải cần khoảng 1 năm để có thể đạt cỡ từ 100-300g/con
Để có cá thương phẩm 400g trở lên, cá giống có trọng lượng 100g , phải nuôi ở ao từ 5-8 tháng , ở bè 5-6 tháng (Nguyễn Mạnh Hùng, 1995).
Trang 11- Ngoài tự nhiên, cá đẻ trứng dính vào các hang, hốc
đá, rễ cây và các vật thể khác dưới nước Sau khi đẻ,
cá đực canh tổ và tham gia ấp cùng cá cái, cá cái bơi quanh ổ trứng và dùng đuôi quạt nước tạo thành dòng chảy lưu thông để cung cấp oxy cho trứng phát triển và nở thành cá con.
Trang 12 Sức sinh sản
- Sức sinh sản tuyệt đối của cá bống tượng
150.000-200.000 trứng/kg cá cái Tuy sức sinh sản cao nhưng trong điều kiện tự nhiên có nhiều địch hại nên cá bị hao hụt nhiều.
- Cỡ cá 150g có số trứng nhiều nhất 27.000
- Cỡ cá 250g có 58.700, cỡ cá 350g có 76.000 trứng.
- Cá tái phát dục khoảng 30 ngày sau
Sinh thái sinh sản
- Bãi đẻ của cá nằm ở ven bờ và sâu trong nước nơi có cây cỏ thủy sinh hay các gốc thân cây chìm trong nước
- Trong điều kiện nhiệt độ 26-30 0 C; trứng cá bống tượng sau khi đẻ 25-26 giờ nở ra cá bột.
Trang 13- Diện tích ao: 500-5000m 2 (1000m 2 ) độ sâu trung bình 1.2-1.5m
- Ao có tối thiểu cống cấp và thoát nước.
b) Cải tạo ao: theo tuần tự các bước sau
Tháo cạn nước
4 Kỹ thuật nuôi thương phẩm
Trang 14 Vét bùn đến khi trơ đáy
San phẳng đáy và phơi đáy
Tu bổ và gia cố bờ ao, san lấp các hang hốc (đáp bờ cao hơn mực nước cao nhất hàng năm tối thiểu 0,5m)
Bón vôi (7-15kg/100 m 2 tùy theo chất đáy), sau đó dùng phân xanh, phân chuồng để gây màu nước
Cấp nước vào ao (nước vào ao phải qua lưới lọc kỹ)
ở trong nước thì nằm sát đáy
Trang 15 Cỡ giống: chọn cá đều nhau cỡ 3-4cm, giống kích cỡ lớn nuôi sẽ nhanh lớn.
Thời điểm thả giống: thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát
Mật độ cá nuôi dao động từ 3-10 con/m 2 tùy thuộc cỡ
cá và điều kiện ao nuôi:
- Nơi nước lưu thông liên tục,giống cỡ nhỏ: 8-10 con/m 2 ,
- Nơi có nước lưu thông ít, giống cỡ lớn 3-5 con/m 2
Cá trước khi thả vào ao được tắm bằng nước muối 3g/ lít 10-15 phút hoặc formol 25ml/m khối nước, thuốc tím 20g/m khối nước 15-30 phút
Trang 162-d) Thức ăn
Trong ao nuôi ta thả nuôi ghép cá, tép làm thức ăn ở tại
chỗ cho cá:
- Ương nuôi tép ở ao nuôi cá bống tượng.
- Ương nuôi cá sặt bướm, cá bảy màu chung với cá bống tượng.
- Cá bống tượng sống ở đáy, thích ăn các loài cá sống ở đáy: cá trôi Ấn Độ, cá hường Ta thả thử 10% cá sống làm thức ăn.
Mua thức ăn tươi sống (tôm, tép, cá nhỏ, lươn, cua, ốc,
trùn quế ) ,cắt thức ăn vừa cỡ, bỏ ruột rồi cho cá bống tượng ăn.
Tùy thực tế mà tăng giảm lượng thức ăn, cho ăn thức ăn
vào sàn, kiểm tra sau 1 giờ, cho cá ăn ngày 3 lần sáng, chiều và tối
- Cho ăn 3-5 % tổng trọng lượng cá Qua nuôi thử nghiệm
và nuôi đại trà tiêu tốn thức ăn như: Cá tạp đủ loại tươi sống FCR =6-8, ốc Bươu Vàng, cá tạp FCR =10 -12.
- Mỗi ngày thay 20%–30% lượng nước ao.
Trang 17e) Quản lý, chăm sóc
Thường xuyên thay nước sạch cho cá, loại bỏ nước dơ.
- Nếu sử dụng nước thủy triều thì lợi dụng thủy triều để cấp nước mới và thải các chất dơ từ đáy ao ra sông, kích thích cá phat triển
- Cá bống tượng nuôi ở nước sạch lớn nhanh hơn nước bẩn, nuôi ở nước lưu thông lớn nhanh hơn nước tĩnh
24-29% và nước lưu thông nhiều nuôi mật độ càng cao
Đảm bảo chất lượng thức ăn là động vật cho cá ăn thức
ăn tươi, không ướp hóa chất, cho ăn đủ, không để thức
ăn dư
Tạo điều kiện cho cá bắt mồi liên tục, ngày và đêm
Thả bèo lục bình quanh ao nhằm lọc sạch nước và ổn
đinh nhiệt độ trong ao.
Trang 18f) Phòng trị bệnh
Cá bống tượng là cá dữ nhưng nhát, ban ngày nằm sát
đáy ao, hay hốc nên dễ bệnh ký sinh trùng (mỏ neo, rận cá, ) làm cá chậm lớn Dùng lá xoan bó thành bó treo ở đầu cống nước ra vào.
Để phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho cá nuôi bè,
hàng tuần cho cá ăn thêm các loại thuốc như vitamin C,Premix, Thyromine 3, Tetracyline, tán nhỏ trộn vào thức
ăn cho cá
g) Thu hoạch
Cá đạt kích cỡ trung bình từ 500–600g/ con sau 10-12
tháng nuôi thì thu hoạch (năng suất nuôi trong ao thường
từ 15–20 tấn/ ha/ vụ)
Thu tỉa thì dùng lọp, thả mồi bắt
Thu cuối vụ thì tát cạn, cá bống tượng thường lặn sâu
vào đáy bùn có khi đến 1m, khó bắt Cần tát cạn vào chiều mát, mò bắt sơ bộ cá bống tượng có ở ao, sau đó trang
ao cho bằng, cho nước vào 5cm, nửa đêm và gần sáng cá bống tượng ngóc nằm ở mặt bùn, dùng đèn soi bắt
Trang 194.2 Nuôi ở ruộng lúa
Đặt vấn đề:?
- Trong ruộng lúa thả nuôi mè trắng, chép, trôi, mè vình,
rô phi, hường .) các loại cá này chủ yếu ăn rong cỏ, mùn bả hữu cơ, sinh vật phù du…
- Mỗi ha ruộng lúa có từ vài chục đến vài trăm kg cá, tép vụn, cá tạp, động vật nhỏ… → có thể làm thức ăn tốt cho
cá bống tượng.
Do đó ta tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên này để nuôi
cá bống tượng → tăng hiệu quả kinh tế
Mùa vụ: phối hợp với cấy lúa (vụ Đông Xuân) → tiến hành đồng thời, cấy đồng loạt, cùng giống lúa.
Chọn giông: các tiêu chuẩn và kích cỡ cá giống như chon nuôi trong ao đất, mật độ thả ghép: 1 con/5-10m 2
ruộng
Trang 20 Thức ăn: tạo điều kiện cho cá bống tượng ăn mồi tự nhiên ó ở ruộng: từng đoạn mương bao, chọn nơi êm, thả lục bình dầy làm nơi tối nước để cá bống tượng sống, cá tép tự nhiên vào cỏ trú, làm mồi ăn tự nhiên cho cá bống tượng Ngoài ra còn sử dụng thêm thức ăn chế biến: bột cá, cám gạo
Quản lý chăm sóc:
- Hệ thống đăng cống, lưới chắn, bờ, điều tiết nước.
- Theo dõi tốc độ sinh trưởng
- Giám sát bón phân, thuốc trừ sâu
Cuối vụ thu hoạch cá trắng, có sản lượng cao, giá trị thấp, song giá trị cá bống tượng nuôi ghép lại cao hơn hẳn cá nuôi chính
Trang 214.3 Nuôi ở lồng bè
a) Chon nơi đặt lồng bè:
- Vị trí thích hợp là sông, suối, ao, hồ chứa nước, nơi
có độ sâu tương đối để mức nước trong bè đạt từ 1,4 – 1,6m.
- Nơi có dòng chảy đều, nước tốt suốt thời gian nuôi, lưu tốc nước 0,2-1m/giây
- Nước không bị ô nhiễm, tránh nơi nước xoáy, chảy mạnh và tàu bè thường xuyên qua lại.
- Nơi có đủ nguyên liệu làm thức ăn cho cá
b) Thiết kế lồng nuôi:
- Nên làm lồng bè loại nhỏ: 1x1,5x1,2m 3x4x1,5m dễ
xử lý quá trình nuôi (hoặc 4 x 2,5 x 2m; 5 x 3 x 2m; 6 x
3 x 2m) Nguyên liệu có thể bằng tre gỗ
- Bè đóng kín 3 mặt: đáy và 2 bên hông, mặt trước và mặt sau đóng lưới hoặc nẹp tre, gỗ có kẽ thưa
Trang 22- Phao có thể bằng thùng phuy, nhựa hoặc tre; bè có thể đặt cố định hoặc di chuyển Cố định bè bằng cọc, neo hoặc cả hai Nếu có nhiều bè cá tập trung, nên đặt bè cách xa nhau để đảm bảo lượng nước lưu thông trong
bè và tiện cho việc chăm sóc, quản lý.
c) Thời vụ thả cá:
- Tùy môi trường nước và giống cá bống tượng có ở từng nơi mà thời vụ thả cá nuôi có thay đổi, thông thường từ tháng 6-7 đến tháng 12
- Cỡ cá theo quy cỡ của sản xuất cá giống hay bắt tự nhiên: 50-70g, 80-100g, 160-200g Mật độ thả từ 30-100
con/m 2 , thông thường 40-70 con/ m 2
- Chất lượng giống cá trước khi thả phải thật tốt, cá đều
cỡ, cá được khử trùng bằng nước muối 3-4%, tắm trong 15-20 phút.
Trang 23d Thức ăn:
- Tận dụng thế mạnh thức ăn có ở địa phương: tôm tép, cá nhỏ, trùng, ốc, cua, cho cá ăn trực tiếp Thức ăn phải tươi, không được muối hóa chất Khi nguồn thức ăn này giảm, giá cao, có thể thay một phần bằng thức ăn hỗn hợp
- Lượng thức ăn hàng ngày 5-10% trọng lượng cá nuôi trong bè
- Thời gian cho ăn vào sáng sớm và chiều tối
- Thức ăn cho vào sàn, treo lơ lửng trong lồng bè, cách mặt nước 40-50cm Mỗi bè lồng có 1-3 sàn ăn
- Có thể nuôi cá sống: cá sặc bướm, cá hường, cá trôi, rô phi, cá 7 màu, ốc, nhái… làm thức ăn cho cá bống tượng Công thức 1 Công thức 2
- Bột lá gòn : 3-5%
Công thức phối trộn thức ăn cá bống tượng
Trang 24e Chăm sóc quản lý:
- Cho cá ăn đủ, đều, không để thức ăn dư thối
- Hàng tuần cọ rửa lồng bè một lần và cọ vét thức ăn dư rơi vãi, phù sa ở đáy bè
Phòng, trị bệnh
- Phòng bệnh không nên nuôi cá mật độ quá dầy, không làm xây xát cá Dùng vôi bột 1-2kg/ m khối nước treo ở đầu nguồn nước
- Nếu cá bị bệnh trùng mỏ neo, dùng lá xoan bó thành bó
để dưới đáy bè, nước lá xoan tiết ra làm trùng rơi khỏi cá
- Nếu cá bị bệnh tuột nhớt, cuốn nhớt làm cá chết hàng loạt và nhanh chóng: cần chú ý nguồn nước qua bè nuôi chất phải tốt, không làm xây xát cá khi chuyển về bè Thời
kỳ đầu bệnh có vết trắng ở đuôi, sau đó lan dần toàn thân
cá → ngâm cá trong clorua vôi nồng độ 1ppm; tắm cá bằng Treptomycine 25mg/l trong 30 phút đến 1 giờ; có thể dùng cao su bịt hai đầu bè cho thuốc vào bè tắm cá
Trang 25f Thu hoạch
- Cá nuôi sau 5-7 tháng đạt cỡ trên 400g /con thì thuhoạch
- Hàng tháng nên đánh tỉa cá đạt tiêu chuẩn một lần, cá chưa đat nên tiếp tục nuôi và bổ sung giống
- Cuối vụ thu hoạch tổng thể, vệ sinh bè lồng, chuẩn bị cho
vụ nuôi sau
4.4 Nuôi ở ao gắn với lồng bè
Do điều kiện nuôi ở từng nơi, nuôi ở lồng thì vào mùa khô lượng nước ở sông rạch thấp, nước thường bị ô nhiễm, nuôi cá bống tượng thường dễ bị bệnh và cá chậm lớn, thời gian này lồng bè thường được sửa chữa
và nuôi loại cá khác Cá bống tượng thịt được nuôi ở ao vào thời gian này, cá đạt cỡ 200-300 g Khi nước ở sông rạch tốt, đưa cá nuôi từ ao mương ra lồng bè nuôi vỗ béo
để cá lớn nhanh, sạch, bán được giá cao Cần có kết hợp chặt chẽ nuôi cá bống tượng ở ao và lồng bè là nâng cao hiệu quả của nuôi cá bống tượng (kỹ thuật như phần nuôi ở ao và ở lồng bè)
Trang 26Kết luận
- Để cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cần đẩy mạnh nuôi đối tượng này nhưng phải có quy hoạch hợp lý tránh dịch bệnh bùng phát khi diện tích nuôi tăng nhanh và việc giải quyết đầu ra hợp lý cho bà con
-Cần nghiên cứu về bệnh và thức ăn chế biến để giải quyết vấn đề thức ăn cá tạp và phòng trị bệnh có hiệu quả cho cá bống tượng
- Nghiên cứu sâu về đắc điểm sinh trưởng trong sản xuất giống có biện pháp giảm thời gian ương giống, chủ động về
số lượng và chất lượng con giống…
Trang 27Do thời gian và kiến thức có hạn nên bài báo cáo còn nhiều sai sót.
Kính mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến để bài báo cáo hoàn chỉnh hơn!
Nhóm thực hiện:
Nguyễn Việt Tường Luân (nhóm trưởng)
Nguyễn Thanh Tiến