VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1285 1 Ta đã thấy ngay vào năm 1279, khi Trần Nhân Tông lên ngôi ở Đại Việt và khi nhà Tống bị tiêu diệt ở Trung Quốc, Hốt Tất Liệt liền ra lệnh đóng chiến thuyền tiến đánh Đại Việt, ý chừng muốn thừa thắng xông lên, sử dụng đội quân bách chiến bách thắng, đè bẹp sức chiến đấu của dân tộc ta. Tuy nhiên, do rút kinh nghiệm trong cuộc chiến 1258, lần này Hốt Tất Liệt chuẩn bị phương hướng và sách lược kỹ càng hơn với việc cho Toa Đô tiến đánh Chiêm Thành vào năm 1282 để làm gọng kìm phía nam cùng với hai gọng kìm đông bắc và tây bắc, nhằm bóp nát Đại Việt. Thực tế ta sẽ thấy cuộc chiến sẽ xảy ra theo hướng đúng như thế, nhưng kết quả hoàn toàn khác. Hốt Tất Liệt chuẩn bị cuộc chiến năm 1285 Sau thất bại của việc áp đặt chính quyền bù nhìn Trần Di Ái lên nước ta vào cùng năm 1282, Hốt Tất Liệt vẫn kiên trì chờ đợi thắng lợi từ chiến trường Chiêm Thành. Nhưng chiến thắng đã không bao giờ xảy ra, như Bản kỷ của Nguyên sử 13 tờ 2b2-3 và 2b9-11 đã ghi nhận về sự tan rã của đội quân Toa Đô từ Chiêm Thành chạy về Trung Quốc và “bình chương của Hồ Quảng hành tỉnh là A Lý Hải Nha xin tự thân mình đến bờ biển thu thập đám quân tan rã từ Chiêm Thành”. Quân dân Chiêm Thành đã tiến hành một cuộc kháng chiến trường kỳ, vừa đánh vừa đàm, dìm đội quân Toa Đô trong vũng lầy của chiến tranh du kích tại một đất nước nhiệt đới. Chờ mãi không thấy chiến thắng, mà chỉ thấy thư yêu cầu viện binh, Hốt Tất Liệt ngày Đinh Sửu 28 tháng 5 năm Chí Nguyên 21 (1284) đã tước hổ phù của Ô Mã Nhi do thất bại trong khi đem quân đi tiếp viện cho Toa Đô. Rồi đến ngày Mậu Tý 12 tháng 7 năm đó ra lệnh cho con là Thoát Hoan chính thức cầm quân đánh Chiêm Thành như Bản kỷ của Nguyên sử 13 tờ 4a8 đã chép. Song đây là một quyết định giả vờ, vì đối tượng xâm lược chủ yếu của Thoát Hoan không phải là Chiêm Thành, mà chính là Đại Việt. Cũng chính trong ngày Mậu Tý ấy, phái bộ của trung lượng đại phu Nguyễn Đạo Học do vua Trần Nhân Tông cử đi đem phương vật biếu vua Nguyên, đồng thời để dò xét tình hình. Đó cũng là ngày vua Nguyên cho phái bộ Lê Anh của ta về nước. Hốt Tất Liệt cho tổ chức bộ máy chỉ huy quân sự khổng lồ, mà ngoài Thoát Hoan ra thì gồm hầu hết các tướng tài của đội quân Mông Cổ từng có chiến công trong việc tiêu diệt nhà Tống. Đó là A Lý Hải Nha, người chiến thắng của các thành Tương Dương, Ngạc Châu, Phàn Thành, Tỉnh Giang, Giang Lăng và nhiều chiến trường khác nữa của Trung Quốc. Rồi Lý Hằng, kẻ chiến thắng trong chiến dịch Nhai Sơn, hoàn thành việc tiêu diệt vương triều Tống. Và một loạt các tướng tá đã từng cộng tác với A Lý Hải Nha và do chính A Lý Hải Nha cất nhắc bồi dưỡng như Áo Lỗ Xích, Trình Bằng Phi, Ô Mã Nhi, Toa Đô, Phàn Tiếp, v. v. Nói cách khác, Hốt Tất Liệt đã tập hợp một bộ sậu tác chiến đầy kinh nghiệm và có bản lĩnh. Khi Thoát Hoan còn ở Kinh Hồ Chiêm Thành hành tỉnh vào tháng 7 năm Chí Nguyên 21 (1284), vua Trần Nhân Tông đã sai phái bộ Nguyễn Đạo Học sang gặp Thoát Hoan. Và theo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 5b12-6a6, Thoát Hoan đã sai lý vấn quan Khúc Liệt (Kỳlô) và tuyên sứ Tháp Hải Tản Lý (Taqai Sarợq) cùng với Nguyễn Đạo Học đem thư của A Lý Hải Nha trách vua ta và đòi vua phải cung cấp lương thực cho quân Nguyên và lên biên giới đón Thoát Hoan vào đất nước mình trên đường chúng đi đánh Chiêm Thành. Khi Thoát Hoan tiến quân đến huyện Hành Sơn của Hồ Nam thì Khúc Liệt và Tháp Hải Tản Lý đã trở về từ Đại Việt cùng với phái bộ Trần Đức Quân và Trần Tự Tông do vua Trần Nhân Tông gửi lên cùng bức thư của vua, từ chối việc mượn đường của Thoát Hoan: “Từ nước tôi đến Chiêm Thành, thủy bộ đều không tiện”. Khi nhận được thư này, Thoát Hoan lại cho Triệu Tu Kỷ gửi thư lại cho vua Trần Nhân Tông yêu cầu mở đường và cấp lương. Cùng lúc lại được tin Trần Hưng Đạo đem quân lên án ngữ biên giới. Tất cả chi tiết này An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 5b11 chép vào tháng 2 của năm Chí Nguyên thứ 22 (1285). Lý do nằm ở chỗ Bản kỷ của Nguyên sử 13 tờ 6a5 đã ghi tháng 12 năm Chí Nguyên 21, quân của Thoát Hoan đã tới nước ta. An Nam chí lược 4 tờ 53 ghi càng rõ hơn: “Tháng 12 ngày 21 Giáp Tý, quân đã đến đón ở biên giới An Nam”. Điều này hoàn toàn phù hợp với những ghi chép của Kinh thế đại điển tự lục trong Nguyên văn loại 41 tờ 27a2-3: “Năm 21 tháng 10, quân đến Vĩnh Châu. An Nam sai Hưng Đạo Vương đem quân 2 vạn đóng những nơi xung yếu để chặn quân vua. Tháng 12, đánh bại chúng ở ải Khả Ly”. Như vậy, đúng ra phải tới tháng 10 năm Chí Nguyên 21 (1284), Thoát Hoan mới tiến quân đến huyện Vĩnh Châu của Hồ Nam. Tại đây, A Lý Hải Nha lại sai vạn hộ Triệu Tu Kỷ viết thư đòi vua ta phải “mở đường, sửa soạn lương thực đến đón Trấn Nam Vương”, như An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 6a5-6 đã ghi. Cũng theo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 6a6-7, tới Ung Châu của Quảng Tây, Thoát Hoan được tin tướng điện tiền Phạm Hải Nhai của Đại Việt đem quân đến đóng các xứ Khả Lan, Vi Đại Trợ. Thoát Hoan cho tiến quân tiếp đến Tư Minh của Quảng Tây, viết thư cho vua Trần Nhân Tông, để lặp lại các đòi hỏi mà A Lý Hải Nha đã nói tới. Rồi tiếp tục dẫn quân vào đất nước ta ở Lộc Châu, tức huyện Lộc Bình của Lạng Sơn ngày nay. Tại đây, khi nghe tin vua Trần Nhân Tông đã điều quân đóng các ải Khâu Ôn và Khâu Cấp Lãnh, Thoát Hoan và A Lý Hải Nha đã chia quân làm hai ngả để tiến. Việc chia quân này theo An Nam chí lược 4 tờ 53 là vào ngày 21 Giáp Tý tháng 12 năm Giáp Thân, tức ngày 27 tháng giêng năm 1285, và nó cũng cho biết cánh quân phía Tây do Vạn Hộ Bột (An Nam chí lược viết Lý, LMT) La Hợp Đáp Nhi (Bolqadar) và chiêu thảo A Thâm (Atsin) chỉ huy do đường huyện Khâu Ôn tiến xuống. Còn cánh phía Đông thì có khiếp tiết Tản Đáp Nhi Đãi (Tatartai) và vạn hộ Lý Băng Hiến tiến xuống bằng đường Cấp Lãnh. Ngay thời điểm này vua Trần Nhân Tông vẫn sai thiện trung đại phu Nguyễn Đức Dư và triều thỉnh lang Nguyễn Văn Hàn đưa thư tới Thoát Hoan yêu cầu lui quân, nhắc tới tờ chiếu Hốt Tất Liệt năm 1261 về việc “sắc riêng cho quân ta không vào bờ cõi nhà ngươi”, như An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 6a9-10. A Lý Hải Nha đã giữ Nguyễn Văn Hàn lại và cho Nguyễn Đức Dư cùng đi với tổng bản A Lý đem thư hắn trả lời việc xin lui quân của phía ta bằng cách nói rằng: “Sở dĩ dấy quân là vì Chiêm Thành chứ không phải vì An Nam”. Nhưng A Lý đến vùng đất huyện Cấp Bảo thì gặp quân Đại Việt do quản quân Nguyễn Lộc chỉ huy, rồi các nơi thôn Lý, huyện Đoản, Vạn Kiếp đều có quân của Hưng Đạo Vương, nên A Lý không tiến lên được. A Lý Hải Nha bèn sai Nghê Nhuận đi do thám hư thực để tính việc tiến quân. Chẳng bao lâu, Tản Đáp Nhi Đãi, Lưu Bang Hiến và Tôn Hựu báo cáo là đến ải Khả Ly gặp quân Giao đánh trả. Đó là viết theo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 6a3-b2. . VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 12 85 1 Ta đã thấy ngay vào năm 12 79, khi Trần Nhân Tông lên ngôi ở Đại Việt và khi nhà Tống bị tiêu diệt ở Trung Quốc, Hốt Tất. Chiêm Thành hành tỉnh vào tháng 7 năm Chí Nguyên 21 (12 84), vua Trần Nhân Tông đã sai phái bộ Nguyễn Đạo Học sang gặp Thoát Hoan. Và theo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 5b1 2-6 a6, Thoát Hoan. Sơn của Hồ Nam thì Khúc Liệt và Tháp Hải Tản Lý đã trở về từ Đại Việt cùng với phái bộ Trần Đức Quân và Trần Tự Tông do vua Trần Nhân Tông gửi lên cùng bức thư của vua, từ chối việc mượn đường