VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ VỆ QUỐC NĂM 1285 - 8 pps

7 349 0
VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ VỆ QUỐC NĂM 1285 - 8 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1285 8 Trận Như Nguyệt: Trần Quốc Toản hy sinh Rút khỏi Thăng Long vào ngày mồng 6 tháng 5, đại quân Thoát Hoan nhắm hướng sông Như Nguyệt để tiến lên. Tại đây, các sử liệu Trung Quốc thống nhất là đã sảy ra một trận đánh và người chỉ huy trận đánh này đã anh dũng hy sinh. Đó là Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 8a10 chép: “Quan quân đến sông Như Nguyệt, thì Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đến đánh”. Kinh thế đại điển tự lục trong Nguyên văn loại 41 tờ 27b 1-2 viết: “Đến sông Như Nguyệt, Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đến đuổi thì bị giết”. Về phía sử ta không thấy ghi trận sông Như Nguyệt này. Tuy nhiên, viết về cuộc hội nghị quân sự Bình Than vào tháng 10 năm Nhâm Ngọ (1282), khi kể tới chuyện Hoài Văn Hầu Trấn Quốc Toản vì tuổi nhỏ không được tham dự hội nghị, bèn “lấy làm xấu hổ, tức giận, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Tới khi lui về, huy động gia nô và thân thuộc hơn nghìn người, làm binh khí, đóng chiến thuyền, viết vào cờ sáu chữ ‘Phá giặc mạnh, báo ơn vua’. Sau đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải tránh lui, không kẻ nào giám đối địch. Đến khi chết, vua rất thương tiếc, tự mình làm văn tế, lại truy phong tước vương”. Vậy, dù ĐVSKTT không nói đến trận Như Nguyệt, nhưng đã nói đến cái chết của Hoài Văn Hầu và việc vua Trần Nhân Tông thương tiếc làm bài văn tế, thì rõ ràng ĐVSKTT đã nói tới sự hy sinh anh dũng của Hoài Văn Hầu tại trận Như Nguyệt, mà các sử liệu Trung Quốc đã đề cập. Chiến thắng Tây Kết, chém đầu Toa Đô Trong khi quân ta đang truy kích đại quân của Thoát Hoan tại sông Như Nguyệt, thì vào ngày mồng 7 tháng 5 năm At Dậu (1285) ĐVSKTT 5 tờ 47a ghi tin thám báo nói “Toa Đô từ Thanh Hoá kéo quân ra ( ) Ngày 17 Toa Đô cùng Ô Mã Nhi từ ngoài biển lại đánh vào sông Thiên Mạc, muốn họp quân ở Kinh Sư để giúp lẫn nhau ( ) Ngày 20 hai vua tiến quân đóng ở bến Đại Mang. Tổng quản nhà Nguyên là Trương Hiển đầu hàng. Ngày hôm ấy đánh bại giặc ở Tây Kết. Quân giặc chết và bị thương rất nhiều, chém được đầu nguyên soái Toa Đô. Nửa đêm, Ô Mã Nhi trốn qua cửa sông Thanh Hoá. Hai vua đuổi theo không kịp, bắt được dư đảng chúng hơn năm vạn tên đem về. Ô Mã Nhi chỉ còn một chiếc thuyền lớn vượt biển trốn thoát. ( ). Vua trông thấy thủ cấp của Toa Đo, thương hại nói: ‘Người làm tôi phải nên như thế này’. Rồi cởi áo ngự, sai hữu ty đem liệm chôn. Nhưng ngầm sai lấy đầu Toa Đô đem tẩm dầu để răn, vì cớ Toa Đô mượn đường vào nước ta đã 3 năm vậy”. Đấy là diễn tiến của trận Tây Kết và cái chết của Toa Đô theo ĐVSKTT. Những sử liệu Trung Quốc không hoàn toàn thống nhất với những gì ta vừa đọc, và thậm chí giữa chúng có những mâu thuẫn. Ví dụ, Bản kỷ của Nguyên sử 13 tờ 9b10 - 11 viết: “Trần Nhật Huyên chạy vào cảng biển. Trấn Nam Vương sai Lý Hằng đuổi đánh úp, bị thua. Gặp lúc nắng mưa dịch bịnh hoành hành, quân muốn trở về Bắc ở châu Tư Minh, bèn sai bọn Toa Đô trở về Ô Lý. An Nam đem quân đuổi theo. Toa Đô đánh bị chết”. Vậy rõ ràng theo Bản kỷ, Toa Đô đã được Thoát Hoan cử đem quân xuống miền nam, đóng ở vũng Ô Lý và Việt Lý của Chiêm Thành, tức vùng Quảng Trị- Thừa Thiên ngày nay. Thế nhưng, Toa Đô truyện của Nguyên sử 129 tờ7b9-10 lại viết: “Thoát Hoan sai Toa Đô đóng Thiên Trường, để kiếm ăn, cách đại bản doanh hơn hai trăm dặm. Bỗng có lệnh vua rút quân. Thoát Hoan dẫn quân về, Toa Đô không biết. Giao Chỉ sai người nói cho biết. Nó không tin. Khi đến thì đại doanh trống không. Giao Chỉý chặn ở sông Càn Mãn. Toa Đô đánh, bị chết”. Như vậy, Toa Đô không được cử đem quân về Ô Lý và Việt Lý, mà thực tế về đóng Thiên Trường. Khi Thoát Hoan rút quân, y không biết, tìm đến Thăng Long. Tới nơi, thấy chẳng có ai, bèn trở về. Trên đường về, Toa Đô đã bị quân ta đánh và giết chết. Trong khi đó, An Nam chí lược 4 tờ 54 lại khẳng định: “Khi ấy Toa Đô nghe biết đại quân đã về, mới từ Thanh Hoá đem quân ra, dọc đường ngày đêm đánh nhau với quân An Nam. Đến Bãi Khanh, tướng Toa Đô là Lễ cước Trương làm phản, đem quân kia đánh với quân ta. Toa Đô phóng ngựa rơi xuống nước chết. Ô Mã Nhi và Vạn hộ Lưu Khuê đi thuyền nhẹ trốn thoát ra biển. Tiểu Lý đi thuyền phía sau, thấy cơ không thoát được, tự đâm cổ. Vua Trần cho người cứu sống”. Vậy căn cứ vào Toa Đô truyện và An Nam chí lược thì Toa Đô đã từ Thanh Hoá kéo quân ra bình nguyên Bắc Bộ. Nhưng những sự việc sau đó thì chúng lại không thống nhất với nhau. Toa Đô truyện thì bảo Toa Đô đi tìm gặp Thoát Hoan, mà không gặp, trên đường về, bị quân ta chặn ở sông Càn Mãn và Toa Đô đã tử trận tại đây. Mục Sơn xuyên của tỉnh Bắc Ninh trong Đại Nam nhất thống chí cho rằng sông Càn Mãn là sông Thị Cầu. Thế phải chăng Toa Đô đã chết tại trận Như Nguyệt ? Trả lời câu hỏi này ta có tài liệu từ An Nam chí lược và ĐVSKTT. An Nam chí lược chép quân Toa Đô đến Bái Khanh thì một trong những tướng của hắn đã trở giáo làm phản. Đó là Lễ cước Trương. Trương dẫn quân Đại Việt tiến đánh quân Toa Đô. Toa Đô phóng ngựa rớt xuống sông bị chém đầu. ĐVSKTT thì chép khi vua Trần Nhân Tông và Thượng hoàng đến Đại Mang bộ, thì tổng quản nhà Nguyên là Trương Hiển đầu hàng. Thế thì Lễ cước Trương cũng chính là Trương Hiển. Và Đại Mang bộ chính là Bái Khanh. Chính ngày Trương Hiển đầu hàng, quân Đại Việt do chính vua Trần Nhân Tông và Thượng hoàng chỉ huy đã thắng lớn, chém đầu Toa Đô, rượt Ô Mã Nhi và Lưu Khuê chạy ra biển. Đạo quân phía Nam của nhà Nguyên hoàn toàn bị tiêu diệt. Chiến thắng Vạn Kiếp Đồng thời với chiến thắng Tây Kết vang dội ở phía Nam, do chính vua Trần Nhân Tông và Thượng hoàng chỉ huy, thì ở phía Bắc, chiến dịch truy kích ráo riết quân thù dưới sự chỉ huy trực tiếp của Trần Hưng Đạo lại tiến hành. Sau chiến thắng sông Như Nguyệt của quân Đại Việt, đại quân của Thoát Hoan đã chạy xuống Vạn Kiếp. Ở đây chúng đã gặp quân của Hưng Đạo Vương. ĐVSKTT 5 tờ 47b đã viết: “Ngày 20 ( ) Hưng Đạo Vương lại cùng với Thoát Hoan và Lý Hằng đánh nhau ở Vạn Kiếp. Giặc thua, chết đuối rất nhiều. Lý Hằng đem quân hộ vệ Thoát Hoan chạy về Tư Minh. Quân ta lấy tên độc bắn trúng vào đầu gối trái của Hằng. Hằng chết. Tỳ tướng Lý Quán thu nhặt 5 vạn quân còn lại, lấy đồ đồng giấu Thoát Hoan vào trong để trốn về Bắc. Đến Tư Minh, Hưng Vũ Vương đuổi theo, lấy tên độc bắn trúng Lý Quán chết. Quân Nguyên vỡ lớn”. Trận Vạn Kiếp này tất cả sử liệu Trung Quốc không nhắc tới, mà chỉ nói tới trận sông Sách. An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 8a10 -12 viết: “Đi đến sông Sách, buộc cầu nổi để vượt sông. Tả thừa Đường Ngột Đãi v. v. Quân chưa kịp sang sông thì phục binh trong rừng đã đổ ra. Quan quân phần lớn chết chìm, hết sức đánh mới được ra khỏi đất Giao Chỉ. Bọn Đường Ngột Đãi chạy ngựa trạm tâu lên”. Kinh Thế đại điển tự lục trong Nguyên văn loại 41 tờ 27b2 cũng chép tương tự: “Đến sông Sách, phục binh đổ ra, quan quân đạp nhau, đứt cầu nôi, phần lớn chết đuối”. An Nam chí lược 4 tờ 54 chép khác một chút: “Quân An Nam kéo đến sông Nam Sách. Hữu thừa Lý Hằng đi sau đánh lui chém được nghĩa dũng của Hưng Đạo Vương là Trần Thiệu”. . VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1 285 8 Trận Như Nguyệt: Trần Quốc Toản hy sinh Rút khỏi Thăng Long vào ngày mồng 6 tháng 5, đại quân. chết, vua rất thương tiếc, tự mình làm văn tế, lại truy phong tước vương”. Vậy, dù ĐVSKTT không nói đến trận Như Nguyệt, nhưng đã nói đến cái chết của Hoài Văn Hầu và việc vua Trần Nhân Tông. ĐVSKTT thì chép khi vua Trần Nhân Tông và Thượng hoàng đến Đại Mang bộ, thì tổng quản nhà Nguyên là Trương Hiển đầu hàng. Thế thì Lễ cước Trương cũng chính là Trương Hiển. Và Đại Mang bộ chính

Ngày đăng: 31/07/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan