Hệ thống sông Mê Kông

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học: Đánh giá tiềm năng, hiện trạng, nhu cầu năng lượng tái tạo và phương hướng phát triển công nghệ NLTT tại Việt Nam pot (Trang 29 - 30)

6790 74 59 69 153 212 501 826 1005 639 272 130 88 4029 Bằng + Kỳ Cùng

2.3.8. Hệ thống sông Mê Kông

Sông Mê Kông là con sông lớn nhất ở n−ớc ta. Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, sông chảy theo h−ớng Tây Bắc - Đông Nam đi qua địa hình phức tạp của 6 n−ớc Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt nam rồi đổ ra biển Đông. Tổng diện tích sông Mê Kông nằm trong lãnh thổ n−ớc ta khoảng 68820 km2, chỉ chiếm 8,6% tổng diện tích toàn l−u vực, trong đó 43,7% diện tích này (30100km2) thuộc về hai con sông Sê San và Srêpok ở Tây Nguyên. Đây là những con sông có tiềm năng phát triển thuỷ điện rất quan trọng của n−ớc ta.

Sông Sê San là sông nhánh lớn nhất của sông Srêpok, còn sông Srêpok thì là sông nhánh cấp 1 của sông Mê Kông.

Sông Sê San bắt nguồn từ phía Tây Nam của dãy núi Ngọc Lĩnh, chảy theo h−ớng gần Bắc Nam đến thác YaLy thì chuyển h−ớng Tây Bắc - Đông Nam qua biên giới vào lãnh thổ CamPuChia rồi nhập l−u vào sông SrêPok. Sông Sê San có diện tích l−u vực 11620 km2, bao gồm hầu hết địa phận tỉnh Kom Tum và một phần các tỉnh Gia lai, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Sông Sê San có mật độ dòng nhánh t−ơng đối lớn trong đó có hai dòng nhánh quan trọng là sông KrôngPôKô diện tích l−u vực 3450 km2 trên đó đã khởi công xây dựng công trình thuỷ điện Plei Krông công suất 100 MW, và sông DaKbla diện tích l−u vực 3410 km2.

Sông SrêPok là một trong những nhánh sông chính của sông Mê Kông ở Việt Nam. Tổng diện tích l−u vực của dòng chính sông SrêPok phần ở Việt Nam là 12740 km2, phần l−u vực ở phía Bắc thuộc tỉnh Đắc Lắc, phần phía Nam nằm ở tỉnh Lâm Đồng. Sông SrêPok có hai dòng nhánh chính là sông Krông Ana và Krông Knô. Hai nhánh này có điều kiện tự nhiên khác hẳn nhau: nhánh Krông Ana địa hình t−ơng đối bằng phẳng, có nhiều thung lũng phù hợp với phát triển nông nghiệp, còn nhánh KrôngKnô địa hình dốc, m−a nhiều lại có tiềm năng lớn về thuỷ điện.

Nhìn chung, phần lớn các nơi trong l−u vực sông Sê San và SrêPok có mô đuyn dòng chảy năm trung bình nhiều năm Mo khoảng từ 20 - 40 l/s.km2 nh−ng phân bố trong vùng không đều. Giá trị Mo nhỏ xuất hiện ở phía Tây Nam cao nguyên Đắc Lắc,

vùng hạ du dòng chính SrêPok, còn ở th−ợng nguồn sông Đắc Pô Kô, mô đuyn dòng chảy Mo đạt tới trên 60 l/s.km2.

Mùa lũ ở đây th−ờng bắt đầu từ tháng 7, 8 và kéo dài đến tháng 11. Nh−ng do ảnh h−ởng của chế độ m−a ở s−ờn phía đông Tr−ờng Sơn, mùa lũ của các sông Krông Ana (SrêPok), DakBla (Sê San) bắt đầu và kết thúc muộn hơn khoảng 1 tháng. L−ợng dòng chảy mùa lũ chiếm tới 70 - 80% l−ợng dòng chảy năm. Mô đuyn đỉnh lũ lớn nhất đã xuất hiện trên phần lớn các sông suối không quá 1,5m3/s.km2.

Mùa cạn th−ờng kéo dài từ 6 đến 7 tháng. Tháng 3 hay tháng 4 là tháng có dòng chảy nhỏ nhất, l−ợng dòng chảy tháng chỉ chiếm khoảng 1- 3% l−ợng dòng chảy năm. Đặc tr−ng phân phối dòng chảy trong năm trên sông Sê San và SrêPok đ−ợc tóm tắt trong bảng 21.

Bảng 21. L−u l−ợng trung bình tháng tại một số vị trí trên sông Sê San và sông SrêPok (Đơn vị : m3/s)

Các tháng Vị trí Sông

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Năm

Kon Tum ĐaKBla 27,9 30,8 30,6 39,1 126 80,2 129 137 232 193 283 77,4 156

Trung Nghĩa Krôngpôcô 26,5 24,1 32,5 40 88,9 99,9 119 132 185 83,5 97,2 45,2 110

Giang Sơn Krông Ana 49,1 44,4 39 45,8 58,6 55,5 40,3 38,9 41,3 38,4 34,4 35,6 40,8

Đức Xuyên KrôngKnô 24,2 30,1 23,5 26,2 56,2 98,2 65,1 76,2 101 93,5 78,1 70,8 128

Bản Đôn Srê Pok 32,1 39,4 37,6 45,2 58,9 110 80,7 92,4 84,3 64,1 42,1 37,2 64

Nguồn : [22].

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học: Đánh giá tiềm năng, hiện trạng, nhu cầu năng lượng tái tạo và phương hướng phát triển công nghệ NLTT tại Việt Nam pot (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)