VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ VỆ QUỐC NĂM 1285 - 2 pptx

5 256 0
VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ VỆ QUỐC NĂM 1285 - 2 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1285 2 Trận Nội Bàng Trong trận đánh tại ải này, Tôn Hựu đã bắt được 2 tướng của ta là quản quân phụng ngự Đỗ Vĩ và Đỗ Hựu và sau đó giết 2 tướng này. Rồi tiến đến Động Bàng, đại quân của Thoát Hoan đã giao chiến với quân ta và tướng Tần Sâm trúng thương, đã hy sinh. Tiếp theo, chúng tiến quân đến đóng ở thôn Biến Trú. Ngày 26 tháng 12 ĐVSKTT viết: “Giặc đánh vào các ải Vĩnh Châu, Nội Bàng, Thiết Lược và Chi Lăng”. Thế là sau 5 ngày tiến quân từ Lộc Châu xuống, cánh quân phía tây của Bột La Đáp Nhĩ cũng như đại quân của Thoát Hoan đã thành công khi phá vỡ tuyến phòng ngự chủ yếu để bảo vệ kinh thành Thăng Long bằng cách vượt qua các cửa ải chính của nước ta ở phía bắc và bắt đầu tiến xuống đồng bằng phía nam. Đặc biệt khi đánh vào ải Nội Bàng, theo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 6b5, đại quân của Thoát Hoan đã chia làm 6 mũi để bao vây và tiến chiếm. Bản kỷ của Nguyên sử 13 tờ 6a5-6 viết: “Tháng đó, quân Trấn Nam Vương đến An Nam, giết những lính thú, chia quân sáu đạo để tiến. Hưng Đạo Vương của An Nam đem quân cự lại”. Như vậy, đây có thể nói là một trận đánh lớn, nếu không phải là trận đánh quyết chiến chiến lược, bởi vì chỉ huy trận đánh này về phía ta là do chính Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo thực hiện và chắc chắn quân ta đã tổn thất nặng với Đại liêu ban Đoàn Thai bị giặc bắt sống. Sau này, như sẽ thấy dưới đây, vua Trần Nhân Tông đã ra lệnh cho Trần Hưng Đạo điều động quân ở các lộ về, mà riêng quân của các vương, con của Trần Hưng Đạo, đã lên tới gần 20 vạn. Hơn nữa, Trần Hưng Đạo đã rút khỏi Nội Bàng trong một tình thế hết sức bức bách và vội vã, có vẻ như mặt trận Nội Bàng tan vỡ đột ngột, nằm bên ngoài dự kiến của chính bản thân Trần Hưng Đạo. ĐVSKTT 5 tờ 45a4 -b1 viết về việc rút quân khỏi trận đánh này một cách khá hình ảnh bằng cách kể lại chuyện Tỳ tướng Yết Kiêu chờ đợi ông tại Bãi Tân: “Trước đây Hưng Đạo Vương có gia nô tên là Dã Tượng và Yết Kiêu. Ông đối đãi họ rất hậu. Khi quân Nguyên đến, Yếõt Kiêu giữ thuyền ở Bãi Tân. Dã Tượng thì đi theo Hưng Đạo. Lúc quan quân thua trận, quân thuyền đều giải tán. Vương muốn theo lối chân núi mà đi. Dã Tượng nói: ‘Yết Kiêu chưa thấy đại vương, tất không dời thuyền chỗ khác’. Vương đi ngay đến Bãi Tân, chỉ có thuyền của Yết Kiêu còn đấy. Vương mừng lắm, nói rằng: ‘Chim hồng hộc có thể bay cao được là nhờ vào sáu trụ xương cánh. Nếu không có thì cũng như chim thường thôi’. Vương nói xong thì thuyền chèo đi, quân kỡ của giặc đuổi theo không kịp. Vương đến Vạn Kiếp, chia quân đóng giữ Bắc Giang”. Thế đủ biết mặt trận Nội Bàng tan vỡ trong tình huống hoàn toàn bất lợi, thậm chí có vẻ bất ngờ, không những đối với vị chỉ huy trực tiếp là Trần Hưng Đạo, mà còn đối với vua Trần Nhân Tông, vị lãnh tụ đồng thời là chỉ đạo tối cao của cuộc kháng chiến thời bấy giờ. Sự tình này ta có thể thấy qua việc vua Trần Nhân Tông, khi được cấp báo về tình hình chiến sự Nội Bàng, đã bỏ ăn sáng, dong thuyền đi suốt ngày ra Hải Đông, để gặp Trần Hưng Đạo, như ĐVSKTT đã mô tả: “Lúc ấy vua ngự chiếc thuyền nhẹ, sang lộ Hải Đông. Ngày đã gần chiều, vua chưa ăn cơm sáng, có tiểu tốt là Trần Lai đem dâng cơm gạo xấu. Vua khen là trung, ban cho tước thượng phẩm, kiêm chức tiểu tư xã xã Hữu Triều Môn ở Bạch Đằng”. Rõ ràng việc vua Trần Nhân Tông bỏ ăn sáng và lập tức cho thuyền ra Hải Đông để gặp Trần Hưng Đạo, chứng tỏ mặt trận này đóng vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược quốc phòng của nhà Trần lúc đó. Có thể nói, nó cho ta thấy chủ trương tác chiến ban đầu của vua Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo hình như là đưa quân lên chặn giặc ngay tại những vùng địa đầu biên giới của tổ quốc theo chiến lược Lý Thường Kiệt đã làm hơn 200 năm trước. Việc mặt trận Nội Bàng tan vỡ, do thế, đòi hỏi phải có những quyết định chiến lược mới, thay đổi chiến lược cũ trong việc đối phó với kẻ thù, phải có một phương án tác chiến mới mà có thể vua Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo đã dự phòng. Vì vậy, vua Trần Nhân Tông phải trực tiếp đi gặp Trần Hưng Đạo. Trần Hưng Đạo và vua Trần Nhân Tông đã bàn gì trong cuộc hội kiến chớp nhoáng ở Hải Đông, ngày nay ta không được biết. Nhưng sau cuộc gặp đó ĐVSKTT 5 tờ 44b7 -45a4 đã ghi: “Hưng Đạo Vương vâng lệnh điều quân dân các lộ Hải Đông, Vân Trà, Bà Điểm, chọn người mạnh khỏe làm quân tiên phong vượt biển vào nam. Thế quân đã hơi nổi. Các quân nghe thế, không quân nào là không đến tụ họp. Vua làm thơ đề ở cuối thuyền rằng: Cối Kê việc cũ ông nên nhớ Hoan Ái vẫn còn mười vạn quân Hưng Vũ Vương Nghiễn, Minh Hiến Vương Uất, Hưng Nhượng Vương Tảng, Hưng Trí Vương Hiện đốc xuất quân các sứ Bằng Hà, Na Sầm, Trà Hương, Yên Sinh, Long Nhã, cộng 20 vạn quân đến họp ở Vạn Kiếp theo sự điều khiển của Hưng Đạo Vương để chống quân Nguyên”. Sự thay đổi phương án tác chiến chiến lược thực tế đã xảy ra, mà rồi đây ta lần lượt sẽ thấy nó thể hiện trong phương pháp chỉ đạo chiến tranh của vua Trần Nhân Tông. Phương án mới này thường được các nhà quân sự hiện nay gọi là phương án “rút lui chiến lược và phản công chiến lược”. Cuộc hội nghị chớp nhoáng giữa Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo sau khi mặt trận Nội Bàng tan vỡ, thể hiện tư duy quân sự sắc sảo không chỉ của Trần Hưng Đạo, mà của chính Trần Nhân Tông với tư cách là vị tổng tư lệnh quân đội của nước ta thời bấy giờ. Chỉ một việc Trần Nhân Tông bỏ ăn cả ngày để đi gặp Trần Hưng Đạo đủ chứng tỏ tình hình nguy ngập như thế nào. Không những thế, nó còn cho ta thấy, Trần Nhân Tông đã bám sát tình hình tác chiến của quân đội ta thời bấy giờ chặt chẽ và sít sao tới mức nào, để khi tình hình diễn biến phức tạp bất lợi và có nhiều nguy cơ, thì vua Trần Nhân Tông đã chủ động đi tới hiện trường giải quyết dứt điểm các vấn đề vừa mới nảy sinh. Việc điều động quân từ các lộ và vương hầu tập kết ở Vạn Kiếp là một thí dụ điển hình. Hai câu thơ cho thấy rõ ràng vua Trần Nhân Tông viết để nhắn gửi cho Trần Hưng Đạo và các tướng lĩnh thời bấy giờ. Về “việc cũ Cối Kê”, tức việc Câu Tiễn nước Việt xưa bị Phù Sai nước Ngô đánh bại, nhưng cuối cùng qua gian khổ, nhịn nhục, đã vùng lên tiêu diệt Phù Sai để chiến thắng. Điều này hàm ý sự kiện mặt trận Nội Bàng tan vỡ là một tổn thất vô cùng to lớn đối với quân đội Đại Việt. Chính vào thời điểm này, Thượng hoàng Trần Thánh Tông đã hỏi thử vị tướng trực tiếp chỉ huy mặt trận là Trần Quốc Tuấn xem nên có đầu hàng không. Nhà chiến lược thiên tài đã trả lời: “Bệ hạ hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng” như ĐVSKTT 6 tờ 11B đã ghi. Tuy thế, khi đã tập kết quân các lộ về, riêng quân của các vương hầu, như Hưng Vũ Vương Nghiễn, Minh Hiến Vương Uất, Hưng Nhượng Vương Tảng và Hưng Trí Vương Hiện đã lên tới con số hai chục vạn, chứng tỏ thực lực quân đội ta lúc ấy đang được bảo toàn. Đứng trước một tập đoàn quân hùng mạnh như thế, ngoài việc phát động tinh thần quyết chiến quyết thắng của “việc cũ Cối Kê”, vua Trần Nhân Tông còn động viên và làm phấn khởi các tướng lĩnh và quân nhân hiện diện bằng cách báo cho họ biết một tin vui là lực lượng ta vẫn còn 10 vạn quân tại Hoan Ái sẵn sàng bổ sung vào chiến đấu. Hơn nữa, sau trận Nội Bàng, phía địch vẫn thừa nhận “Hưng Đạo Vương vẫn còn binh thuyền hơn 1000 chiếc, đóng cách Vạn Kiếp 10 dặm”, như An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 6b6 đã ghi. . tác chiến mới mà có thể vua Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo đã dự phòng. Vì vậy, vua Trần Nhân Tông phải trực tiếp đi gặp Trần Hưng Đạo. Trần Hưng Đạo và vua Trần Nhân Tông đã bàn gì trong cuộc. VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 128 5 2 Trận Nội Bàng Trong trận đánh tại ải này, Tôn Hựu đã bắt được 2 tướng của ta là quản quân phụng ngự Đỗ Vĩ và Đỗ Hựu và sau. vua Trần Nhân Tông. Phương án mới này thường được các nhà quân sự hiện nay gọi là phương án “rút lui chiến lược và phản công chiến lược”. Cuộc hội nghị chớp nhoáng giữa Trần Nhân Tông và Trần

Ngày đăng: 31/07/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan